Tổng thống Trump đùa với lửa tại Trung Đông
Lê Mạnh Hùng
Tháng sáu 2011 vào lúc các lực lượng Mỹ đang rút ra khỏi Iraq, các du kích quân được Iran ủng hộ tổ chức một loạt các cuộc tấn công bằng rocket vào các căn cứ của Hoa Kỳ. Trên một chục binh sỹ Mỹ tử trận, con số nhiều nhất kể từ nhiều tháng. Chính quyền Obama có hai lựa chọn hoặc là tấn công sâu vào Iran hoặc là tổ chức các cuộc đột kích bên trong lănh thổ Iraq chống lại những nhóm dân quân bắn rocket. Để tránh một cuộc leo thang chiến tranh với Iran, chính quyền Obama chọn giải pháp sau.
Cuối tuần truớc, phản ứng trước môt cuộc tấn công bằng rocket làm chết một nhà thầu Mỹ và làm bị thương một số lính Mỹ và lính Iraq tại một căn cứ gần Kirkuk, chính quyền Trump đầu tiên cũng chọn một giải pháp tương tự bằng cách tổ chức một cuộc không kích trả đũa chống lại tổ chức Kataib Hezbollah, một tổ chức dân quân rất thân cận với lực luợng Vệ Binh Cách Mạng Hồi giáo (IRGC). Phản ứng trước vụ không kích trả đũa này, nhóm dân quân tổ chức biểu t́nh xuống đuờng tấn công vào ṭa đại sứ Mỹ tại Baghdad. Thế là đến hôm thứ sáu tuần rồi tại Iraq (thứ năm tại Mỹ), tổng thống Mỹ Donald Trump vất bỏ mọi dè dặt, ra lệnh tấn công bằng drone giết chết Thiếu tướng Qassem Suleimani, tư lệnh lực lượng Quds của IRGC và một trong những người Iran được nhiều người biết đến nhất, cũng như là một số lănh tụ dân quân Iraq ngay gần phi trường Baghdad.
Với cái chết của tướng Qassem Suleimani, chu kỳ khiêu khích, trả đũa giữa Washington và Tehran đi vào một giai đọan mới nguy hiểm hơn nhiều.
V́ sao ông Trump lại quyết định hành động như vậy?
Hai chính quyền Mỹ trước ông đă quyết định tránh không trực tiếp ám sát ông Suleimani v́ những quan ngại cũng được chia sẻ bởi Ngũ Giác Đài và cộng đồng t́nh báo rằng có thể tạo ra một cuộc chiến tranh lớn. Ngay đến đầu năm này bộ quốc pḥng Mỹ đă khuyến cáo ṭa Bạch ốc đừng dặt IGRC vào danh sách các tổ chức khủng bố, nói rằng làm vậy có thể dẫn đến nguy hại cho các nhân viên Mỹ tại Iraq và các nơi khác. Tổng thống Trump bất chấp khuyến cáo này.

Cả ông Trump và ngọai trưởng Mike Pompeo biện minh cho cuộc tấn công này là cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công khác vào các lực lượng Mỹ, và theo lời tổng thống “để chặn một cuộc chiến”. Khó có thể lượng định những lời tuyên bố này khi mà không có những bằng chứng cụ thể. Thêm vào đó, môt số tin tức tiết lộ cho thấy Tổng thống Trump ra lệnh cho cuộc tấn công này ngay sau vụ tấn công bằng rocket ngày 27 tháng chạp. Điều này có thể giải thích sự kiện v́ sao cuộc tấn công này xảy ra ngay sau vụ biểu t́nh bao vây ṭa đại sứ Mỹ được giải quyết êm đẹp và t́nh h́nh tại Iraq lắng đọng trở lại.
Có vẻ như chính quyền Trump hành động theo một lư thuyết cho rằng Iran là một con cọp giấy và một khi bị đấm môt cái vào mũi th́ sẽ lẩn chui về hang không dám ra nữa. Quả đúng là trong quá khứ chế độ của Iran cũng đă chứng tỏ những dè dặt truớc một đối thủ mạnh hơn. Cũng đúng rằng để có thể tránh leo thang, các lănh tụ Iran cũng phản ứng với những cuộc tấn công vào ḿnh bằng những hành động mà họ có thể phủ nhận.
Nhưng cuộc tấn công vào ông Suleimani th́ khác. Nó là một hành động công khai chống lại người có thể nói là nổi tiếng thứ hai tại Iran. Nếu đứng về phía Mỹ mà nh́n th́ hành động này có thể nói là tương đương với việc một nước ngoài ám sát chết giám đốc CIA và bộ truởng quốc pḥng cộng lại làm một. Thành ra chế độ Iran bắt buộc phải trả đũa dù bằng giá nào chăng nữa, tuy rằng sự trả đũa này sẽ vào thời điểm, địa phương và cung cách mà họ lựa chọn. Đó là bởi v́ nếu có điều mà chế độ Iran sợ hơn là một cuộc chiến ṭan diện với Mỹ là thụt lui lại sau một thách thức trực tiếp như vậy đối với chế độ.
Các cuộc trả đũa này có thể dưới nhiều h́nh thức.
Iran có thể bật đèn xanh cho những nhóm dân quân Shia gia tăng các cuộc tấn công bằng rocket và đánh bom dọc đường chống lại lính Mỹ tại Iraq, và tổ chức những cuộc biểu t́nh xuống đường chống lại ṭa đại sứ Mỹ tại Baghdad.
Những phần tử thân Iran có thể tổ chức những cuộc tấn công chống lại lính Mỹ canh giữ các giếng dầu tại Syria hay nam Iraq hoặc là giúp nhóm Taliban tấn công trực tiếp vào lính Mỹ tại Afghanistan.
Iran cũng có thể bắn hỏa tiễn vào các cơ sở Mỹ tại Iraq hay vùng vịnh Ba Tư, tăng cuờng việc phá họai các tầu bè đi lại qua eo biển Hormuz.
Iran có thể tấn công vào các hạ tầng cơ sở dầu khí trong vùng như là họ đă làm với Saudi Arabia cũng như là phối hợp các cuộc tấn công khủng bố chống lại các cơ sở Mỹ trong vùng, hay tổ chức một cuộc tấn công trực tiếp vào Mỹ hoặc qua một hành động khủng bố hoặc là sử dụng khả năng càng ngày càng hiện đại hơn của ḿnh tổ chức một tấn công mạng và các hệ thống hạ tầng cơ sở của Mỹ như là họ đă làm thí nghiệm qua việc phá vỡ hệ thống pḥng thủ của một đập nước nhỏ tại New York.
Lê Mạnh Hùng
Jan 2020