Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc do ông Fu Yanfang, giáo sư tại Đại học Công nghệ Tây An, dẫn đầu vừa đạt được bước tiến đáng kể trong lĩnh vực lập kế hoạch quân sự, khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa việc xây dựng các kịch bản chiến đấu mô phỏng.

Minh họa về quá tŕnh phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Trung Quốc bằng AI. (Ảnh: Sustainability)
Theo tờ Global Times của Trung Quốc , hệ thống AI sử dụng mô h́nh ngôn ngữ lớn DeepSeek có thể tái dựng 10.000 t́nh huống chiến trường chỉ trong 48 giây, trong khi con người cần khoảng 48 giờ để làm điều tương tự.
Giáo sư Fu cho biết, AI không chỉ giúp tăng tốc quá tŕnh lập kế hoạch mà c̣n có thể đưa ra các chiến lược chi tiết cho điều động quân đội, lên phương án tác chiến và phản ứng theo diễn biến chiến trường.
Đây là bước chuyển lớn từ mô h́nh huấn luyện quân sự theo quy tắc cố định sang tác nhân thông minh có khả năng học và thích nghi.
Ông Fu nhấn mạnh, hệ thống tạo ra một môi trường số để thử nghiệm chiến lược trong tương lai, bằng cách kết nối t́nh huống mô phỏng với dữ liệu thực tế.
AI sử dụng dữ liệu lớn để nhận diện mẫu h́nh và xây dựng “bản đồ tri thức” về chiến trường, từ đó phân tích và tái dựng các t́nh huống chiến đấu phức tạp.
Mô h́nh ngôn ngữ lớn DeepSeek
Mỹ và các nước chạy đua AI quân sự
Không chỉ Trung Quốc, Mỹ cũng đang đầu tư mạnh vào AI phục vụ quân sự. Bộ Quốc pḥng Mỹ đă triển khai nền tảng Thunderforge, hợp tác cùng các tập đoàn như Scale AI, Microsoft và Google.
Thunderforge giúp rút ngắn thời gian ra quyết định chiến lược và tiến hành mô phỏng chiến tranh bằng AI để phản ứng nhanh với các mối đe dọa.
Bên cạnh đó, Mỹ đang thúc đẩy sáng kiến Chỉ huy và kiểm soát liên quân toàn lĩnh vực (JADC2) nhằm kết nối cảm biến của toàn quân đội vào một mạng lưới duy nhất, dùng AI để xử lư và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực.
Tại Israel , hệ thống AI có tên Habsora có thể đề xuất tới 100 mục tiêu ném bom mỗi ngày tại Gaza – một hiệu suất vượt xa các nhà phân tích con người.
Châu Âu cũng không đứng ngoài cuộc. Ủy ban châu Âu kêu gọi đầu tư vào công nghệ quốc pḥng hiện đại, từ drone, chiến tranh điện tử đến AI.
Công ty Helsing của Đức đang phát triển drone ngầm tự hành để tuần tra biển lâu dài, trong khi NATO và công ty Estonian SensusQ đang nghiên cứu AI dự đoán xung đột trước tới 6 tháng.
AI được sử dụng trong kế hoạch quân sự.
Cảnh báo đạo đức và luật pháp
Sự gia tăng ứng dụng AI trong quân sự đặt ra các vấn đề đạo đức lớn. Ngày 12/5, LHQ đă họp bàn về việc quản lư vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Dù nhiều nước áp dụng công nghệ mới, hiện chưa có bộ quy định quốc tế đủ mạnh để kiểm soát. Các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn ưu tiên ban hành hướng dẫn riêng thay v́ thống nhất chuẩn toàn cầu.
Mỹ đă đề xuất một văn bản có tên Tuyên bố Chính trị về việc Sử dụng Trách nhiệm AI và Tự động hóa trong Quân sự, với mục tiêu xây dựng quy tắc đạo đức cho ứng dụng AI quân sự.
Úc cũng đang xem xét toàn bộ các công nghệ quốc pḥng mới để quản lư rủi ro đạo đức và pháp lư.
VietBF@ Sưu tập