Go Back   VietBF > Funny Boxes > Chuyện Phiếm, Chat Vui

Reply
 
Thread Tools
Old 08-22-2020   #1
trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,798
Thanks: 322
Thanked 4,252 Times in 2,449 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 286 Post(s)
Rep Power: 12
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Default Lần đầu tiên trong lịch sử, một thiên thạch nhỏ bé áp sát gần Trái Đất nhất


Vị trí và quỹ đạo của thiên thạch 2020 QG. (Nguồn: Trung tâm Tiểu hành tinh / Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU).

Nếu phát nổ, thiên thạch này có sức mạnh tương đương với vài chục ngàn tấn TNT.

Theo các nhà quan sát tiểu hành tinh tại Đài quan sát thiên văn Sormano (Ư), một thiên thạch có kích thước bằng chiếc xe hơi vừa áp sát Trái Đất ở khoảng cách thật nguy hiểm: chỉ có 2.950 km.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan sát thiên văn học, giới nghiên cứu ghi nhận khoảng cách "siêu" gần này của một thiên thạch với hành tinh của chúng ta. Họ đặt tên nó cho thiên thạch này là 2020 QG (tên ban đầu là ZTF0DxQ).

Dù chỉ bay sượt qua Nam bán cầu với tốc độ 12,4 km/giây, nhưng nếu 2020 QG lao thẳng vào Trái Đất th́ hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp.

Điều đáng sợ hơn nữa: dù giới thiên văn học toàn thế giới vẫn ngày đêm theo dơi các "vật thể tiến gần Trái Đất" (NEO), song không hiểu lư do v́ sao các nhà thiên văn học không hề hay biết đến sự tồn tại của thiên thạch này cho đến khi nó lướt vút qua Trái Đất ở khoảng cách quá gần đến như vậy.

"Thiên thạch khổng lồ này tiếp cận hành tinh chúng ta mà không bị phát hiện từ hướng của Mặt Trời. Chúng tôi không thấy nó lao đến", Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất của NASA nói với Business Insider.

Thay vào đó, Đài quan sát Palomar ở California (Mỹ) lần đầu tiên phát hiện ra tảng đá không gian này khoảng 6 giờ sau khi nó đă bay qua Trái Đất.

Paul Chodas xác nhận tính chất phá kỷ lục của sự kiện này: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận khoảng cách gần nhất của một vật thể không gian sượt qua Trái Đất. Bất ngờ hơn nữa, không một nhà quan sát thiên văn hay hệ thống kính thiên văn nào thấy 2020 QG từ xa và dự báo đường đi của nó như trước đây".

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lâu nay vốn thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất để giảm thiểu mức độ rủi ro cho Trái Đất trước các vật thể không gian lạ. Thậm chí, nhiều thiên thạch, tiểu hành tinh không vượt qua nổi tầm quan sát của bất cứ kính viễn vọng nào. Các nhà khoa học c̣n đánh giá được một số tiểu hành tinh có tiềm ẩn mối nguy hiểm ŕnh rập Trái Đất trong những năm gần đây.

"Nếu có sai sót lọt qua lỗ hổng trong hệ thống giám sát NEO của chúng tôi, thiên thạch/tiểu hành tinh có thể giết chết hàng chục ngàn người", Paul Chodas nói.

2020 QG NẾU PHÁT NỔ SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Thiên thạch bay sượt qua Trái Đất này ban đầu được gọi là ZTF0DxQ nhưng hiện nay được các nhà thiên văn học chính thức gọi nó là 2020 QG.

"2020 QG đă đi qua khoảng 1/4 đường kính Trái Đất với tốc độ khủng khiếp gần 13 km/giây! Những sự quan sát ban đầu cho thấy, thiên thạch cỡ kích thước chiếc xe hơi này đă bay qua Nam Bán cầu lúc 4 giờ sáng theo giờ Quốc tế ngày 16/8 vừa qua. Cụ thể, 2020 QG đă bay qua Nam Đại Dương gần Nam Cực", Tony Dunn, tác giả của website Orbitsimulator.com nói với Business Insider.

Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) đă tính toán một quỹ đạo hơi khác của 2020 QG này (xem h́nh):


Quỹ đạo của 2020 QG. Mũi tên màu vàng hiển thị hướng của Mặt Trời; màu xanh lam cho biết hướng của Trái Đất và đường thẳng xanh lá cây hiển thị vị trí/quỹ đạo của tiểu hành tinh sau mỗi 30 phút. (Nguồn: Trung tâm Tiểu hành tinh / Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU)

Các quan sát bằng kính thiên văn cho thấy vật thể 2020 QG này rộng từ 2 mét đến 5,5 mét. Một thiên thạch kích cỡ như vậy khi nổ tung trong bầu khí quyển, sẽ tạo ra một quả cầu lửa rực rỡ và giải thoát một vụ nổ không khí tương đương với việc kích nổ vài chục kiloton TNT.

Sức mạnh của 2020 QG giống như một trong 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đă thả xuống Nhật Bản vào năm 1945. Và khả năng không gây nguy hiểm cho con người bên dưới.

Tuy nhiên, điều này không làm cho việc khám phá tiểu hành tinh/thiên thạch có tính chất chủ quan v́ không cần phải cần đến 1 tảng đá không gian khổng lồ để gây ra một thảm họa cho con người.

Lấy ví dụ, một tiểu hành tinh rộng 20 mét đă phát nổ mà không có cảnh báo trước ở Chelyabinsk, Nga vào tháng 2/2013. Khi va chạm với bầu khí quyển, tiểu hành tinh này đă gây ra một vụ nổ tương đương 500 kiloton TNT, bằng 30 quả bom hạt nhân ở Hiroshima.

Vụ nổ này xảy ra ở độ cao 20 km và gây ra những trận sóng xung kích khiếncho toàn bộ cửa sổ của 6 thành phố của Nga vỡ tan tành, và khiến cho có khoảng 1.500 người đă bị thương.

2 LỖ HỔNG CỦA NASA

Đó là lư do NASA đang tích cực rà quét bầu trời để t́m các mối đe dọa như vậy sau khi Quốc hội Mỹ yêu cầu họ thực hiện từ năm 2005.

Tuy nhiên, cơ quan có 2 lỗ hổng chưa được vá:

- Thứ nhất, NASA được giao nhiệm vụ chỉ phát hiện 90% các tảng đá không gian "sát thủ thành phố" có đường kính lớn hơn khoảng 140 mét.

Vào tháng 5 năm 2019, NASA cho biết họ đă t́m thấy ít hơn một nửa trong số 25.000 vật thể ước tính có kích thước đó hoặc lớn hơn. Và tất nhiên, điều đó không tính đến những tảng đá nhỏ hơn như Chelyabinsk. Đó là lư do khiến cho thiên thạch cỡ 2020 QG khó bị phát hiện.

- Thứ hai, "Chúng ta không thể làm ǵ nhiều khi phát hiện các tiểu hành tinh/thiên thạch đến từ hướng Mặt Trời, v́ các tiểu hành tinh/thiên thạch chỉ được phát hiện bằng kính thiên văn quang học (như ZTF) và chúng tôi chỉ có thể t́m kiếm chúng trên bầu trời đêm", Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của NASA cho biết.

NASA có kế hoạch giải quyết những lỗ hổng này trong chương tŕnh săn t́m tiểu hành tinh của ḿnh. Cơ quan này đang trong giai đoạn đầu phát triển một kính viễn vọng không gian có thể phát hiện các tiểu hành tinh kích thước nhỏ hơn và các sao chổi đến từ hướng Mặt Trời.

Ngân sách năm 2020 của NASA được phân bổ là gần 36 triệu đô la Mỹ cho kính viễn vọng đó, được gọi là Sứ mệnh Giám sát Vật thể Gần Trái Đất (Near-Earth Object Surveillance Mission). Nếu tiếp tục được sự tài trợ, sứ mạng này có thể ra mắt sớm nhất là vào năm 2025.

Sưu tầm
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	photo1597803781623-15978037818531892656320.jpg
Views:	0
Size:	27.5 KB
ID:	1640749  
trungthuc_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.