Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, 2/3 các giới phụ trách về nhân sự (HR) cho biết họ đă sử dụng chatbot để đưa ra quyết định cho sa thải nhân viên. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực nhân sự liệu có hợp lư hay đang đặt ra những vấn đề về đạo đức nghiêm trọng?

(Minh họa)
AI đang có xu hướng làm thay đổi cách thức con người làm việc
Một khảo sát do
Futurism vừa công bố ra cho thấy xu hướng AI đang được sử dụng cho ngành quản trị nhân sự. Trong 1,342 người đứng đầu nhân sự tại Mỹ đă tham gia cuộc khảo sát, nhiều người cho biết họ đang sử dụng các ứng dụng AI như
ChatGPT không chỉ trong các quyết định đề bạt thăng chức hay cho tăng lương, mà trong cả việc cho sa thải nhân viên.
Từ khi
chatbot và các úng dụng AI khác được đem ra áp dụng rộng răi, đă có nhiều cuộc tranh luận về việc sẽ có bao nhiêu công việc bị thay thế bởi kỹ thuật mới mẽ này trong trung và dài hạn. Ông Dario Amodei, Giám đốc điều hành của
Anthropic, thậm chí c̣n dự đoán rằng hàng triệu công việc văn pḥng có mức lương cao sẽ bị cho xóa sổ bởi
ChatGPT, Gemini và những ứng dụng AI tương tự, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 20%.
Điều mới ở đây là: AI không chỉ gây ra mất việc mà c̣n tham gia trực tiếp vào quá tŕnh ra quyết định về việc ai sẽ bị mất việc.
Khảo sát tiết lộ về mức độ AI can thiệp vào quyết định về nhân sự
Trong cuộc khảo sát do trang
Resume Builder của Mỹ thực hiện, 78% các chuyên gia phụ trách nhân sự cho biết, họ đă sử dụng các mô h́nh ngôn ngữ lớn để hỗ trợ quyết định cho tăng lương và 77% số người khác cho sử dụng trong quyết định đề bạt thăng chức. Hơn một nửa trong số họ đă dựa vào
ChatGPT của
OpenAI, tiếp theo là
Copilot của
Microsoft và
Gemini của
Google.
Cuộc khảo sát này cũng cho thấy, AI đang được sử dụng để cho cắt giảm nguồn nhân sự. 2/3 số người phụ trách nhân sự nói rằng các ứng dụng AI đă giúp cho họ đưa ra quyết định sa thải; 64% trong số khác cũng xin lời khuyên từ
chatbot về cách thực hiện việc sa thải.
Điều đáng lo ngại hơn là tỷ lệ 1/5 số người phụ trách về nhân sự này cho biết, họ hoàn toàn giao trọn quyền quyết định cho AI trong những quyết định quan trọng về nhân sự mà không cần tham khảo ư kiến của các đồng nghiệp.
V́ sao các nơi phụ trách về nhân sự lại tin dùng AI?
Việc kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các quyết định về nhân sự đang trở nên phổ biến rộng răi hơn và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các công ty.
Thứ nhất là nâng cao mức hiệu quả và tốc độ. AI có thể xử lư và phân tích số lượng lớn dữ kiện nhanh hơn rất nhiều so với con người. Trong các quyết định về nhân sự, điều này có nghĩa là, AI có thể sàng lọc hàng ngàn hồ sơ ứng viên, t́m kiếm các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp, giúp rút ngắn thời gian để tuyển dụng và bảo đảm không bỏ sót ứng viên có tiềm năng.
AI có thể phân tích số liệu về hiệu suất từ nhiều nguồn (KPI, phản hồi đồng nghiệp, dự án hoàn thành) để đưa ra sự đánh giá toàn diện và nhanh chóng, thay v́ chỉ dựa vào cảm t́nh hoặc quan sát hạn chế của người tuyển dụng.
Từ việc lên lịch phỏng vấn đến phụ trách bảng lương, AI có thể tự động hóa nhiều thao tác lặp đi lặp lại, giải tỏa bớt thời gian cho nhân viên HR để tập trung vào các công việc mang tính chiến lược quan trọng hơn.
Thứ hai là giảm thiểu sự thiên vị và tăng sự khách quan. Một trong những lợi ích quan trọng nhất của AI là khả năng giảm thiểu sự thiên vị của con người trong các quyết định về nhân sự.
AI đưa ra quyết định dựa trên các thuật toán và dữ kiện cụ thể, ít bị chi phối ảnh hưởng do thành kiến cá nhân, cảm xúc, hoặc định kiến về giới tính, sắc tộc, tuổi tác. Điều này có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc công bằng và đa dạng hơn.
AI bảo đảm rằng các tiêu chuẩn về cách thức đánh giá được áp dụng thống nhất cho tất cả mọi người, dù là trong quá tŕnh tuyển dụng, sự đánh giá về hiệu suất, hay quyết định cho thăng chức/sa thải.
Thứ ba, cải thiện mức độ chính xác và đưa ra quyết định tốt hơn. Với khả năng phân tích dữ kiện chuyên sâu, AI có thể giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn.
AI có thể phân tích dữ kiện lịch sử để dự đoán các xu hướng như tỷ lệ nghỉ việc, nhu cầu đào tạo, hoặc hiệu suất của nhân viên trong tương lai. Điều này sẽ giúp cho bộ phận HR chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và đưa ra các chính sách phù hợp.
AI có thể t́m thấy các mối giao tiếp và h́nh mẫu ẩn chứa trong dữ kiện mà con người khó có thể nhận ra, ví dụ như yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên, hoặc đặc điểm nào của ứng viên sẽ giúp cho họ thành công trong một vai tṛ cụ thể.
Trong các t́nh huống phức tạp như tái cấu trúc về nhân sự, AI có thể cung cấp cái nh́n tổng quát về tác động tiềm tàng của các quyết định khác nhau, giúp đưa ra các lựa chọn sáng suốt hơn.
Thứ tư, nâng cao trải nghiệm của nhân viên. Mặc dù nghe có vẻ hơi máy móc, AI có thể cải thiện trải nghiệm của nhân viên theo nhiều cách khác nhau.
AI có thể phân tích hiệu suất và kỹ năng của từng nhân viên để đưa ra các gợi ư trong việc đào tạo và phát triển cá nhân hóa, giúp cho họ phát huy tối đa tiềm năng.
Chatbot AI có thể giải đáp các câu hỏi thường gặp về chính sách của công ty, phúc lợi, hoặc quy tŕnh nội bộ bất cứ lúc nào, giúp nhân viên nắm được thông tin nhanh chóng và thuận tiện.
AI có thể hỗ trợ tạo ra các thông báo, khảo sát nhân viên một cách hiệu quả hơn, bảo đảm thông tin được truyền tải rơ ràng và thu thập phản hồi hữu ích.
Những rủi ro tiềm ẩn
Dù AI có thể giúp đơn giản hóa hoặc gia tăng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng vẫn tồn tại hàng loạt những rủi ro. Các cuộc nghiên cứu cho thấy chatbot có xu hướng củng cố ư kiến sẵn có của người sử dụng. Nếu một người phụ trách về nhân sự đă có ư định sa thải ai đó, chatbot có thể dễ dàng
"hợp thức hóa" quyết định này mà không đưa ra phán đoán cần thiết, và hiện tượng này trong nghiên cứu AI được gọi là
"sycophancy" (tức là xu nịnh).
Một vấn đề khác là
"ảo giác" trong AI: Các mô h́nh ngôn ngữ lớn thường trả lời rất tự tin, dù nội dung có thể hoàn toàn sai sót.
AI có thể có hữu ích trong việc phân tích số liệu lớn và phát hiện mô h́nh, nhờ đó giảm áp lựci cho bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, khi liên quan đến tương lai của con người, quyền quyết định cuối cùng vẫn phải là từ con người, chớ không phải là từ máy móc
"vô tri vô giác" dù đạt đến trí tuệ nhân tạo thông minh cao.
Các mô h́nh như
ChatGPT không giữ sự trung lập và không có trách nhiệm nào về mặt đạo đức. V́ vậy, các người phụ trách về nhân sự nên sử dụng AI một cách khôn ngoan: coi đó là phương tiện nhằm hỗ trợ, chớ không phải người ra quyết định sau cùng.