Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012

 
 
Thread Tools
Old 01-03-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 25
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default 10 vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ năm 2011

Năm 2011 đă chứng kiến nhiều vụ phá sản đ́nh đám tại Mỹ trong khắp các ngành nghề từ hàng không, viễn thông, năng lượng cho đến ngân hàng kéo theo hàng ngh́n nhân viên bị mất việc.

Theo các cơ quan xếp hạng lớn như Moody's và Standard & Poor's, xu hướng phá sản sẽ c̣n tiếp tục trong năm 2012 do những bất ổn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ châu Âu và các chính sách tiền tệ thắt chặt.

Theo báo cáo tháng 12 của Standard & Poor's, do cầu giảm mạnh, các ngành như bán lẻ, truyền thông giải trí, dầu mỏ là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Dưới đây là danh sách 10 vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ năm 2011 do hăng tin CNBC b́nh chọn dựa trên số tài sản công bố trong báo cáo thường niên năm 2010 của công ty.

10. Lee Enterprises

Tài sản: 1,15 tỷ USD

Số nhân viên: 6.200

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 12/12/2011


Lee Enterprises là một trong số các công ty sở hữu những tờ báo lớn nhất nước Mỹ, với hơn 40 tờ nhật báo tại 23 bang và số lượng phát hành hàng ngày là 1,34 triệu bản, ngày Chủ nhật là 1,63 triệu bản.

Cũng giống như chủ sở hữu các tờ báo khác tại Mỹ, công ty thành lập năm 1890 này đă phải vật lộn với t́nh trạng sụt giảm doanh thu quảng cáo, số lượng phát hành và người đọc chuyển sang đọc báo trực tuyến. Và Lee Enterprises là nạn nhân mới nhất trong cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp báo in của nước Mỹ.

Năm 2005, để mua lại hăng xuất bản Pulitzer – mà người sáng lập của nó là Joseph Pulitzer, người đă tạo ra giải thưởng Pulitzer dành cho giới báo chí truyền thông - Lee Enterprises đă phải vay mượn rất nhiều để trả mức giá 1,5 tỷ USD. Cộng thêm ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Lee Enterprise gặp phải vô vàn khó khăn trong việc trả nợ.

Năm 2011, suy thoái kinh tế đă càng khiến Lee Enterprise không thể hoàn trả khoản nợ đáo hạn tháng 4/2012 này. Do vậy, công ty này quyết định nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 của Luật Phá sản Mỹ nhằm kéo dài khoản thời hạn trả nợ cho tới năm 2015. Tuy nhiên, công ty này cho biết việc phá sản để tái cơ cấu này sẽ không ảnh hưởng ǵ tới việc kinh doanh và phát hành báo của ḿnh.

9. Terrestar Corp.

Tài sản: 1,38 tỷ USD

Số nhân viên: 104

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 16/02/2011


Công ty chuyên cung cấp giải pháp di động vệ tinh TerreStar Corp đă nộp đơn xin phá sản theo chương 11 Luật phá sản sau hồi tháng 2 vừa qua, chỉ vài tháng sau khi công ty con TerreStar Networks và 12 chi nhánh của công ty này xin bảo hộ hồi tháng 10/2010.

TerreStar Corp là công ty chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông cho các điện thoại di động mạng và vệ tinh tại Mỹ và Canada. Năm 2009, công ty này đă cho phóng một trong những vệ tinh thương mại lớn nhất thế giới với chi phí ước tính là 300 triệu USD. Công ty này cũng đă tung ra chiếc smartphone đầu tiên hoạt động trên cả băng tầng GSM/HSPA và mạng vệ tinh có tên Genus và sẽ được bán qua nhà mạng AT&T và sản phẩm hướng đến người dùng là các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp và giới doanh nhân. Tuy nhiên, sản phẩm này đă không thực sự thu hút người sử dụng.

Công ty này đang ch́m trong những khoản nợ chồng chất. Tổng số nợ của công ty con TerreStar Networks và 12 chi nhánh lên tới 1,64 tỷ USD, theo báo cáo quư của công ty gửi lên Ủy ban Giao dịch và Sàn chứng khoán Mỹ (SEC) tháng 6/2010. Tháng 2/2011, TerreStar Networks đă chính thức rút khoản kế hoạch tái cơ cấu và hiện đang được rao bán. Năm tháng sau đó, tháng 7/2011, hăng cung cấp truyền h́nh vệ tinh Dish Network đă mua lại TerreStar Networks với giá 1,38 tỷ USD.

8. Borders Group

Tài sản: 1,43 tỷ USD

Số nhân viên: 19.500

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 16/02/2011


Borders Group từng là hăng bán lẻ sách lớn thứ 2 tại Mỹ, sau Barnes & Noble, và được coi là cơn ác mộng của các cửa hàng bán sách nhỏ khi công ty này mở rộng hoạt động tại Mỹ giữa những năm 1990. Hăng bán lẻ sách 40 năm tuổi với hơn 600 cửa hàng tại Mỹ và châu Á Thái B́nh Dương này đă phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt của các hăng bán lẻ sách trực tuyến và thị trường sách điện tử.

Borders cũng đă cố gắng mở rộng hoạt động của ḿnh trên thị trường trực tuyến. Tuy nhiên, trang web ra đời năm 2008 của công ty này đă không thu hút được sự chú ư như của Barnes & Noble và trang bán lẻ trực tuyến Amazon.com.

Những nỗ lực cải cắt giảm chi phí và thúc đẩy doanh số bằng cách đóng cửa các cửa hàng đem lại ít lợi nhuận và tân trang trang web của Borders vẫn không thể giúp công ty này thoát khỏi khoản nợ 1,3 tỷ USD. Do vậy, công ty này quyết định nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 2/2011.

Borders hiện đang tiến hành thanh lư số tài sản c̣n lại bao gồm các cửa hàng bán lẻ, các hợp đồng cho thuê cửa hàng cũng như quyền sở hữu trí tuệ. Công ty Barnes & Noble đă mua lại danh sách khách hàng của Borders và trang web Borders.com nhằm nắm giữ đa số cổ phần tại công ty này.

7. General Maritime Corp

Tài sản: 1,78 tỷ USD

Số nhân viên: 1.137

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 17/11/2011


General Maritime là công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển dầu thô theo đường biển, và là một trong những chủ sở hữu nhiều tàu chở dầu nhất tại Mỹ. Công ty với 33 tàu chở dầu này đă bị ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu dầu mỏ sụt giảm mạnh, chi phí vận chuyển thấp và cạnh tranh trong ngành vận tải.

Đầu năm 2010, General Maritime đă vay 620 triệu USD để mua thêm 7 thuyền chở dầu khi ngành công nghiệp vận tải dầu mỏ đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, thời điểm những con tàu này được giao đến, sự phục hồi bắt đầu chững lại buộc General Maritime phải thực hiện các biện pháp thắt chặt. Công ty này cũng tiến hành cắt giảm chi phí và t́m kiếm nhà đầu tư để xử lư khoản nợ trên. Tuy nhiên số vốn huy động được chỉ là 200 triệu USD là không đủ, khiến công ty này buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 11/2011.

Sau đó, công ty đầu tư Oaktree Capital đă đồng ư đầu tư 175 triệu USD vào công ty và một tập đoàn thuộc Nordea Bank Finland cũng thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho General Maritime 100 triệu USD nhằm giúp công ty này tái cơ cấu. Những hỗ trợ này sẽ giúp giảm gánh nặng nợ nần, tăng khả năng thành khoản và bảo đảm việc làm cho hơn 1.000 nhân viên của General Maritime.

6. Integra Bank Corp.

Tài sản: 2,42 tỷ USD

Số nhân viên: 500

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 30/7/2011


Ngân hàng với hơn 52 chi nhánh và 100 điểm ATM tại các bang Kentucky, Indiana and Illinois đă buộc phải nộp đơn xin phá sản theo chương 7 Luật Phá sản Mỹ do phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ và tác động của thị trường bất động sản thương mại suy thoái tại Mỹ. Khoảng 50% hoạt động của ngân hàng này là liên quan tới bất động sản.

Ngân hàng này đă nỗ lực tăng tỷ lệ vốn bằng cách bán đi những chi nhánh tại các vùng hẻo lánh và cố gắng trả nợ. Tuy nhiên những nỗ lực này đă không thành công, buộc ngân hàng này phải bán tài sản và tài khoản tiền gửi của ḿnh cho đối thủ là Old National Bank.

5. NewPage Corp

Tài sản: 3,51 tỷ USD

Số nhân viên: 6.000

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 7/9/2011


NewPage là công ty sản xuất giấy lớn thuộc tập đoàn Cerberus Capital, hoạt động tại Mỹ và Canada với sản lượng 3,5 tấn giấy mỗi năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do khủng hoảng trong ngành báo in và xu hướng chuyển sang quảng cáo trực tuyến đă khiến nhu cầu giấy giảm mạnh. Thêm vào đó, giá gỗ, hóa chất và bột giấy tăng cao đă tăng thêm gánh nặng cho NewPage. Trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2011, công ty này đă công bố mức lỗ ṛng lên tới 229 triệu USD. NewPage cũng đă cố gắng để trả số nợ 4,2 tỷ USD nhưng các nhà cung cấp tỏ ra lo sợ và bất đầu cắt giảm tín dụng, khiến cho việc thanh khoản của công ty trở nên khó khăn. Tháng 9/2011, NewPage đă nộp đơn xin phá sản và hiện đang rao bán nhà máy hoạt động không hiệu quả tại Nova Scotia, Canada của ḿnh.

4. PMI Group

Tài sản: 4,21 tỷ USD

Số nhân viên: 700

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 23/11/2011


PMI Group là hăng bảo hiểm thế chấp lớn thứ 3 tại Mỹ. Kể từ khi bong bóng nhà đất Mỹ đổ vỡ năm 2007, PMI Group đă phải chi ra hàng tỷ đôla để trả bảo hiểm cho khách hàng. Hậu quả là, tháng 8 vừa rồi khi quỹ tiền của công ty đă sụt giảm xuống dưới mức quy định của bang, đơn vị chủ chốt của công ty là PMI Mortgage đă bị buộc dừng hoạt động bởi cơ quan bảo hiểm của chính quyền địa phương.

Hai tháng sau đó, PMI Mortgage Insurance và PMI Insurance đă bị Cơ quan bảo hiểm của chính quyền bang thu giữ do t́nh trạng tài chính tê liệt của công ty. Công ty mẹ là PMI Group đă đưa vụ việc ra ṭa và cho rằng 2 tỷ USD tiền mặt và các khoản đầu tư của ḿnh đủ để thanh toán các hợp đồng bảo hiểm cho đến tháng 12 năm 2013. Tuy nhiên, ṭa án cho rằng các công ty con của PMI đang mất khả năng thanh toán. Tính đến tháng 6/2011, hăng bảo hiểm này đă có 16 quư thua lỗ liên tiếp.

3. Dynegy Holdings

Tài sản: 9,95 tỷ USD

Số nhân viên: 1.650

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 7/11/2011


Dynegy Holdings là một đơn vị thuộc công ty điện Dynegy Inc. tại Mỹ. Do giá điện giảm tới 45% trong 2 năm qua đă khiến Dynegy rời vào t́nh cảnh hết sức khó khăn. Bên cạnh suy thoái kinh tế, công ty này cũng đang phải gánh số nợ lên tới 6,2 tỷ USD.

Kế hoạch tái cơ cấu theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ được kỳ vọng sẽ giúp công ty này thoát khỏi nợ nần và tái cấu trúc những hợp đồng thuê nhà máy đắt đỏ của ḿnh. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được ṭa án thông qua.

2. AMR Corp

Tài sản: 25,09 tỷ USD

Số nhân viên: 78.250

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 29/11/2011


AMR là công ty mẹ của American Airlines, hăng hàng không lớn thứ 3 tại Mỹ. Suốt 80 năm hoạt động, American Airlines luôn là một trong những hàng hàng không tiên phong trong ngành hàng không của Mỹ. Tuy nhiên, những năm gần đây, hăng này phải đối mặt với t́nh trạng sụt giảm nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, giá nhiên liệu tăng cũng như t́nh trạng máy bay của hăng trở nên già nua, cũ kỹ so với các đối thủ. Bên cạnh đó, chi phí lao động cũng là một trong những gánh nặng tài chính lớn nhất của công ty này.

Trong báo cáo thường niên năm 2010, American Airlines ước tính chi phí lao động hàng năm của hăng lớn hơn so với các đối thủ tới 600 triệu USD. Hăng này đang phải trả lương hưu cho 130.000 nhân viên với số tiền lên tới 10 tỷ USD. Cuối tháng 11 vừa rồi, theo gót các đối thủ như United Airlines và Delta Air Lines, American Airline đă đệ đơn xin bảo hộ phá sản và coi đây là cơ hội để tái cơ cấu các hợp đồng lao động của ḿnh.

Để tái cơ cấu theo chương 11 Luật phá sản, American Airlines sẽ tiến hành tái cơ cấu nợ và các hợp đồng cho thuê máy bay cũng như hủy các đường bay ít lợi nhuận. Hăng này cũng sẽ cắt giảm lao động và mua 32 chiếc Boeing mới nhằm nâng cấp đội bay và tăng sức cạnh tranh.

1. MF Global Holdings

Tài sản: 40,54 tỷ USD

Số nhân viên: 2.850

Ngày nộp đơn bảo hộ phá sản: 31/10/2011


Công ty môi giới chứng khoán MF Global đă trở thành công ty phố Wall lớn nhất phá sản kể từ vụ của ngân hàng Lehman Brothers hồi tháng 9 năm 2008. Đây cũng là vụ vỡ nợ lớn thứ 7 về giá trị tài sản trong lịch sử nước Mỹ.

Công ty 200 tuổi này đă liều lĩnh đầu tư vào trái phiếu chính phủ châu Âu và đă trở thành nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Theo báo cáo kết quả kinh doanh hàng quư công bố hôm 25/10, MF Global bị thua lỗ tới 191,6 triệu USD do đầu tư quá nhiều vào các khoản nợ xấu tại các quốc gia châu Âu. Cuối tháng 10/2011, công ty này đă nộp đơn xin phá sản và hiện đang thanh lư tài sản trên toàn thế giới. Vụ phá sản cũng khiến cho toàn bộ 1.066 nhân viên của công ty bị sa thải hồi đầu tháng 11.

Ngọc Trang
Theo CNBC
Attached Images
 
dh2003_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.