Bắc Kinh ngày 16/7 lên tiếng phản đối phát biểu của Tổng Thư kư NATO Mark Rutte, người trước đó cảnh báo rằng, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt thứ cấp từ Mỹ nếu tiếp tục duy tŕ thương mại với Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm. Ảnh: VCG
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm 16/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm khẳng định: "Đối thoại và đàm phán là con đường khả thi duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine".
Ông Lâm nhấn mạnh Trung Quốc phản đối "các lệnh trừng phạt đơn phương và hành vi tài phán vượt biên giới".
"Chiến tranh thuế quan không có kẻ thắng, và ép buộc hay gây áp lực sẽ không dẫn đến kết quả nào", ông Lâm nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thư kư NATO Mark Rutte đưa ra cảnh báo với Trung Quốc sau khi ông gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông tiết lộ rằng Tổng thống Trump đă nói rơ với ông rằng: "Nếu Nga không nghiêm túc về việc đàm phán ḥa b́nh ở Ukraine trong ṿng 50 ngày tới, ông ấy sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp lên các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil".
Tuyên bố này theo sau lời đe dọa từ ông Trump vào đầu tuần rằng Mỹ sẽ áp thuế 100% lên Nga nếu không đạt được thỏa thuận ḥa b́nh tại Ukraine trong thời hạn nói trên. Ông Rutte cũng cho biết: "Mỹ sẽ cung cấp quy mô lớn vũ khí cho Ukraine, không chỉ là pḥng không mà c̣n cả tên lửa và đạn dược — được chi trả bởi các nước châu Âu".
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ cùng tạo ra điều kiện và bầu không khí thuận lợi cho một giải pháp chính trị đối với cuộc khủng hoảng Ukraine".
Ngoài ra, ông Lâm cũng phản bác các phát ngôn từ cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz — người hiện là ứng cử viên của ông Trump cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ông Waltz từng tuyên bố trong phiên điều trần mới đây rằng: "Chúng ta phải ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc… Nước Mỹ cần có tiếng nói mạnh mẽ, và nếu được phê chuẩn, tôi sẽ phối hợp cùng Ngoại trưởng Marco Rubio để đối đầu với ảnh hưởng đó".
Ông Lâm cho rằng những phát biểu như vậy thể hiện "thiên kiến ư thức hệ điển h́nh, tư duy Chiến tranh Lạnh và tư duy được-mất" mà Trung Quốc kiên quyết phản đối. Ông kêu gọi Mỹ cần đưa ra "những nỗ lực hợp lư và cụ thể" để duy tŕ quan hệ song phương bền vững, thay v́ làm điều ngược lại.
Pháp từ chối mua vũ khí Mỹ cho Ukraine
Chính phủ Pháp hôm 16/7 gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ không tham gia sáng kiến chung của các nước phương Tây nhằm mua vũ khí do Mỹ sản xuất để viện trợ cho Ukraine, với lư do cần tập trung tăng chi tiêu quốc pḥng nội địa để kiểm soát mức thâm hụt ngân sách đáng báo động. Đây là động thái được giới chuyên gia nhận định là "dội gáo nước lạnh vào Tổng thống Donald Trump" khi ông chủ Nhà Trắng gần đây tuyên bố đă đạt được thỏa thuận để NATO mua vũ khí do Mỹ sản xuất cho Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ lâu đă kêu gọi châu Âu phát triển nền công nghiệp quốc pḥng riêng thông qua việc tự chủ trong mua sắm quốc pḥng, thay v́ phụ thuộc vào Mỹ – một quan điểm ông kiên tŕ thúc đẩy ngay cả trong bối cảnh chiến tranh Ukraine tiếp tục leo thang.
Trong khi đó, việc các đồng minh châu Âu sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để cung cấp cho Ukraine được đánh giá là giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump “có thêm khoảng trống chính trị” để gia tăng áp lực với Nga mà không phải trực tiếp cam kết từ ngân sách liên bang Mỹ.
Một quan chức Đức cố vấn cho Thủ tướng Friedrich Merz nhận định: “Chiến lược này cho phép chính quyền Mỹ vừa thể hiện sự ủng hộ với Ukraine, vừa đứng sau vai tṛ dẫn dắt của châu Âu. Nó tạo ra một mức độ "cân bằng tương đối" phù hợp với định hướng đối ngoại ban đầu của ông Trump".
Với năng lực sản xuất vũ khí hạn chế của châu Âu, chính phủ Đức cho rằng việc mua vũ khí từ Mỹ là một trong số ít lựa chọn khả thi để nhanh chóng tăng cường năng lực pḥng thủ cho Ukraine, đặc biệt khi Nga đang gia tăng các đợt tấn công vào hạ tầng đô thị Ukraine.
Politico cho biết, hiện chưa có nhiều thông tin chi tiết về loại vũ khí sẽ được mua, nhưng Đức đang đặc biệt thúc đẩy một thỏa thuận mua hệ thống pḥng không Patriot do Mỹ sản xuất. Đây được coi là cấp thiết trong bối cảnh các thành phố Ukraine tiếp tục hứng chịu hỏa lực dữ dội từ tên lửa và UAV Nga.
Trước đó vào ngày 14/7, Tổng thống Trump thông báo Mỹ và NATO đă đạt được thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo đó, Mỹ sẽ sản xuất “những vũ khí tốt nhất thế giới” để bán lại cho NATO, và NATO sẽ đảm nhận việc điều phối, phân phối số vũ khí này đến Ukraine.
Ông Trump khẳng định, gói thỏa thuận này có thể trị giá hàng tỷ USD và sẽ giúp Ukraine tiếp cận nhiều loại vũ khí tiên tiến. Ông cũng bày tỏ sự tức giận rơ rệt với Nga, đồng thời đe dọa sẽ áp thuế 100% nếu trong ṿng 50 ngày tới, không đạt được một thỏa thuận ḥa b́nh cho Ukraine.
Tổng thống Mỹ tiết lộ thêm rằng một số quốc gia sở hữu hệ thống Patriot có thể sẽ sớm chuyển giao chúng cho Ukraine, với một quốc gia được cho là đang cân nhắc cung cấp tới 17 hệ thống.
VietBF@ sưu tập