Theo như có những bọn tội phạm đă sử dụng AI, giọng nói của người mẫu và kịch bản được chuẩn bị kỹ lưỡng để dụ dỗ nạn nhân vào các khoản đầu tư giả mạo, sau khi có một phụ nữ Philippines mới đây đă tiết lộ về hoạt động lừa đảo t́nh cảm tinh vi tại Myanmar, nhắm vào nạn nhân trên toàn thế giới.

Người mẫu AI nổi tiếng Atina Lopez.
Mùa hè năm 2022, một phụ nữ Philippines (40 tuổi) đă rơi vào bẫy của một tổ chức tội phạm Trung Quốc. Ban đầu, cô được hứa hẹn một công việc “tiếp thị bán hàng” tại Thái Lan thông qua một cuộc phỏng vấn trực tuyến. Tuy nhiên, sau khi đến Thái Lan, cô bị ép vượt biên trái phép sang Myanmar. Tại Myawaddy, một thành phố phía đông Myanmar, cô bị giam giữ trong một ṭa nhà được trang bị nhiều máy tính. Đây là nơi hoạt động của một tổ chức tội phạm Trung Quốc, cấu kết với các nhóm vũ trang địa phương.
Cô bị buộc phải đóng giả làm một "người mẫu giàu có đến từ New York, sở hữu trung tâm thương mại ở Paris" để tiếp cận đàn ông trên các trang web hẹn ḥ. Cùng với 9 “đồng nghiệp” khác đến từ Trung Quốc, Myanmar và Philippines, cô được giao 3 kịch bản khác nhau, nhắm vào các đối tượng như bác sĩ, luật sư và sĩ quan quân đội đă nghỉ hưu. Họ sử dụng ảnh và video được tạo bằng AI, cùng giọng nói của một người mẫu Myanmar đa ngôn ngữ để tăng tính thuyết phục.
Sau khi "câu" được những người đàn ông tin tưởng và nảy sinh t́nh cảm, nhóm tội phạm sẽ tiếp quản cuộc tṛ chuyện và dụ dỗ họ đầu tư vào tiền điện tử giả mạo. Nạn nhân không hề hay biết ḿnh đang bị lừa bởi một mạng lưới tội phạm tinh vi.
Tại một cơ sở khác mà cô bị chuyển đến sau đó, những h́nh phạt nghiêm khắc được áp dụng nếu không đạt được chỉ tiêu lừa đảo. V́ một đồng nghiệp t́m cách cầu cứu bên ngoài, cô bị giam trong “pḥng tra tấn” nhiều ngày. May mắn thay, gia đ́nh đồng nghiệp đă trả tiền chuộc và cô được thả tự do vào tháng 4 năm sau.
Một trường hợp tương tự là một người đàn ông Bangladesh (20 tuổi) cũng bị lừa đến Myawaddy với lời hứa việc làm giả. Anh ta bị ép đóng giả "Arin", một nhà thiết kế thời trang người Anh, để thực hiện các vụ lừa đảo t́nh cảm.
Bọn tội phạm c̣n sử dụng AI để chỉnh sửa ảnh t́m được trên mạng, nhằm tạo ra những h́nh ảnh giả mạo hoàn hảo hơn. Dưới sự chỉ đạo của một người đàn ông Trung Quốc, anh ta đă tiếp cận và lừa đảo nhiều người đàn ông ở Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác.
Cảnh sát Nhật Bản cũng đă ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, trong đó những người t́m việc làm ở nước ngoài bị lừa tham gia vào các hoạt động lừa đảo. Một nam sinh trung học (16 tuổi, tỉnh Aichi) đă bị dụ dỗ sang Myanmar với lời hứa “công việc phù hợp với năng khiếu”.
Một người đàn ông khác (49 tuổi, quận Yodogawa, Osaka) cũng bị lừa sang Campuchia làm phiên dịch, nhưng thực chất là tham gia vào một vụ lừa đảo liên quan đến giao dịch ngoại hối. Ông này sau đó đă bị bắt và bị kết án tù. Kể từ tháng 10 năm ngoái, cảnh sát Nhật Bản đă giải cứu được 10 người bị lừa tham gia “việc làm đen” ở nước ngoài.