Cặp đôi bị bắt quả tang t́nh tứ trên camera tại concert Coldplay gây băo TikTok, dấy lên làn sóng “săn lùng” danh tính và tranh căi về văn hóa soi đời tư trên mạng.

Khoảnh khắc cặp đôi hoảng hốt khi bị chiếu h́nh ảnh thân mật tại concert của Coldplay. Ảnh: X.
Màn tŕnh diễn live ca khúc Sparks của Coldplay từng gây sốt tháng trước khi trở thành “thánh ca thất t́nh” cho những trái tim đang khao khát yêu đương. Nhưng lần này, ban nhạc và bài hát lại trở thành tâm điểm chú ư không phải v́ giọng hát của Chris Martin.
Một cặp đôi bị bắt gặp trên camera tại concert Coldplay ở Foxborough, Massachusetts, Mỹ ngày 16/7 đă khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Đoạn video ghi lại khoảnh khắc họ đung đưa, mỉm cười bên nhau nhưng nhanh chóng né tránh khi h́nh ảnh của ḿnh xuất hiện trên màn h́nh lớn của sân vận động.
“Ồ, ồ, chuyện ǵ đây? Hoặc họ đang ngoại t́nh, hoặc chỉ là hơi ngại ngùng thôi”, Chris Martin đùa.

Chris Martin đă nói đùa về chuyện ngoại t́nh khi chứng kiến phản ứng bất thường của cặp đôi. Ảnh: The Australian.
Sau khi nhận thấy phản ứng bất thường của cặp đôi, Martin dường như đă dự đoán trước hậu quả. "Trời đất ơi. Tôi hy vọng chúng tôi không làm điều ǵ xấu", anh nói với đám đông.
Sự việc lập tức dấy lên làn sóng đồn đoán trong phần b́nh luận. Người dùng TikTok bắt đầu t́m cách xác định danh tính cặp đôi, điều tra công việc, nơi làm việc và t́nh trạng hôn nhân của họ.
Các tài khoản truyền thông lớn như Pop Crave và Pop Base cũng nhanh chóng lan truyền tin đồn về “mối t́nh vụng trộm” này đến hàng triệu người theo dơi trên X, kèm theo tên tuổi và chức danh bị đồn đoán của cặp đôi.
"Thám tử TikTok" vào cuộc
Người đàn ông được xác định là Andy Byron, đă có vợ, Giám đốc điều hành của Astronomer - một công ty phát triển phần mềm. Người phụ nữ là Kristin Cabot, Trưởng bộ phận nhân sự của công ty.
Theo The Guardian, t́nh trạng mối quan hệ của họ chưa được xác nhận, nhưng niềm hả hê của dân mạng không thể diễn tả hết tốc độ lan truyền chóng mặt của clip và cảm giác “sung sướng khi thấy người khác gặp họa” (schadenfreude) mà nó mang lại. “Bắt quả tang rồi nhé!” là b́nh luận phổ biến. #zerosympathy (không chút cảm thông) trở thành hashtag phổ biến.
C̣n theo bài b́nh luận câu chuyện này trên USA Today, chúng ta đang ch́m sâu hơn vào “văn hóa giám sát”, nơi mỗi hành động sai trái, ánh mắt đáng ngờ hay thậm chí một đặc điểm ngoại h́nh đều có thể bị hàng triệu người trên mạng xă hội soi xét. Đặc biệt, các “thám tử TikTok” dường như có niềm đam mê đặc biệt với việc bóc phốt kẻ ngoại t́nh.
Vụ việc ở concert của Coldplay đă được thêm vào danh sách những câu chuyện đang bùng nổ trên mạng xă hội, nơi người dùng sẵn sàng t́m kiếm những người xa lạ mà họ cho rằng xứng đáng bị bêu riếu.
Trên TikTok, có người tố cáo bạn đồng hành trên chuyến bay ngoại t́nh, có người đăng chi tiết chuyện gặp đàn ông trong tiệc độc thân để cảnh báo vị hôn thê của họ. Các nhóm Facebook “Are We Dating the Same Guy?” (Chúng ta có đang hẹn ḥ cùng một người đàn ông không?) cảnh báo phụ nữ về những gă đàn ông độc hại. Và thậm chí, có cả những “người thử ḷng trung thành” kiếm sống bằng cách gài bẫy để bắt quả tang kẻ phản bội.
Dù nhiều hành động nghe có vẻ xuất phát từ ư tốt, các chuyên gia cảnh báo việc trở thành “thám tử mạng” nghiệp dư như thế này có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.
Tâm lư bắt lỗi của đám đông
Ởbề nổi, khán giả đơn giản chỉ yêu thích drama. Nhưng sâu xa hơn, các nhà tâm lư học cho rằng xă hội đă phát triển một “tâm lư bắt lỗi” (gotcha mentality) nuôi dưỡng những cuộc bàn tán này.
Erica Chito-Childs, Phó trưởng khoa Nghệ thuật & Khoa học tại Hunter College, chia sẻ với USA Today rằng chúng ta thích can dự vào những mớ hỗn độn của người khác. “Một phần v́ nó khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn về cuộc sống của ḿnh, hoặc v́ nó đánh trúng thứ mà chúng ta cực kỳ ủng hộ hoặc phản đối - nhờ vào thuật toán ngày càng chính xác của mạng xă hội”.
Chỉ một cú bấm máy nhanh hay thậm chí nh́n thấy ai đó mở một ứng dụng cũng đủ làm mồi cho những kẻ ṭ ṃ, cung cấp vài chi tiết về cuộc sống của người khác. Không có ǵ ngăn họ đăng tải thông tin đó lên mạng và mọi người nhanh chóng lao vào cuộc tranh luận, cố gắng “sửa sai” cho những bất công họ cho là có thật.
Nhà tâm lư học Reneé Carr giải thích: “Với sự ra đời của văn hóa ‘cancel’ và cảm giác tự cho ḿnh quyền phán xét, một phần xă hội đă h́nh thành tâm lư ‘bắt lỗi’, cùng với sự nhạy cảm thái quá trước mọi sự xúc phạm hay bất công. Với khán giả mạng xă hội, điều này c̣n mạnh mẽ hơn”.
“Bản án” bêu rếu công khai
Chuyên gia cảnh báo chỉ v́ chúng ta có công cụ t́m người nhanh hơn không có nghĩa là chúng ta nên dùng nó.
Việc truy t́m và các chiến dịch tấn công thù ghét trên mạng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực. “Chia sẻ thông tin nhạy cảm mà một người muốn giữ kín có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của họ và khiến họ đối mặt nguy cơ bị quấy rối, bắt nạt hoặc thậm chí bị tổn hại về thể chất”, Brad Fulton, Phó giáo sư quản lư và chính sách xă hội tại Đại học Indiana - Bloomington, cảnh báo.
Cặp đôi tại concert Coldplay đă phản ứng một cách đáng ngờ - giá như họ chỉ mỉm cười hoặc quay đi thay v́ chạy trốn khỏi ống kính, có lẽ mọi người sẽ bỏ qua và nghĩ họ chỉ là cặp đôi nhút nhát. Nhưng ngay cả khi cả hai thực sự ngoại t́nh, liệu “tội lỗi” đó có xứng với “bản án” bêu rếu công khai?
Chase Cassine, chuyên gia công tác xă hội lâm sàng, nhấn mạnh: “Tôi cực kỳ khuyến cáo mọi người không nên quá háo hức hùa theo, chọn phe và vội vàng kết luận khi chỉ có thông tin hạn chế. Bạn có thể đang bị dẫn dắt bởi một góc nh́n sai lệch, thiên vị, và có thể đă bị che giấu hoặc lược bỏ những thông tin quan trọng”.
VietBF@ sưu tập