Nhà máy xử lư rác thải ở Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người dân ở Hà Tĩnh với tinh thần phản đối mang theo băng rôn và bẫy đầy ruồi đến trước cổng nhà máy.
Sáng 24/2, rất đông người dân thôn Nam Xuân Sơn (xă Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) kéo nhau đến Nhà máy xử lư rác thải Phú Hà (đóng tại thôn này) để phản đối việc nhà máy đốt, xử lư rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo đó, hàng chục người dân đă mang theo băng rôn với nội dung: “Đề nghị nhà máy Phú Hà trả lại môi trường trong sạch cho hơn 40 hộ dân thôn Nam Xuân Sơn, xă Kỳ Tân”.
Ngoài ra, người dân c̣n mang nhiều tấm dính chứa đầy ruồi, nhặng đến đặt trước cổng nhà máy này để phản đối việc gây ô nhiễm.
Theo phản ánh của người dân thôn Nam Xuân Sơn, từ khi Nhà máy xử lư rác thải Phú Hà đi vào hoạt động, hàng chục hộ dân tại thôn này phải sống trong môi trường hôi thối.
Thậm chí, mỗi lần nhà máy đốt rác, một số người dân phải bỏ nhà cửa để tạm lánh đi chỗ khác.
Ông Nguyễn Ngọc Hà (thôn Nam Xuân Sơn) cho biết, nhà của gia đ́nh ông nằm cách nhà máy xử lư rác 40m nên bị ảnh hưởng rất nhiều do mùi hôi thối, nguồn nước ô nhiễm, ruồi, muỗi, khói bụi độc hại… khiến cuộc sống bị đảo lôn.

“Chúng tôi yêu cầu, nếu Nhà máy xử lư rác Phú Hà tiếp tục hoạt động th́ đề nghị chính quyền chuyển người dân chúng tôi đi chỗ khác ở, chứ ở đây không thể chịu đựng được v́ ô nhiễm", ông Hà nói.
Trước t́nh trạng trên, hơn 40 hộ dân thôn Xuân Sơn nằm trong vùng bị ảnh hưởng của Nhà máy xử lư rác thải Phú Hà đă cùng nhau kư vào đơn kiến nghị gửi lên chính quyền địa phương để mong muốn có biện pháp xử lư, chấm dứt t́nh trạng trên.
Ông Vũ Văn Sự, Trưởng thôn Nam Xuân Sơn cho biết, vấn đề ô nhiễm tại Nhà máy xử lư rác thải Phú Hà đă diễn ra nhiều năm nay. Năm 2017, một số cuộc họp giữa chính quyền xă, huyện với lănh đạo nhà máy được tổ chức để bàn phương án di dời hơn 40 hộ dân thôn Nam Xuân Sơn đến chỗ khác nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Văn Phâng, Chủ tịch UBND xă Kỳ Tân cho biết, năm 2017 chính quyền địa phương xây dựng phương án di dời người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng của nhà máy gửi UBND tỉnh.
Sau đó, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính tính toán kinh phí để di dời song đến nay vẫn chưa có thôn tin ǵ thêm.
“Nguyện vọng của người dân và lănh đạo địa phương là mong các cơ quan cấp trên xem xét tạo điều kiện để có vùng tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng ra khỏi khu vực đó càng sớm càng tốt”, ông Phâng nói.