Vietbf.com - Ai cũng biết rằng phe ông Dũng đă bị yếu thế so với ông Trọng trong thời gian qua khi ông xuống ghế Thủ Tướng VN. Không chỉ vậy ông Trọng c̣n chặt luôn cánh tay của ông Dũng là ông Trịnh Xuân Thanh đă phải chạy ra nước ngoài. Giờ đây c̣n ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng giao thông ở Saigon đang bị chiếu cố. Vừa qua ông Dũng đă tham gia giảng dạy 400 học viên, nhưng bài vừa đăng đă bị tháo xuống cho thấy phe ông Trọng không muốn sự “tái xuất giang hồ” của ông Dũng.

Bài tin về Nguyễn Tấn Dũng được làm giảng viên trước khi bị rút khỏi mạng ngày thứ Sáu.
SÀI G̉N – Chuyện ǵ đang xảy ra trong cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN, giữa hai thế lực của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Cuối ngày thứ Sáu, truyền thông nhà nước đă rút bài hoặc cải chính một bản tin mà trước đó từng cho biết rằng Nguyễn Tấn Dũng đă làm “giảng viên” cho lớp “bồi dưỡng cán bộ lănh đạo” ở thành hồ.
Trước khi có sự đính chánh đó, một bài viết đang trên mạng Dân Làm Báo đă mau chóng ghi nhận sự “tái xuất giang hồ” của Dũng như thể nhằm đối phó trước sự việc phe của Trọng đang triệt hạ những quan chức thuộc phe của Dũng, như Trịnh Xuân Thanh đă bỏ chạy ra nước ngoài và Đinh La Thăng đang bị chiếu cố.
Sau khi có tin CSVN tháo gỡ bản tin Dũng làm giảng viên, cũng mạng Dân Làm Báo đang một bài viết mang tựa đề “Nguyễn Tấn Dũng bị... mất dạy!!!”
Bài viết “tái xuất giang hồ” có tựa đề “Nguyễn Tấn Dũng từng bước âm thầm trở lại sân khấu” được đăng như sau:
Sau khi buộc phải từ giă chính trường sau đại hội 12 để tập làm người tử tế, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu có những xuất hiện trở lại sân khấu đang náo nhiệt và rầm rộ bởi chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày rời ghế Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố "Tôi rất thanh thản. Sau gần 55 năm chiến đấu, công tác, được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chính sách, được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đ́nh con cháu...".
Trong việc "trở về sống với đời thường" và "làm người tử tế", người ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đi thăm chùa Thiên Hưng tại B́nh Định với những h́nh ảnh rất... tử tế bên cạnh nhiều người mặc áo thầy tu.
Tuy nhiên, chiêu tṛ hạ cánh an toàn với sống đời thường và tử tế không thể xuôi chèo mát mái dưới sự lănh đạo của ông vua Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Tấn Dũng không thể và không bao giờ có cuộc sống của một thường dân với "số vốn" quyền và tiền vẫn c̣n là một cái núi mà phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng phải vào vơ vét về.
Do đó, khó cho đàn anh Nguyễn Tấn Dũng có thể vào chùa chụp h́nh để PR làm người tử tế trong khi đàn em đang bị Nguyễn Phú Trọng bủa vây.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một bước khởi đầu cho sự tái xuất giang hồ của Nguyễn Tấn Dũng.
Tại đây, bộ ba quyền lực ngày nào thao túng và cầm chịch Bộ Công an được tái ngộ: Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang và Tô Lâm. H́nh ảnh của nguyên Bộ trưởng Công an và hiện là Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định phân công cho BT BCA Tô Lâm và trao tặng kỷ niệm chương cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một thông điệp liên minh chính trị.
Để đối đầu với liên minh Dũng-Quang-Lâm, t́m cách không để cho "sự cố" Trịnh Xuân Thanh thứ 2 đào tẩu xảy ra, Nguyễn Phú Trọng chui vào Đảng ủy Công an Trung ương để giám sát Tô Lâm và t́m cách kiểm soát hoạt động của Bộ Công an.
Tại Sài G̣n, khi dư luận bắt đầu nóng với những phân tích về số phận của Đinh La Thăng trong chiến dịch thanh trừng th́ Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu xuất hiện. Đó là việc Nguyễn Tấn Dũng đảm nhận vai tṛ giảng viên cho lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lănh đạo tại thành Hồ.
Khóa học này do Học viện Cán bộ TP. HCM tổ chức. Dĩ nhiên học viện này nằm trong địa bàn cai quản của Bí thư Đinh La Thăng - đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.
Cho dù đây là một việc rất nhỏ nhưng là thông điệp chính trị khởi đầu để cho dư luận, nhất là thành phần cán bộ, đảng viên biết về quan hệ của cặp bài trùng Dũng-Thăng, như thông điệp tương tự về liên minh Dũng-Quang-Lâm tại Tây Nguyên vào tháng trước đó.
Đến cuối ngày thứ Sáu, 23/9/2016, báo Đất Việt đăng tin cho hay Nguyễn Tấn Dũng không giảng dạy ở lớp cán bộ của Học Viện Cán Bộ như nói trên.
Trong bài báo có tựa đề "Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không dạy lớp cán bộ TP.HCM," tờ báo điện tử này dẫn lời giám đốc học viện Trần Hoàng Ngân cho biết, “Dù rất muốn mời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tham gia giảng dạy tại trường tuy nhiên, do ông quá bận nên không thu xếp được lịch. Ông chỉ tham gia nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm trong các báo cáo chuyên đề của trường.”
Trước đó, Sài G̣n Giải Phóng online, có bài " Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm giảng viên Học viện cán bộ TPHCM", trong đó có viết những đoạn sau:
"Sáng 19-9 [thứ Hai vừa qua], Học viện Cán bộ TPHCM đă khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lănh đạo, quản lư của TPHCM (đối tượng 3) năm 2016."
"Các học viên tham dự khóa học là lănh đạo các sở ngành, quận huyện, một số cơ quan báo chí… được chia thành 4 lớp."
"Giảng viên là cán bộ lănh đạo, quản lư cao cấp, là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhiều kinh nghiệm như: nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua…."
Tuy nhiên, bài báo với thông tin này hiện đă bị rút ra khỏi trang Sài G̣n Giải Phóng.
Bài báo trên Vietnamnet đưa thông tin tương tự cũng đă bị rút và hàng loạt các báo điện tử hoặc phiên bản báo điện tử khác có đưa tin trên cũng đă báo lỗi không thể truy cập được bài hoặc đường link bài vị thay thế, trong đó có Báo Giao Thông.
Hiện chưa rơ nguyên nhân của việc v́ sao các báo trên rút bài mà không có thông báo lư do tới bạn đọc.
Trên trang mạng của học viện vẫn lưu thông tin theo đó, trong mục 'Báo cáo viên' cho thấy nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách tham gia.
Theo chương tŕnh của trường, Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bốn buổi "báo cáo" từ 11 đến 14/10 về "Kinh nghiệm trong quản lư nhà nước."