Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ra từ một vùng quê nghèo, bố mất sớm. Khi chết đi, thi thể ông được đưa về nơi ông sinh ra. Cùng tìm hiểu về ruộng đất nơi an táng Chủ tịch Quang.

Vài ngày trước, một số báo Việt Nam phải xóa chi tiết về diện tích khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lúc báo Ninh Bình từng viết xã Quang Thiện, quê của ông "đất chật, người đông, diện tích đất nông nghiệp chỉ 485 ha".
Hôm 23/9, báo ********* đã xóa chi tiết "khu an táng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện" trong bài "Khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được gấp rút hoàn thiện".
Các báo Việt Nam mô tả ông Trần Đại Quang "xuất thân từ vùng quê nghèo, vùng đất mở ven biển của xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình đông anh chị em, bố mất sớm".
Báo Ninh Bình hồi năm 2007 viết: "Xã Quang Thiện có 2.800 hộ với trên 9.000 khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có 485 ha. Đất chật, người đông nên những năm trước đây, sau mỗi mùa gieo trồng, thu hoạch, người dân ở đây, nhất là lớp thanh niên lại toả đi nhiều nơi, vào Nam ra Bắc, làm đủ mọi nghề từ thợ mộc, thợ xây đến bốc vác, đào đãi vàng... nhưng cái nghèo, cái túng vẫn đeo bám họ, thậm chí có người từ bãi đá, bãi vàng trở về còn mang theo bệnh tật và những tệ nạn xã hội, làm mất an ninh thôn xóm."
'Khu đất đó không đáng gì'
Hơn 10 năm sau, hôm 26/9, ông Nguyễn Văn Trước, thuộc hợp tác xã ở xã Quang Thiện, trả lời BBC qua điện thoại: "Người dân ở đây sống nhờ trồng lúa và làm nghề thủ công, đan lát."
"Nếu tính bình quân ruộng đất trên đầu người thì là 1,3 sào Bắc bộ, tức là khoảng 468m2."
"Thu nhập ở đây được ghi nhận bình quân 28 triệu đồng/người/năm."
"Nói thật là do giá lúa rẻ, 6.000, 7.000 đồng/kg nên tâm lý người dân nhìn chung là không muốn cấy."
"Tôi được biết khu an táng Chủ tịch Quang nằm ở khu giãn dân cư, đã được san lấp, đền bù cho người dân trồng lúa."
Còn về dư luận nói về diện tích khu an táng Chủ tịch Quang thế này thế kia thì nói thật là khu đất đó không đáng gì, chẳng to đâu."
"Ở đây còn một số dòng họ xây lăng đá ở khu đất bề thế hơn nhiều."
Điều rất vô lý'
Cùng thời điểm, blogger Đỗ Nam Trung, quê ở xã Quang Thiện, bình luận với BBC: "Theo như tôi hiểu, khu đất an táng Chủ tịch Quang nếu đo trên Google Maps thì hơn 6 ha đất nông nghiệp."
"Người dân ở đây tin rằng khu đất đó là ông Quang dự định làm việc khác chứ không phải để xây lăng mộ."
"Có phỏng đoán là ông ấy định xây biệt phủ để dưỡng già."
"Sau khi ông mua đất thì người ta thấy xuất hiện con đường tránh đi ngay sát mép khu đất này."
"Đường tránh Hùng Tiến xẻ giữa ruộng và nhằm khu đất của ông Quang đi qua, rất có chủ đích."
"Đây cũng là cách mà các quan chức thường làm để mở rộng đất đai, tài sản của mình."
"Việc ông Quang mua đứt hơn 6 ha đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư là điều rất vô lý."
"Nó làm thu hẹp diện tích đất canh tác của bà con nông dân, cho dù là ông ấy bỏ tiền túi ra mua."
"Vô lý với người khác, nhưng với một ông chủ tịch nước thì việc đó lại quá dễ dàng."
"Trung bình ở Đồng bằng Bắc Bộ, mỗi khẩu được chia khoảng 1,2 đến 1,3 sào đất nông nghiệp để canh tác."
"Và với việc mỗi ông quan lại tham một chút thì đất canh tác sẽ bị thu hẹp lại. Diện tích đất chia cho mỗi đầu người sẽ ít đi."
Trước đó, một bài được chia sẻ nhiều trên Facebook của ông Lê Dũng Vova, bình luận về khu vực an táng Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình.
Ông Lê Dũng Vova bình luận:
"Dự án khu an táng ông Quang có diện tích như vậy thì còn lớn hơn cả diện tích nghĩa trang Mai Dịch hiện nay. Không rõ số đất nông nghiệp này được gia đình ông Quang mua khi nào hay nhà nước cấp theo tiêu chuẩn nào, qui định nào của pháp luật?"
Cũng bình về việc xây mộ của lãnh đạo, cây bút Tâm Chánh viết:
"Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế.
Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ."
Thông cáo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9 sau "một thời gian lâm bệnh".
Đảng Cộng sản nói tang lễ của ông có nghi thức Quốc tang để "tỏ lòng tưởng nhớ" người đã có "nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc".