
Văn chương là nơi mà người ta bịa đủ thứ chuyện, nhưng phải bịa có t́nh có lư hay nói cho đúng, có đạo đức. (Ảnh minh họa: Aaron Burden/Unsplash)
Văn chương là nơi mà người ta bịa ra đủ thứ chuyện, nhưng phải bịa có t́nh có lư hay nói cho đúng, có đạo đức
Ở miền Tây Nam Bộ, ai mà nói dóc hay, người ta không chê. Trái lại, c̣n khoái thấy khoái nữa:
"Trời đất, nó nói dóc mà có căn nghen bà con!". Ư là tuy bịa ra chuyện để nói, nhưng nghe thấy lọt lỗ tai, bởi v́ có dính dáng đến đời sống thiệt, tâm lư thiệt, người thiệt. C̣n ai mà muốn bịa ra chuyện tầm bậy tầm bạ, lấy giả gán lên thật, chắp nối ngớ ngẩn rồi đ̣i người ta phải tin theo, th́ dân ḿnh thẳng ruột ngựa gọi luôn:
"Đồ ba xạo", hay nặng hơn nữa:
"ba đía".
Trong mấy năm gần đây, người ta ca ngợi cô có tên là Nguyễn Ngọc Tư như thể là người kế thừa tinh thần của Sơn Nam, một nhà văn
"nói dóc có căn" lừng danh Nam bộ. Nhưng khi nh́n kỹ, đọc kỹ, đối chiếu kỹ lại, th́ tôi không thấy chút nào gọi là "
có căn" cả. Cô Tư này không kể chuyện như Sơn Nam. Cô cũng bịa đủ thứ chuyện, nhưng là cái bịa vô gốc, vô cội, không có nền tảng hiện thực. Nếu nói một cách ví von th́ văn chương của cô này giống như tô bún ḅ mà…
không có thịt ḅ!
Sơn Nam tuy "dóc nhưng có căn", Nguyễn Ngọc Tư "dóc mà không có gốc"
Cái hay của Sơn Nam là ông này thường dựng chuyện từ đời sống thực tế. Ông không cần vận dụng trí tưởng tượng kiểu bay qua trời, mà cần bộ trí nhớ dày đặc như śnh lầy mùa nước nổi. Ông thường kể chuyện xưa, chuyện cổ, chuyện ma quỷ, nhưng toàn gắn liền với tập quán, phong tục, tâm lư người dân quê. Dù có bịa đi nữa, người đọc cũng tin v́ nghe thấy được mùi khói đồng áng, nghe ra được cái lư lẽ của đất trời.
Chuyện kể, bác Hai, người đă dạy ông kể chuyện, từng đọc sách của ông xong, rồi gật gù:
"Thằng này nói dóc, mà nghe được lắm! Nói dóc có căn". Một câu đó đủ thâu tóm cả triết lư văn chương miền Nam: bịa có đạo đức, tức là bịa nhưng không phản bội thực tế.
C̣n Nguyễn Ngọc Tư? Cô này cứ trộn hư với thật nhưng không theo phong cách dân gian, mà theo kiểu lập lờ. Trong bài
"Xa Đầm Thị Tường", cô có viết:
"Trực thăng địch không biết bắn phá đâu, chiều về quẹo lại Đầm xả bom đạn chơi vậy, không cần mục tiêu ǵ, bỏ xuống cho nhẹ lái…"
Xin lỗi nghen! Bom đạn mà đem quăng chơi cho nhẹ máy? Đây là chiến tranh hay là cải lương? Viết kiểu này là không c̣n là nghệ thuật viết văn nữa, mà là
"thi vị hóa hận thù", dựng chuyện máu lạnh để tạo ra cảm xúc thật rẻ tiền.
Rồi trong
"Chuyện vui điện ảnh", cô có viết một đoạn mà chắc ai đọc xong cũng thấy hết hồn:
"Con gái đầu của bác bị thằng Nguyễn Lạc Hóa ở biệt khu Hải Yến moi gan, ăn thịt ngay trước mặt bác…"
Đây mà gọi là chuyện
"kư sự"? Phim ảnh máu me c̣n có chừng mực, chứ lồng vào hồi kư cá nhân như vậy là mất hết giới hạn giữa phim ảnh và đời sống. Lối viết nửa đùa nửa thiệt đó chính là kiểu
"gắp lửa bỏ tay người" như thể gắn cái ghê rợn của phim vào kư ức dân chúng, để người đọc tưởng như ngoài đời cũng giống như vậy.
Chưa hết, Nguyễn Ngọc Tư c̣n có thói quen vẽ nên một miền Tây chỉ toàn là tang thương. Ai cũng khổ, ai cũng buồn, ai cũng bị mất mát. Đọc mười truyện th́ hết chín truyện u sầu, uất hờn. Không có nụ cười, không thấy tia hi vọng dù nhỏ nhoi. Miền Tây trong mắt cô giống như cái hố chiến tranh không đáy, cái nhà xác chứa đầy cảm xúc đen tối, nhỏ nhen, chán chường. Vậy th́ c̣n gọi cái ǵ là
"quê hương" đây?
Cái đó không phải là văn học nữa, mà là thẩm mỹ hóa nỗi khổ để bán chữ. Mà khổ một cách khuôn sáo, kiểu như nêm gia vị cay cho món ăn kịch tính, không có thật, không chứa cảm xúc dù nhỏ bé.
Hư cấu th́ chấp nhận được, nhưng phải có căn cơ. Không căn cơ là gian xảo, dối trá hèn hạ!
"
Ba đía" trong đời sống người dân miền Tây là nói dóc chơi, kiểu
"tui học chung với Lê Duẩn mà ổng học dở hơn tui". Ai nghe qua cũng biết là nói giỡn chơi. Nhưng nếu đem kiểu
"ba đía" đó viết ra văn chương, rồi đem cho in, đem cho phát hành cả nước, cả quốc tế nữa, th́ đó không c̣n là chuyện nói chơi nữa, mà là kiểu lừa người đọc qua cảm xúc giả dối, giả tạo.
Nguyễn Ngọc Tư chạy theo những
'chất lạ", "chất đau ", "chất văn", mà lại quên mất cái
"chất thiệt". Viết văn mà không giữ được cái thật, th́ văn hóa này sẽ biến thành rác rưỡi. Đọc Nguyễn Ngọc Tư, người ta thấy cô không viết để nhớ, không viết để sống, mà viết để xào, nêm, trộn một loại món ăn chữ nghĩa mà mùi th́ có vẻ thơm, nhưng ăn vô đầy bụng và… bị đau gan.
Văn chương miền Nam, từ Sơn Nam trở xuống, có một tiêu chuẩn thật rơ ràng: bịa chuyện không phản bội sự thật. Bịa ra cái ǵ cũng được, nhưng không được dựng lên ḷng căm thù. Bịa ra cái ǵ cũng được, miễn có căn cứ, có gốc rễ. C̣n nếu cứ bịa vô tội vạ, bịa mà ép độc giả phải tin đó là thật, th́ điều đó không phải là nghệ thuật, mà là vu khống, bóp méo qua chữ nghĩa.
Sơn Nam bịa ra chuyện ông già cúng con cá sấu bằng rượu, người ta đọc nghe được v́ thấy có gốc gác rạch ṛi. C̣n Nguyễn Ngọc Tư kể chuyện trực thăng Mỹ ném thả bom chơi cho nhẹ máy, người ta nghe không vô, v́ thấy bịa ra mà… xạo, mà vừa vô duyên, vừa bôi bác, mà không biết ngượng.
Nếu bác Hai của Sơn Nam c̣n sống, đọc thử văn của Nguyễn Ngọc Tư, chắc ổng sẽ nhăn mặt, bỏ ống nhổ ra rồi nói:
"Con nhỏ này ba đía… Nói dóc mà không có căn. Không có căn, tức là dựng đứng để bán chữ cho bọn tuyên huấn Hà Nội!"
(Chuyện kể ở Melbourne)