Ai đă từng là học sinh th́ đều quen với cảnh dự giờ mỗi khi có đoàn kiểm tra. Các cô giáo phải tập luyện và dặn ḍ học sinh từng ly từng tư. Nếu không có sự thay đổi, liệu xă hội và giáo dục Việt sẽ đi đến đâu? Bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên với cái tên “Áp lực” nhận được nhiều sự đồng cảm của các thầy cô.
Bối cảnh của bức ảnh là trong một lớp học có rất nhiều giáo viên dự giờ. Không đủ chỗ ngồi, các thầy cô phải đứng kín ṿng ngoài pḥng học. Đoạn đối thoại tưởng tượng giữa giáo viên và học sinh được đề tựa dưới bức ảnh:
“- Tṛ hăy cho cô biết: Áp lực do đâu mà có?
- Thưa cô, áp lực không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó được chuyền từ Bộ, xuống Sở, xuống nhà trường, qua các thầy cô và xuống từng học sinh ạ!”
Một giáo viên b́nh luận: “Tiết thao giảng là tiết mà thầy tṛ cùng "diễn sâu" mà phải chuẩn bị cả tháng trời cho 1 tiết đó”.
Cô giáo này cũng cho biết: “ Phải dùng bảng tương tác nè, phải hoạt động nhóm nè, làm thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo nè .
Củng cố bài bằng tṛ chơi mở ô số giống như chương tŕnh Trúc Xanh của VTV3 đó . Nhiều thứ lắm. Xây dựng bài theo phương pháp Bàn tay nặn bột nữa.
Hoặc cao hơn là thao giảng theo Giảng dạy theo dự án .... Với loại này có khi chuẩn bị 2 tháng mà chỉ biểu diễn 45 phút thôi”.
“Thế này áp lực đè lên cổ học sinh sao có thể tự do phát triển tư duy, năng lực được” – một thành viên khác than phiền.