Theo các nghiên cứu, những người bị viêm gan B có khả năng bị ung thư gan cao gấp 20 lần so với người khỏe mạnh không nhiễm viêm gan B.
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đối với hầu hết người bệnh, viêm gan B là bệnh ngắn hạn, c̣n được gọi là cấp tính. Viêm gan B cấp tính kéo dài dưới 6 tháng.
Tuy nhiên, đối với một số người, t́nh trạng nhiễm trùng kéo dài hơn 6 tháng và được gọi là mạn tính. Viêm gan B mạn tính làm tăng nguy cơ suy gan, ung thư gan và sẹo gan nghiêm trọng, được gọi là xơ gan.
Hầu hết người lớn bị viêm gan B đều hồi phục hoàn toàn, ngay cả khi các triệu chứng trở nặng. Trẻ sơ sinh và trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính, kéo dài.
Triệu chứng
Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các triệu chứng của viêm gan B cấp tính dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1-4 tháng sau khi nhiễm HBV.
Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy chúng sớm nhất là 2 tuần sau khi nhiễm bệnh. Một số người bị viêm gan B cấp tính hoặc mạn tính có thể không có triệu chứng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính có thể bao gồm:
Nước tiểu sẫm màu hoặc phân màu đất sét
Cảm thấy mệt mỏi
Sốt
Đau khớp
Mất cảm giác thèm ăn
Buồn nôn, đau bụng, nôn mửa
Vàng da hoặc vàng mắt
Có tới một nửa số trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn có triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi không có triệu chứng.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan B mạn tính có thể mất hàng thập kỷ mới phát triển và có thể tương tự bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Nguyên nhân
Theo Mayo Clinic, viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus này lây truyền từ người sang người qua máu, tinh dịch hoặc các dịch cơ thể khác. Nó không lây lan qua hắt hơi hoặc ho.
Những cách phổ biến mà HBV có thể lây lan là:
- Quan hệ t́nh dục: Bạn có thể bị viêm gan B nếu quan hệ t́nh dục với người bị nhiễm bệnh mà không sử dụng bao cao su. Virus có thể lây truyền sang bạn nếu máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo của người đó xâm nhập vào cơ thể.
- Dùng chung kim tiêm: HBV dễ lây lan qua kim tiêm và ống tiêm bị dính máu nhiễm bệnh. Dùng chung dụng cụ tiêm chích khiến bạn có nguy cơ cao mắc viêm gan B.
- Bị kim tiêm đâm: Viêm gan B là mối lo ngại đối với nhân viên y tế và bất kỳ ai tiếp xúc với máu người.
- Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nhiễm HBV có thể truyền virus cho con trong quá tŕnh sinh nở. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể được tiêm vaccine để pḥng ngừa nhiễm bệnh trong hầu hết trường hợp. Hăy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc xét nghiệm viêm gan B nếu bạn đang mang thai hoặc muốn mang thai.
VietBF@ sưu tập
|