T́nh h́nh nhiều điểm nóng vẫn c̣n ngổn ngang, xung đột thương mại Mỹ - Trung chực chờ dâng cao trong khi kinh tế toàn cầu vẫn c̣n nhiều khó khăn … là các thách thức nổi bật trong năm 2025.
Ngay trong tháng 1, một sự kiện lớn diễn ra là Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dự kiến nhậm chức vào ngày 20.1.
Từ Nhà Trắng đổi chủ
Việc ông Trump chính thức nhậm chức được đánh giá sẽ tạo ra tác động lớn đến t́nh h́nh thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách kinh tế sử dụng thuế quan như vũ khí chiến lược của Washington sắp tới có thể dẫn đến thương chiến Mỹ - Trung dâng cao, đồng thời nhiều nước, đặc biệt là châu Á có thể đối mặt không ít khó khăn.

Pháo hoa đón chào năm mới 2025 ở Sydney (Úc)
ẢNH: REUTERS
Theo phân tích mới đây, Hăng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings nhận định nếu bị Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại như tăng thuế, th́ nền kinh tế Trung Quốc đại lục sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ. S&P Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,8% vào năm 2024, rồi lần lượt giảm c̣n 4,1% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2026. Trong khi đó, là một động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu, nên nếu kinh tế Trung Quốc gặp khó sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế toàn cầu nói chung và các nền kinh tế trong khu vực nói riêng - vốn chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc.
Gần đây, Trung Quốc đă đưa ra những biện pháp tập trung vào thị trường nội địa để nỗ lực hồi phục nền kinh tế đồng thời ứng phó sức ép từ Mỹ. Điều này có thể gây ra rào cản lớn cho hàng hóa xuất khẩu của các nước trong khu vực, nhất là trong bối cảnh thị trường Mỹ có thể cũng sớm nâng mức thuế nhập khẩu.
Ngược lại, ngay chính nước Mỹ cũng có thể đối mặt rủi ro vật giá leo thang, lạm phát tăng cao v́ các biện pháp tăng thuế hàng nhập khẩu. Do các quốc gia nằm trong danh sách tăng thuế dự kiến đều là các nguồn cung cấp hàng hóa chính cho Mỹ, nhưng việc chuyển dịch chuỗi sản xuất về Mỹ khó có thể sớm trở thành hiện thực. Ngay từ tháng 11.2024, lạm phát của Mỹ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến một áp lực mới cho việc điều hành chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Không chỉ thay đổi về chính sách ngoại thương, Nhà Trắng dưới thời ông Trump dự kiến sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của tiền "ảo" (tiền kỹ thuật số, tiền điện tử). Chỉ trong vài tuần sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ, giá Bitcoin đă tăng hơn 50%, từ mức khoảng 67.000 USD lên 103.000 USD/coin. Tuy nhiên, dù không khuyến nghị loại bỏ Bitcoin hay tiền ảo ra khỏi danh mục đầu tư, nhưng các chuyên gia tài chính cũng liên tục cảnh báo rủi ro về loại h́nh tài sản này. Điển h́nh, tháng 12 vừa qua, Blackrock, công ty tài chính hiện quản lư lượng tài sản lớn nhất thế giới với giá trị khoảng 11.500 tỉ USD, cảnh báo: "Bitcoin có thể vẫn không đạt được sự chấp nhận rộng răi hơn. Và loại tiền ảo này có tính biến động và dễ bị bán tháo mạnh". Qua đó, Blackrock khuyến nghị Bitcoin không nên chiếm quá 2% tỷ trọng trong danh mục đầu tư.
Đến những cuộc chiến ngổn ngang
Năm 2024 khép lại nhưng t́nh h́nh xung đột ở Trung Đông lẫn Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù đây là các khu vực gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung cấp lương thực, năng lượng quan trọng và cả các tuyến lưu thông hàng hải then chốt của thế giới.
Với Trung Đông, mở đầu năm 2025 được dự báo Israel sẽ phát động các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, sau khi đă gây tổn thất nghiêm trọng cho các lực lượng Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng. Trong khi đó, những nhân vật chủ chốt trong chính quyền sắp tới của ông Trump có xu thế ủng hộ mạnh mẽ Israel. Hiện thực này dẫn đến khả năng Israel sẽ c̣n tăng cường các hoạt động quân sự, nhất là trong bối cảnh Iran và một số lực lượng thân hữu đang bị giảm sút ảnh hưởng cũng như sức mạnh.
C̣n với cuộc xung đột Ukraine, nếu như trước cuộc bầu cử th́ ông Trump từng tuyên bố sẽ giúp "đ́nh chiến trong 24 giờ", nhưng mới đây lại chỉ cam kết sẽ nỗ lực đem lại ḥa b́nh. Cuối tháng 11.2024, trả lời phỏng vấn, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nếu có thể gia nhập NATO, để liên minh này bảo vệ những vùng đất mà Ukraine vẫn c̣n đang giữ, th́ Kyiv có thể đạt đồng ư thỏa thuận ngừng bắn. Điều này được xem là Kyiv đă đồng ư tạm bỏ điều kiện tiên quyết để đàm phán lâu nay là Moscow trả lại các vùng đất chiếm đóng của Ukraine.
Thế nhưng, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí thường niên vào cuối tháng 12 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đặt ra một điều kiện mới về thỏa thuận đàm phán nếu đạt được. Đó là, Nga chỉ kư kết thỏa thuận với một "chính phủ hợp pháp" của Ukraine. Điều kiện này ám chỉ việc Moscow không công nhận chính quyền của Tổng thống Zelensky. Lẽ ra, nhiệm kỳ của Tổng thống Zelensky đă kết thúc trong năm 2024, nhưng ông tŕ hoăn tổ chức bầu cử với lư do xung đột đang diễn ra. Chính v́ thế, điều kiện mà chủ nhân Điện Kremlin đưa ra có thể được hiểu là Ukraine phải tổ chức bầu cử và Nga chấp nhận kết quả bầu cử là "hợp lệ", khiến cho đàm phán ḥa b́nh giữa hai bên sẽ càng trở nên trắc trở hơn. Chính v́ thế, lối thoát cho xung đột Ukraine trong năm 2025 vẫn c̣n nhiều khó khăn.
VietBF@sưu tập