Theo một số nhận định th́ người Việt ở Mỹ vẫn nên đầu tư cho con cái học lên đại học ở Mỹ. Người Việt trong nước ao ước được qua Mỹ du học, nhưng rất tiếc học xong họ không thể ở lại và làm việc, hoặc rất ít khả năng có thể. C̣n người Việt ở Hoa Kỳ càng nên cho con đi học đại học, v́ học xong con cái có tấm bằng xin việc dễ v́ là công dân Hoa Kỳ. Vietbf gửi các bạn bài sai đọc cho hiểu thêm về vay tiền đi học Đại Học ở Hoa Kỳ.
Ảnh minh họa
Đối với tất cả những sinh viên tốt nghiệp đại học đang thở dài ngao ngán về về các khoản tiền trả nợ sinh viên, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (FED) tại New York có một tin nhắn gởi cho họ: những khoản tiền ấy rất xứng đáng cho sự học của họ.
Nếu bạn hối tiếc về chuyện chi tiêu tất cả số tiền ấy vào việc học đại học, bạn không đơn độc đâu. Khoảng 31% trong số những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ đều hối tiếc về việc trả tiền cho đại học thay v́ cố gắng kiếm được một công việc khi học xong trung học, theo Wells Fargo cho biết.
Tuy nhiên, chính nhờ nền giáo dục đắt tiền ấy mà trong cuộc sống của họ các sinh viên tốt nghiệp đại học mới có thể lấy lại được tất cả số tiền họ đă bỏ ra để có được văn bằng của họ, và nhiều thứ khác nữa, theo Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang New York cho biết.
“Trong bốn chục năm qua, những người có văn bằng cử nhân thường có hướng kiếm được nhiều hơn 56% so với các học sinh tốt nghiệp trung học, trong khi đó những người có văn bằng đại học đều có khuynh hướng kiếm được tiền nhiều hơn 21% so với các học sinh tốt nghiệp trung học,” theo ghi nhận của bản báo cáo.
Trong cuộc đời của họ, các sinh viên tốt nghiệp đại học hầu chắc đều kiếm được khoảng $1 triệu Mỹ kim trở lên. Những người có một văn bằng đại học cộng đồng kiếm được khoảng $325,000 Mỹ trở lên trong cuộc đời của họ, nhiều hơn so với các học sinh tốt nghiệp trường trung học.
Có một khuyến cáo: theo New York Fed cho biết, chi phí thực sự của giáo dục đại học là chi phí ṛng của học phí và chi phí cơ hội của tiền lương bị mất, tức là số tiền mà sinh viên bỏ mất bằng cách không đi làm việc toàn thời gian trong suốt những năm đại học của họ.
Và mặc dù những con số này nghe ra có vẻ tuyệt vời trong thời gian dài hạn, th́ chuyện rời trường đại học để đi t́m việc làm trong thị trường hiện nay không phải dễ dàng, và đ̣i hỏi phải linh động và kiên nhẫn.
Đặc biệt là khi, giống như hầu hết các sinh viên Mỹ, bạn tốt nghiệp với khoảng $30,000 trong các khoản nợ.
Kỳ lạ thay, nợ sinh viên vay, lên tới khoảng $1 ngh́n tỷ ở Mỹ, là một điều mà các tác giả New York Fed quyết định không đưa vào trong phân tích của họ về tỷ lệ thu lại tiền của một nền giáo dục.
Có một vài yếu tố khác trong chi phí giáo dục mà các tác giả bỏ qua.
Không những bản báo cáo không đưa nợ sinh viên vào trong phân tích, mà những bản ước tính học phí c̣n được sử dụng trong việc phân tích là các chi phí ṛng của học phí, những chi phí này không bao gồm tiền ăn và tiền trọ.
Bản báo cáo ước tính tổng chi phí học phí bốn năm là $26,000, lập luận rằng giá ṛng của văn bằng cử nhân là $6,550 một năm, tức là thấp hơn giá niêm yết hàng năm $14,750. Tại nhiều trường đại học tư nhân, đặc biệt là những trường ưu tú như các trường nằm trong Ivy League, giá niêm yết là trên $50,000.
C̣n chi phí của văn bằng đại học cộng đồng, theo FED, là bao nhiêu? $0 Mỹ kim. Trong thực tế, thấp hơn zero. Bản báo cáo lưu ư: “Phí tổn thực sự của văn bằng bằng đại học là nhiều hơn mức được trợ giá đầy đủ bởi những khoản phúc lợi khác nhau về thuế và các h́nh thức trợ cấp khác.”
Chi phí cho cơ hội
Chi phí cho cơ hội đi học đại học – bỏ lỡ hai năm hoặc bốn năm tiền lương toàn thời gian – không phải là cao, theo ghi nhận của New York Fed.
Số tiền lương mà các sinh viên Mỹ bỏ lỡ, nếu họ không tham gia thị trường lao động sau khi học xong trung học, tổng cộng lên tới $96,000 cho những người theo học chương tŕnh bốn năm cử nhân, và $46,000 cho những người học để lấy một văn bằng đại học cộng đồng hai năm. Sinh viên tốt nghiệp đại học có khả năng bù đắp cho những khoản tiền lương bị mất trong ṿng vài năm, nhờ vào mức lương cao hơn được bảo đảm bởi văn bằng của họ.
C̣n nợ th́ sao?
Bất chấp sự kiện là mọi người, từ Tổng Thống Obama đến Howard Schultz, giám đốc điều hành Starbucks, đều lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ sinh viên đang tác hại những người Mỹ tốt nghiệp đại học, New York Fed tin rằng các khoản nợ sinh viên là những khoản trợ cấp giá rẻ.
Các tác giả viết:
Để đổi lấy việc trả lăi suất, mọi người có thể lấy các khoản nợ sinh viên để tŕ hoăn việc trả tiền chi phí đại học của họ. V́ vậy việc đưa những lựa chọn tài trợ ấy vào trong tỷ lệ của cuộc phân tích của chúng tôi về lợi nhuận không phải là điều cần thiết. Quả thật, v́ lăi suất tính cho nợ sinh viên vay thường được trợ giá ở những mức phân lời thấp hơn thị trường, các món nợ sinh viên nói chung cho phép người ta kiếm được lợi nhuận cao hơn so với mức mà các kết quả của chúng tôi sẽ chỉ ra cho thấy”.
Mặc dù đúng là các khoản vay liên bang thường được trợ giá ở mức thấp hơn thị trường và dao động ở mức chưa tới lăi suất 6%, nhưng không phải mọi sinh viên đều hội đủ điều kiện để được vay những khoản nợ như vậy.
Kết quả là một số sinh viên cậy dựa vào các khoản vay tư nhân, với lăi suất cao tới 18%. Tính cho tới năm 2012, đă có 150 tỷ Mỹ kim trong các khoản nợ sinh viên tư nhân. Ngay cả khi New York Fed không coi các khoản vay và lăi suất này là đủ quan trọng để xem xét, khi lượng định giá trị của giáo dục của một người, th́ những sinh viên nào đă vay những khoản ấy đều biết rơ về những chi phí của họ.
Một cuộc nghiên cứu mới được công bố bởi viện Brookings Institute đi đến kết luận rằng các gia đ́nh Mỹ với những gánh nặng nợ sinh viên không phải là tiêu chuẩn, nhưng là “trường hợp ngoại lệ”.
Được soạn thảo từ Khảo Sát Tài Chính Giới Tiêu Thụ của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, bản báo cáo này cho thấy 58% trong tổng số các gia đ́nh mắc nợ chưa tới $10,000, và 18% mắc nợ từ $10,000 tới $20,000.
Vấn đề là việc đánh giá này xem xét tất cả các gia đ́nh mắc khoản nợ sinh viên, kể cả những gia đ́nh đă trả hết nợ của họ trong nhiều năm.
Do đó, các khoản nợ được phân tích trong cuộc nghiên cứu này không phải là nợ gốc được lấy ra, nhưng là những ǵ c̣n lại sau nhiều năm trả nợ.