Mới đây trên mạng xã hội VN lan truyền hình ảnh cảnh xếp hàng. Vào năm nào người dân VN phải xếp hàng như 2020 ngoáy mũi test covid, năm 2021 xếp hàng làm CCCD căn cước công dân, 2022 xếp hàng đổ xăng, 2023 xếp hàng đăng kiểm xe.

Còn 2024 thì xếp hàng vì gì? Nhiều tiên đoán bởi dân cư mạng, như:
Thất nghiệp xếp hàng để lên xe về quê
2024 xếp hàng đi ăn xin
Xếp hàng qua giải cứu nước Mỹ
Xếp hàng xin Vì sa đi làm cu li cho mấy nước Tư Bản đang giẫy Chết....?
Vậy thì cùng nhau xếp hàng xin đi Xuất Khẩu Lao Động ..,! Sang Cam Pu Chia cho nó gần .!!! Kakaka
Năm 2024 sẽ xếp hàng vào Ba Đình “ chào Vinh Biệt Bác Ho”
Xếp hàng làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội
Xếp hàng làm thủ tục di cư ra nước ngoài
Năm 2024 tiếp tục xếp hàng "xuất khẩu eat you" (ăn mày) khắp thế giới tư bản giãy wài không chết, lấy dollar về nuôi chế đô và cán tham nhũng chóp bu!
Xếp hàng mua nhà chứ gì nữa. 2024 dân giàu nước mạnh, nhà ở xã hội xây nhiều, nhưng nhu cầu vẫn lớn hơn, đành phải xếp hàng
Năm 2024 có khi nào bọn quan tham xếp hàng từ chức ko?

Những tiên đoán bi quan cho năm 2024.
Khảo sát trên 7.333 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm quy mô lao động năm 2023 lên đến 71,2%. Thống kê khi 4 tháng đầu năm có 77.000 DN rút khỏi thị trường, tăng 25.1% so với cùng kỳ 2022. Bình quân mỗi tháng có trên 19.000 DN rút khỏi thị trường.
Có đến 89% DN ngành Xây dựng dự kiến giảm quy mô hoạt động, ngừng kinh doanh chờ giải thể, tạm ngừng kinh doanh, trong đó tỷ lệ dừng/tạm dừng kinh doanh lên đến 29,5% DN trong ngành tham gia khảo sát.
Tính theo địa phương, TP HCM có tỷ lệ DN dự kiến giảm trên 50% lao động cao nhất (25,8%), sau đó đến Bình Dương (24%). Mức giảm từ 21 đến 50% thì Bình Dương có tỷ lệ lớn nhất (26,6%), sau đó đến TP HCM (25%).
Theo Tổng cục Thống kê, tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng đã diễn ra từ quý IV năm 2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I năm 2023, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
Cụ thể, theo báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý I năm nay là gần 294.000 người. Trong đó đa số ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 83,8%), tập trung chủ yếu ở ngành da giày với 44,2%, tiếp theo là dệt may với 18,8%.
Số lao động nghỉ giãn việc chủ yếu tập trung ở một số tỉnh như Bắc Giang (16.000 người), Hải Dương (9.800 người), Ninh Bình (19.700 người), Thanh Hóa (62.400 người), Nghệ An (12.600 người), Tây Ninh (khoảng 21.800 người), Bình Dương (khoảng 36.400 người), Đồng Nai (khoảng 35.000 người), TP HCM (khoảng 19.800 người), Tiền Giang (khoảng 11.500 người), Vĩnh Long (khoảng 13.200 người).
Các lao động mất việc tập trung đa số (55,2%) ở các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử và chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Đồng Nai (khoảng gần 32.600 người), Bình Dương (khoảng gần 21.700 người), Bắc Ninh (14.000 người), Bắc Giang (khoảng 7.700 người).
Các doanh nghiệp kiệt sức nên hàng trăm nghìn lao động tại các khu công nghiệp lớn phải giảm giờ làm, mất việc. Chính phủ Việt+ dẫn số liệu cho thấy, lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là một con số đáng báo động vì khá cao!
Chuyện phải “bán mình” hay đôi khi kiệt sức là quy luật bình thường của nền kinh tế thị trường nhưng doanh nghiệp lớn như Pouyuen khó khăn đến thế hay doanh nghiệp phá sản, giải thể nhiều như vậy là điều hiếm gặp suốt hàng chục năm qua.
Tỷ lệ người lao động mất việc làm xấp xỉ 30%, nhiều nhất là các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cho lao động nghỉ việc nhiều nhất với trên 39%, tiếp đến là khối ngoài nhà nước và nhà nước với tỷ lệ lần lượt 23,2% và 15,5%. Da giầy, dệt may, dịch vụ lưu trú và ăn uống là những ngành có số lượng lao động mất việc nhiều nhất.