Ở Đức, kư ức văn hóa thường bị phê phán, nhưng có lẽ cũng bị nhiều người hiểu sai, đặc biệt là thế hệ trẻ. V́ vậy, ngay trước ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân Holocaust, 27/1/2025, Thủ tướng Olaf Scholz kêu gọi h́nh thành kư ức văn hóa trong giới trẻ ở Đức. Theo ông, điều quan trọng là để ngày càng có nhiều người trẻ có thể giao lưu với những nhân chứng c̣n sống sót của thảm kịch này.
Kư ức văn hóa là ǵ?
Ngày 27/1/1945, các tù nhân của trại tập trung Auschwitz được giải phóng. Ở Đức, vào ngày này, mọi người tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của Đức Quốc xă. Cả nước treo cờ rủ, và những ṿng hoa được đặt bên bục phát biểu ở Quốc hội Liên bang Đức. Nhiều nghị sĩ và khách mời mặc đồ đen. Năm này qua năm khác, những bài diễn văn và tiếng vỗ tay lại vang lên. Việc tưởng niệm các nạn nhân của tội ác do Đức Quốc xă gây ra trong "Đế chế thứ ba" là yếu tố trung tâm trong kư ức văn hóa ở Đức.
Ở Đức, có hơn 300 đài tưởng niệm và trung tâm lưu trữ tài liệu về tội ác của Đức Quốc xă, học sinh phổ thông được học về chủ nghĩa quốc xă trên các tiết học lịch sử. Một số học sinh tham quan các trại tập trung cũ, nơi các em được giới thiệu về những tội ác man rợ đă xảy ra tại đó.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Đây là lời nhắc nhở về một chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước. Đức Quốc xă đă gây ra Thế chiến thứ hai, cướp đi hàng triệu sinh mạng, và chịu trách nhiệm về việc giết hại 6 triệu người Do Thái ở châu Âu - nạn nhân của nạn diệt chủng (Holocaust). Ngoài ra, c̣n có hàng trăm ngh́n nạn nhân khác của Đức Quốc xă: người Digan, các đối thủ chính trị của Đức Quốc xă, người đồng tính và khuyết tật.
Nếu bạn hỏi chính khách kiêm nhà báo Saba-Nur Cheema, th́ mọi thứ nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu: "Kư ức văn hóa là kiến thức tập thể về quá khứ và những hồi ức về nó. Cụ thể, đối với Đức, nó chủ yếu tập trung vào hồi ức về Holocaust và xem xét lại các tội ác của Đức Quốc xă".
Rất có thể, những người trẻ hơn nghĩ rằng kư ức văn hóa ở Đức đă h́nh thành từ lâu. Nhưng ngày tưởng niệm các nạn nhân của Đức Quốc xă chỉ được tổ chức ở Đức từ năm 1996. Và nó chưa bao giờ chính thức trở thành ngày quốc lễ.
Nhà báo Saba- Nur Cheema.
Kư ức văn hóa và sự công kích của phe cánh hữu
Cho đến nay, hồi ức về tội ác của Đức Quốc xă vẫn là mục tiêu công kích, đặc biệt là của các phần tử cực hữu và những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Trên nền tảng X, Giám đốc khu tưởng niệm Buchenwald và Mittelbau-Dora, Jens Christian Wagner, chia sẻ rằng một số thành viên của đảng cực hữu "Sự lựa chọn v́ nước Đức” (Alternativa fur Deutschland" - AfD) theo quan điểm cực hữu đă đe dọa ông v́ lập trường rơ ràng chống lại đảng này của ông.
"Hầu như tất cả các trung tâm tưởng niệm đều phải đối mặt với hành vi phá hoại và sự phủ nhận Holocaust. Nhưng cũng có thể nhận thấy rằng các cuộc tranh luận tại địa phương ngày càng trở nên gay gắt hơn", - Bà Veronika Hager thuộc Quỹ "Tưởng nhớ, Trách nhiệm và Tương lai" (EVZ) nói. "Những phát biểu mà cách đây mười năm bị xă hội coi là cực đoan, hiện nay được nhiều người chấp nhận hơn”. Ví dụ, đảng AfD đă nhiều lần tuyên bố rằng nước Đức quá tập trung vào những sự kiện tiêu cực trong kư ức lịch sử của ḿnh.
"Mục đích những phát biểu của phe cực hữu hoặc những người dân túy cánh hữu là làm dịu đi các tội ác trong quá khứ, để cuối cùng chúng ta ngừng nói về những ǵ đă xảy ra. Điều này có thể dẫn tới chỗ mối nguy cơ từ các nhóm cánh hữu dân tộc chủ nghĩa sẽ không c̣n hiện hữu và cụ thể nữa", - chính khách Saba-Nur Cheema cảnh báo.
Jens Christian Wagner - Giám đốc khu tưởng niệm Buchenwald và Mittelbau-Dora.
12% cư dân đức dưới 29 tuổi chưa bao giờ nghe nói về Holocaust
Tổ chức quốc tế Claims Conference, đại diện cho quyền lợi của người Do Thái trong các cuộc đàm phán về bồi thường cho các nạn nhân và con cháu của họ bị Đức Quốc xă đàn áp, trước đây đă tiến hành một cuộc khảo sát có tên "Index on Holocaust Knowledge and Awareness" ("Chỉ số Kiến thức và Nhận thức về Holocaust") tại 8 nước châu Âu.
Nghiên cứu cho thấy 12% dân cư Đức trong độ tuổi từ 18 đến 29 chưa bao giờ nghe nói về Holocaust hoặc không chắc chắn rằng họ đă từng nghe nói về nó. Ở Áo, tỷ lệ này là 14%, ở Romania là 15%, c̣n ở Pháp là 46%.
Theo kết quả khảo sát, ở tất cả các nước đều có những người không biết rằng trong thời kỳ "Đế chế thứ ba", phát xít Đức đă giết hại gần 6 triệu người Do Thái. Tại Đức, 18% số người tham gia khảo sát trên 18 tuổi cho rằng chỉ chưa đến 2 triệu người Do Thái bị giết hại. Ở các nước khác, tỷ lệ này c̣n cao hơn. Ở Romania, tỷ lệ này là 28%, đạt mức cao nhất.
Kết quả khảo sát ở Ba Lan đặc biệt gây ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu: 24% số người tham gia khảo sát cho rằng phát xít Đức chỉ tiêu diệt chưa đến 2 triệu người Do Thái, mặc dù thực tế số nạn nhân ở đấy lên tới gần 3 triệu người.
Một số người được hỏi thậm chí cho rằng Holocaust chưa từng xảy ra. Tại Đức, 2% số người tham gia khảo sát phát biểu như vậy.
Nhà báo Michel Friedman.
Phải chăng kư ức văn hóa đang thất bại?
Michel Friedman, một trong những nhà báo đă nhiều năm nay quan tâm tới t́nh trạng bài Do Thái ngày càng gia tăng. Ông chỉ trích mạnh mẽ kư ức văn hóa. Theo ông - và đây cũng là điều mà các tổ chức Do Thái thường xuyên nói tới - kư ức văn hóa ở Đức nặng về nghi lễ và tập trung vào quá khứ. "Bởi v́ cho dù sự quan tâm tới những người Do Thái đă khuất rất quan trọng, nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm về những người Do Thái đang sống. Mà cuộc sống của họ ở Đức hiện nay không mấy tốt đẹp" - Friedman nhấn mạnh.
Số vụ công kích bài Do Thái tiếp tục tăng cho đến ngày 7/10/2023, ngày xảy ra cuộc tấn công khủng bố tàn bạo của HAMAS vào Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng. Đối với một số người, đây là bằng chứng cho thấy kư ức văn hóa đă thất bại.
Ở Đức, kư ức văn hóa và việc bảo vệ cuộc sống của người Do Thái thường được xem xét đồng thời. Những bài học rút ra từ quá khứ nhằm bồi dưỡng trách nhiệm đối với hiện tại. Mối liên hệ này đ̣i hỏi kư ức văn hóa phải làm được một điều ǵ đó mà nó khó có thể đạt được, - ông Joseph Wilson, chuyên gia chống chủ nghĩa bài Do Thái thuộc Quỹ "Tưởng nhớ, Trách nhiệm và Tương lai", phát biểu.
"Kư ức văn hóa khác với việc ngăn chặn và đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái" - ông Wilson nói. Sự đồng cảm của con người khi đến thăm các khu tưởng niệm không tự động chuyển sang thời hiện tại và không dẫn đến việc nhận diện các mă bài Do Thái và thuyết âm mưu. "Thay vào đó, chúng ta cần nhận thức rằng các quan niệm của chúng ta về việc ngăn chặn chủ nghĩa bài Do Thái phần nào đă thất bại" - ông Wilson nhận xét.
Không có kư ức văn hóa duy nhất, hoàn hảo?
Kư ức văn hóa ở Đức đang gây ra nhiều tranh căi. Ví dụ, có những cuộc tranh luận giữa các nhà sử học về tính đặc biệt, duy nhất của hiện tượng Holocaust. Một số người cho rằng, việc quá chú trọng vào Holocaust khiến nước Đức bỏ qua các tội ác thực dân của ḿnh. Ngày 7/10/2023 và cuộc chiến tranh sau đó ở Dải Gaza khiến hàng chục ngh́n người chết đă trở thành một bước ngoặt khác. Bởi nó cũng đă làm lộ rơ các vết nứt trong xă hội Đức. Một trong số đó là khẩu hiệu "Không bao giờ như bây giờ" ("Nie wieder ist jetzt"), nghĩa là không thể để tội ác của chủ nghĩa quốc xă tái diễn. Tuy nhiên, hiện nay khẩu hiệu này được sử dụng cả trong các cuộc biểu t́nh ủng hộ Israel lẫn các cuộc biểu t́nh ủng hộ Palestine.
Kể từ bài phát biểu nổi tiếng của cựu Thủ tướng Angela Merkel tại Quốc hội Israel vào năm 2008, nơi bà tuyên bố an ninh của Israel là nhiệm vụ quốc gia của Đức, trách nhiệm bảo vệ sự tồn vong của nhà nước Do Thái thường được gắn liền với kư ức văn hóa của Đức. Đối với một số người, đây là dấu hiệu cho thấy kư ức văn hóa không mang tính phổ quát và không được h́nh thành cho xă hội Đức đương đại với nhiều người có nguồn gốc nhập cư.
Bà Saba-Nur Chima không nhất trí với ư kiến này, v́ cho rằng xă hội dân sự tự h́nh thành nên kư ức văn hóa. Nhưng, bà nhắc lại rằng lập luận được đưa ra đầu cuộc chiến ở Dải Gaza rằng Đức ủng hộ Israel chỉ v́ lịch sử của ḿnh, cũng bị nhiều người nhập cư trẻ phê phán. "Họ tự hỏi: “Tại sao người Palestine hiện nay phải chịu nhiều đau khổ đến thế?” Theo bà, cách đặt câu hỏi như vậy không có ǵ sai.
Ví dụ, Saba-Nur Chima đánh giá khẩu hiệu "Hăy giải phóng Palestine khỏi tội lỗi của người Đức" vốn được hô vang trong các cuộc biểu t́nh, đặc biệt là ở Berlin, ban đầu là một thông điệp chính trị, chứ không phải là sự tấn công vào kư ức văn hóa. Ngược lại, Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin về chủ nghĩa bài Do Thái (RIAS), trong báo cáo của ḿnh, đă đánh giá khẩu hiệu này như một "mong muốn “kết liễu” quá khứ quốc xă". Những cuộc tranh luận như vậy cho thấy ở Đức không có một kư ức văn hóa duy nhất, mà rất nhiều kư ức văn hóa.
Theo ư kiến của bà Veronika Hager, một trong những cách tiếp cận có thể là: “Trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều thứ có thể được xem xét một cách cụ thể. Có thể t́m hiểu về quá khứ của công ty, nơi bạn đang thực tập, trong thời kỳ Đức Quốc xă, hoặc tiểu sử của một người từng sống trong một ngôi nhà nào đó và đă bị giết". Những thanh thiếu niên có hoặc không có lịch sử nhập cư đều có thể thực hiện điều này.
Đồng thời, đối với Veronika Hager, điều quan trọng là không để đến mức người dân Đức nói rằng: "Vậy là bây giờ chúng ta đă có một kư ức văn hóa hoàn hảo, và chúng ta có thể đặt dấu chấm hết". "Đối với tôi, kư ức văn hóa luôn luôn là một cái ǵ đó mang tính tranh luận, vận động và phát triển", - bà nhấn mạnh. Ví dụ, một trong những bước tiếp theo trong việc phát triển kư ức văn hóa ở Đức có thể là thu hút các thành viên gia đ́nh ḿnh tham gia nghiên cứu chính trị và tội ác của chủ nghĩa phát xít. Vấn đề này, theo các chuyên gia, ở Đức hiện tại ít được nói đến.