Go Back   VietBF > Funny Boxes > Chuyện Phiếm, Chat Vui

Reply
 
Thread Tools
Old 05-10-2019   #1
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,196
Thanks: 21,589
Thanked 37,472 Times in 12,696 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7199 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Việt kiều về thăm quê



Mấy người? Mấy người?
– Bốn, hai Việt Kiều với hai Việt cộng!
Đó là câu đối đáp giữa nhóm người vừa bước vào tiệm phở với ông chủ tiệm. Cách ăn nói ở Việt Nam bây giờ coi ṃi tự nhiên và h́nh như họ không c̣n e dè ǵ nữa.

Về nước, mặc bộ đồ lao động, da được phơi nắng hai ba tuần nám đen cho giống người trong nước, tôi ung dung ngoắc chiếc xe ôm và oách như người Di cư 54:
– Đi Thủ Đức!

Gió chiều lồng lộng trên Xa lộ Biên Hoà, tôi mỉm cười đắc chí, lẩm bẩm ca bài “Từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau…. đay, c̣n tay kia… chúng ông dắt con cầy…”

*****

Chạy ngang khoảng Cát Lái, chú xe ôm bắt chuyện:
– Anh ở lước lào về?
Ô hay, sao lại “lước lào về” xế lày?
Tôi hỏi: – Anh tưởng tôi là Việt Kiều à? Tôi quê ở ngoài Hà Lam Linh đấy.

Anh nhất định tôi chẳng lừa được anh.
Có đời nào người trong “lước” mà lại ra đường đứng ngẩn ngơ ngó trời ngó đất, ngó cái bảng hiệu, ngó lùm cây bông giấy và ngó… con gái đi đường, y hệt đám bộ đội hồi mới vô Nam năm 75!

Anh giải thích thêm:
– Ra đường, cứ thấy ai băng qua lộ mà thập tḥ như con nít, nắm tay nhau hai ba người như dân quê lần đầu ra tỉnh, chắc trăm phần trăm họ là Việt Kiều đấy.
Hôm về quê, vợ chồng tôi ra chợ, cũng được chào đón một câu rất niềm nở:
– Mời anh chị Việt Kiều mua cho em ít rau.

Tôi ngạc nhiên, nhưng con em giải thích:
– Ai đời vào chợ mà mặt mày ngơ ngáo, chợ quê có ai đi cả hai vợ chồng như thế, mà có đi chăng nữa cũng người đầu chợ kẻ cuối chợ lo mua đồ mà về cho sớm, chứ có đâu dẫn nhau đi vô hàng rau, nh́n quả khổ qua, ngó thúng cà pháo, ngó cả bó rau dền.

Nhớ lúc mới bước xuống phi trường, tôi mắc cười ngay cái bảng ghi hàng chữ “Tổ Lái”, người đi bên cạnh hỏi nhỏ:
– Cười ǵ thế?
– Cái bảng ghi Tổ Lái.
– Kệ họ, đó là lối đi dành riêng cho tiếp viên và phi công, ḿnh đi lối bên này.

Khi về tới đ̣ Vàm Cống gần Long Xuyên, vợ tôi lại chúm chím cười với hàng chữ: Cụm Phà Vàm Cống.
Thằng em tôi thấy thế nói rằng: – Ăn thua ǵ, ở SG c̣n có một cơ quan đề là Cụm Cảng Hàng Không Phía nữa ḱa.

Từ đường lộ vào nhà Má tôi c̣n hai cây số nữa, khi bước xuống đ̣, tôi thấy hàng chữ sơn trên một tấm tôn treo tọng teng: Đừng cột ghe xập nhà.
Em tôi lại phải giải thích là nhà làm de ra phía trên sông, nếu người ta cột ghe vào mấy cây chống sàn nhà, khi tàu lớn chạy ngang sẽ tạo ra sóng nhồi xóc chiếc ghe, th́ nó sẽ giật tung lên và đổ nhà là cái chắc.

Bao nhiêu năm xa nhà, về lại th́ cái ǵ cũng lạ và dễ tức cười, mà người ở nhà họ cũng cười cái lạ của ḿnh. Tôi ra phố chợ, đặt tiệm da giầy một cái bao điện thoại theo ư ḿnh, đeo vào, thằng bạn lắc đầu cười:
– Y như cái bao đựng đạn súng lục.

Mặc cái áo sơ mi kiểu Hawaii định ra phố, bà chị nói: – Trông cậu y như phường tuồng!
Tôi ở Garden City, Kansas, muốn về VN phải lên Wichita để đón máy bay, lái xe hơn ba tiếng đồng hồ. Khi đi, mùa hè oi ả, mặc chiếc quần ngắn cho nó mát, lên đến nơi, gặp bạn bè nói chuyện đến khuya, gần nửa đêm chuẩn bị áo quần để sáng mai ra phi trường sớm mà về VN, lục quần áo mới thấy “sự cố” là không có cái quần dài nào cả, vội vàng ra chợ Walmart kiếm cái quần vào lúc nửa đêm. Walmart bán đủ mọi cỡ áo quần, duy chỉ có cỡ của tôi nó lại không bán, cuối cùng cũng lựa được một cái tạm hài ḷng: lưng rộng hơn hai số, bù lại, chiều dài ngắn đi một số.

Hôm sau tôi mặc vào cảm thấy nó làm sao ấy, nhưng lỡ rồi, mặc đại, đi đường cứ lâu lâu lại phải ôm nó mà xốc lên v́ dây lưng cũng quên tuốt ở nhà.

Về đến SG, bà chị tôi nh́n em thương hại quá, cứ xuưt xoa hoài, tội nghiệp nó ở Mỹ mà quần áo xốc xếch, xộc xệch!

Trời mùa Hè VN nóng thật, con tôi không muốn đi giầy nên tôi dẫn nó ra chợ Thái B́nh mua đôi dép Nhật, tôi định tập cho nó trả giá cho quen. Hỏi giá th́ bà hàng nói 4,500 đồng, thằng bé ngơ ngác không hiểu nên tôi phải thông dịch từ tiếng Việt qua tiếng Việt:
– Giá bốn mươi lăm trăm đó con, trả giá đi.
Thằng bé nói: – Đâu cần trả đâu, được rồi, rẻ quá mà.
Những người chung quanh cười um lên, xúm lại coi thằng Việt Kiều con mua đồ.

Có bữa kia ngồi ở quán cóc đầu ngơ uống cà phê, đứa em tḥ cổ vô gọi: – Anh ra đây xem Việt Kiều Con bị đày.
Tôi ngạc nhiên không hiểu nó nói ǵ, ra xem th́ thấy một bà già kè hai đứa nhỏ khoảng dưới sáu tuổi, ăn mặc có vẻ tươm tất lắm, không biết là đi nhà trẻ hay ra công viên chơi nhưng mặt tụi nó ỉu x́u.
Th́ ra hai đứa bé đó có cha mẹ làm Nail ở Mỹ, không hiểu sao lại giao chúng về cho bà ngoại nuôi, cả xóm này gọi tụi nó là hai thằng Việt Kiều Con Bị Đày!

MỜI BẠN CÙNG TÔI KHÁM PHÁ SỰ ĐỔI MỚI CỦA VN TRONG 3 TUẦN THĂM QUÊ CỦA TÔI



Hồi này có một loại xe đ̣ (xe khách) gọi là xe đ̣ nằm. Đi xe này hành khách không ngồi ghế như xe đ̣ thường, mà được nằm dài ra.. Xe có ba dăy giường, mỗi dăy ba chiếc giường sắt và lại c̣n chồng lên một tầng nữa, vị chi là 24 cái giường.
Đây là loại giường hiện đại điều chỉnh được, tựa như giường ở trong bệnh viện.

Xe có điều hoà không khí và mở nhạc vàng nghe thoải mái. Mỗi người lên xe đều được phát một chiếc mền để đắp v́ xe mở máy lạnh.
Hành khách mua vé qua điện thoại, tài xế sẽ bốc khách hẹn trước tại bất cứ khúc đường nào trên tuyến xe sẽ chạy qua.

Xe chạy khá đúng giờ, giá vé cũng tương đối hạp với túi tiền, thí dụ tuyến Rạch Giá-Vũng Tàu là 125,000 một lượt (chưa tới 8 đô la). Lơ xe rất điệu nghệ, phục vụ hành khách rất lịch sự và tận t́nh.

Hôm đó, nằm kế tôi là một cô nh́n dễ thương lắm, nhưng hai giường lại cách nhau đến nửa thước. Tôi ước ao lần sau họ ghép giường gần nhau hơn, để hành khách có thể nằm mà ḍm nhau, âu cũng là cách rút ngắn thời gian trên đường dài.

Ai cũng biết xe đ̣ VN có cái tật là hễ thấy khách đón xe th́ không cần biết họ muốn đi tới đâu, anh lơ nhảy xuống kéo ào lên xe, miệng la “Tới luôn bác tài”.

Chuyến tôi đi, có hai cha con ông kia lên xe, xe chạy một quăng th́ lơ xe mới khám phá ra “có vấn đề”. Ông già có tính tiết kiệm, đặt mua vé có một giường, mà lại dẫn theo cô con gái. Ông căi với lơ xe:
– Hai người ngồi trên giường th́ cũng choán chỗ y như một người nằm chớ ǵ.

Mặt nạ lịch sự của anh lơ xe bèn rớt xuống, anh ta với ông già xổ tiếng Đức với nhau một hồi, rồi sau cùng ông già nhượng bộ trả thêm 20,000 để cô con có thể ngồi ké ở phía cuối giường.

Tôi rất tội nghiệp mà không thể mời cô ngồi qua phía giường tôi, hoặc là mua cho cô một vé, v́ hôm đó tôi đang đi chung với “con gấu yêu dấu” của tôi!

2. Ăn Uống


Nghệ thuật ẩm thực VN th́ quá siêu đẳng rồi, tôi xin không đề cập đến những chuyện uống máu rắn, ăn ḅ cạp hoặc trích mật gấu …, ḿnh chỉ làm một người b́nh thường ăn những món ăn b́nh thường.
-Bạn muốn xài tiền triệu?

Mời vào tiệm C. Steak House ở đường Đinh Công Tráng (chợ Tân Định), một miếng T Bone 6oz… giá rất nhẹ nhàng là 250,000 (tiệm này có vẻ kỳ thị nặng, trên bảng giá đề: Thịt ḅ Mỹ: 250.000 thịt ḅ Úc: 225.000, thịt ḅ nội địa :180.000)..

Miếng steak ăn vào, nuốt đến đâu, thấy nó nghẹn nghẹn đến đó, v́ giá cả là một, nhưng cũng tại v́ nó giống như miếng thịt được bỏ trong Microwave!

Bạn muốn xài tiền lẻ?
Mời bạn đi ăn cháo ḷng b́nh dân với tôi.
Tôi biết cô bán cháo ḷng ở quê, trước 1975 cô thuộc loại sắc nước hương trời, nhưng hồng nhan đa truân, cô đă kẹt lại. Quán cô chỉ là một cái bàn làm bằng gỗ tạp nho nhỏ, trên để mấy chai lọ lỉnh kỉnh như muỗng đũa, nước mắm, ớt… ngang chỗ cô ngồi là một nồi cháo đang sôi ọc ạch đặt trên cái cà ràng lửa liu riu.

Là khách đặc biệt nên tôi được cô vồn vă hỏi thăm và ân cần đưa cho một đôi đũa không nằm trên ống đũa “dân gian” trên bàn, cô lau cẩn thận bằng một miếng giẻ và nói:
– Anh dùng đũa này sạch hơn.
(Đũa của cô có nhiều loại: Sạch, sạch vừa, sạch hơn)

Cháo bán giá từ 3 ngàn một tô, dĩ nhiên khách muốn thêm thịt, thêm ḷng th́ sẽ tính thêm tiền.



Tôi ngồi ăn cháo mà ái ngại cho cuộc đời cô, v́ cách đây hơn hai mươi năm, thấy cô đi ngoài đường th́ tôi “chỉ nh́n mà không dám nói” v́ nghĩ tới cái thân phận “quản chế” của ḿnh.

Chợt một bà đi ngang phía trước, bà bước bỗng một chân và né sang phía trái, tôi ngạc nhiên khi thấy động tác của bà nên chú ư nh́n xuống mặt đường th́ – eo ơi một đống phân chó nằm thù lù ở đó. Khiếp đảm, tôi bèn gài tờ giấy bạc vào dưới tô rồi cám ơn cô chủ quán để dzọt gấp.

Dợm đứng lên th́ cũng vừa lúc cánh cửa sắt phía sau lưng cô hàng mở ra, một mùi nồng nặc xộc vào mũi tôi, th́ ra đây là cửa hàng bán phân bón và thuốc trừ sâu rầy, mà cô hàng chỉ thuê phía trước chái hiên để bán buổi sáng. Khách hàng của cô cứ tự nhiên ăn uống kề bên những bao phân và những chai thuốc sâu độc hại, có điều mỗi lần xe đ̣ chạy ngang, bụi tung lên mù mịt nên mùi phân bón cũng v́ thế mà bớt đi phần nào!

3. Tham Dự Phiên Toà Lưu Động
Đang lững thững gần chợ Kinh 8 để ngó ông đi qua bà đi lại th́ tôi nghe “loa cột đèn” thông báo hôm nay có phiên toà lưu động xử vụ ăn cắp trong chợ cách đây ít lâu, pḥng xử ở ngay trong trường tiểu học Đông Thọ, Tân Hiệp, Kiên Giang.

Trong sân trường có một xe công an, phía trước có hai anh công an đang đọc báo, thiên hạ xầm x́ rằng hai người bị c̣ng ngồi phía sau là một cặp vợ chồng, tôi nh́n thấy tụi nó nhóc quá, chừng mười bảy mười tám tuổi là cùng. Viên chức toà án, nhân viên an ninh và ấp đội chộn rộn chạy lăng xăng trong sân trường.

Tới giờ xử, bị cáo được dẫn từ xe vào trong trường, rồi thủ tục rất rườm rà, nào là tŕnh diện bị cáo, nào là giới thiệu thành phần các cấp dự phiên toà và tuyên đọc quyền hợp pháp của bị cáo ..

Theo cáo trạng, hai vợ chồng trẻ v́ túng tiền nên len lỏi vào chợ bấm dây chuyền của một đứa bé mà má nó đang bồng trên tay, bị phát hiện th́ cô vợ đưa tang vật cho chồng, anh này nuốt ngay vô bụng. Họ bị bắt đem vào nhà thương rọi X ray và bị truy tố.
Phiên toà bắt đầu bằng cảnh thư kư toà đọc tên tuổi, lư lịch của bị cáo, cáo trạng bị truy tố … sau đó là phần chất vấn giữa Công Tố Viên và bị cáo:
– Bị cáo tên ǵ?
- Tên là Hoa, ông có tên tui ở trong miếng giấy ở trên đó.

– Bị cáo bị tội ǵ có biết không?
- Dạ bị chi tố tội chôm đồ, bấm dây chiền. (bị truy tố tội chôm đồ, bấm dây chuyền)

– Bị cáo tả lại cảnh âm mưu đi bấm dây chiền như thế nào.
– Đâu có âm mưu ǵ đâu, hết tiền nói đi vô chợ kiếm tiền xài với trả nợ thôi.

– Bị cáo hăy kể rơ, ở nhà hai vợ chồng bàn tính âm mưu như thế nào để giựt dây chiền trong chợ.
– Ông đổ oan, chứ đâu có mưu ǵ, làm sao ở nhà mà biết có đứa nhỏ ở trong chợ có dây chiền mà âm mưu.

– Bị cáo không quí trọng sức lao động, không chịu làm ăn lương thiện mà tối ngày cứ lo đi giựt đồ là làm sao, bị cáo có muốn nói ǵ không?
– Đâu có tối ngày đi giựt đâu, lâu lâu mới làm một lần, giờ muốn xin d́a.

– Bị cáo phạm tội, bị cáo lại xin về, bị cáo nói vậy nghe có được không?
– Chứ lỡ rồi biết làm sao giờ, ở tù rồi ai nuôi con, nó c̣n nhỏ híu mới chín tháng hà.

– Cha bị cáo bao nhiêu tuổi? Làm nghề ǵ?
– Tuổi hổng nhớ, nghề đi ghe.

– Tuổi cha mà không nhớ, hay dữ, đi ghe mà làm nghề ǵ?
– Đă nghề đi ghe là nghề đi ghe chứ ai mà biết làm ǵ.

– Bao lâu về một lần?
– Dạ vô chừng, ổng có bà nhỏ, về vô chừng lắm.

Quan toà đúng là Phụ Mẫu Chi Dân nên quay qua hỏi thân nhân bị cáo có ai muốn nói ǵ không, th́ một bà quấn khăn rằn đứng lên xưng là mẹ bị cáo:
– Ông có cách ǵ coi cho nó d́a sớm sớm một chút tui đội ơn, nó là “con ních” đâu có làm hại ai bao giờ, tự tay giựt dây chiền mới bị bắt có một lần hà.


Quan toà rất thông cảm, cười cười rồi nói: – Mới bị bắt có một lần, c̣n thoát được mấy chục lần rồi?

Thằng chồng đen thui, chắc gốc Miên, không thấy nó nói ǵ ngoài những câu trả lời về lư lịch khi toà hỏi, đa số là con vợ nói xen vô.

Thằng bạn tôi th́ thầm: – Đàn bà ở đâu cũng lắm mồm, kể cả khi ra toà.

Phiên toà toàn là những câu đối đáp cù cưa như trên, nghe cũng buồn cười và giải trí được chốc lát.

Phiên toà kết thúc bằng một bản án 36 tháng tù dành cho mỗi người.

Dân trí ở miền quê h́nh như c̣n quá mộc mạc, họ không coi phiên toà ra ǵ, hoặc họ ĺ rồi nên coi như một tṛ hề trong phiên xử.

Nh́n cảnh anh Trung uư Công An đeo quân hàm oai vệ, bước bẻ góc ở ngoài sân khi tŕnh diện bị cáo với quan toà, rồi nghe những lời đối đáp giữa quan toà và bị cáo, giống như hai cảnh ở hai nơi, bị ép duyên vào một màn kịch bi hài.

4. Đi Thăm Mộ Ngô Tổng Thống



Báo chí hải ngoại đưa tin rằng anh em ông Diệm được cải táng rồi đem chôn ở Lái Thiêu, nên tôi hỏi người bạn:
– Ông biết Nghĩa trang Lái Thiêu có mộ anh em ông Diệm ở đâu không?
– Ai nói với ông là ông Diệm chôn ở Lái Thiêu?

– Thấy báo nói vậy.
– Lầm tuốt. Ba anh em họ Ngô và thân mẫu của họ đều chôn ở nghĩa trang Vườn Ngâu (Thủ Đức), chỗ này c̣n có tên là Thừa Thiên Tương Tế, v́ bên kia xa lộ có cái bảng đề là Lái Thiêu nên người ta tưởng lầm vậy, chứ phía bên này đường là thuộc về quận Thủ Đức.

Anh xe ôm ở gần nhà căi lại:
– Hổng dám đâu. Mộ ông Diệm chôn cùng chỗ với ông Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn đó… Họ đều là người Huế hết mà, ngay nghĩa trang G̣ Dưa gần đây chớ đâu xa.
Thế là tôi và ba người quen được anh ta hướng dẫn đi thăm.

Trời chiều mưa sụt sùi, nhưng nghĩa trang không có không khí ảm đạm, coi cũng khá đẹp. Chúng tôi đứng nh́n mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trang trí như một ḥn non bộ lớn.

Lúc chúng tôi đứng chụp h́nh th́ anh xe ôm lội cùng khắp mà không kiếm ra mộ TT Ngô Đ́nh Diệm, anh ta tẽn ṭ nói tụi tôi ra ngồi chờ ở quán cà phê rồi xách xe đi kiếm. Cả tiếng đồng hồ sau mới quay trở lại và cho biết người bạn tôi đă nói đúng: Họ được chôn ở nghĩa trang Vườn Ngâu chứ không phải G̣ Dưa.

Chạy xe khoảng 5 cây số nữa mới đến nơi, người ta chỉ cho ngôi mộ TT Ngô Đ́nh Diệm đề là Gioan Baotixita Huynh, mộ kế đó là của bà mẹ, tức là bà Ngô Đ́nh Khả, rồi mới tới mộ ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đề là Giacôbê Đệ. Ngay kế bên là một ngôi mộ có h́nh một người mặc quân phục VNCH, mang một sao hai bên cổ áo, đề tên Trần Văn Ân. Cách đó dăm ngôi mộ mới là mộ ông Ngô Đ́nh Cẩn, phía trước đề tên là Cẩn, nhưng phía sau lưng bia lại đề tên Can. Những người giữ nghĩa trang kể cho tôi nghe rằng tháng trước có người đặt một tấm bia mới đề tên là Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, rồi đem tới gắn lên ngôi mộ, đang làm th́ công an tới bắt đập bể ra, c̣n người th́ bắt đi làm kiểm điểm.

Ngày c̣n ở lính, tôi không hề nghe tên Chuẩn Tướng Trần Văn Ân bao giờ, hay đây là Đại Tá Ân, có bà vợ cũng là Nữ Quân Nhân, hai vợ chồng tử nạn khi bay trên chiếc trực thăng C&C trong một cuộc hành quân trên vùng Cao Nguyên (?)

5. Cuộc Sống Xă Hội
Hồi thời kỳ "chống Mỹ cứu nước", cứ "ra ngơ là gặp anh hùng", c̣n bây giờ đến quán cà phê, vô tiệm phở hay lúc đến thăm người quen, đều nghe người ta nói về những tỷ phú!
Hầu hết là chuyện nhà cửa đất đai, nào là giá một mét vuông đất từ một triệu vọt lên năm triệu, mà có người sở hữu đến dăm ngàn mét vuông; lại nghe ông kia mua một miếng đất năm bảy chục ngàn cách đây mấy năm, bây giờ nếu bán cũng được ít nhất hai ba tỷ!

Tôi đang ngồi ở quán cà phê, một anh c̣ đất xề tới gạ:
– Bên kia có miếng đất 3 ngàn mét, nếu anh trả chừng 500 ngàn một mét (một tỷ rưỡi) nó bán ngay, bảo đảm với anh, chỉ tháng sau là anh sẽ bán được 3 tỷ, nếu không dô mánh như vậy, thằng này xin làm con anh.

Trời ơi, nh́n cặp mắt láo liên của nó, tôi đă ngán rồi, nó lại c̣n xin làm con tôi nữa th́ xin chạy mất dép. Cứ chỉ nghe nói không thôi, th́ tiền ở VN sao dễ kiếm quá.

Vậy mà hễ cứ “giúp vốn” cho đứa cháu nào, th́ cứ y như rằng năm sau cụt vốn, nó nói “Làm ăn ở VN bây giờ khó lắm chú ơi ! Chú ở xa không biết …”

Tôi quát lên:
- Làm ăn ở đâu không khó ? Chỉ có nằm ngửa ăn sẵn mới dễ thôi.

Hôm tôi lại nhà người thân, anh đă đặt cọc để mua một miếng đất 40 ngàn đô, th́ có một anh bá vơ chạy xe tới đưa cho coi một bản đồ qui hoạch, mà trong đó chỉ rơ miếng đất kia đă bị qui hoạch làm công viên và nhà thể thao. Anh ta nói:
– Thấy anh tính mua th́ thương mà báo cho biết vậy, mai mốt có mất đất th́ đừng trách là thằng em không báo trước.

Trời ạ, bây giờ c̣n biết tin ai? Lên hỏi Địa Chính th́ họ cũng trả lời mờ ớ. Hay là thằng c̣ kia nói thế để ḿnh nản, đi mua miếng đất của nó ở chỗ khác (?).
Bên cạnh những người nói chuyện tiền tỷ, th́ lại có những cảnh lầm than quá sức.

Gia đ́nh tôi có làm bữa tiệc đăi bà con họ hàng lối xóm nhân dịp chúc thọ mẹ tôi được 90 tuổi. Sau bữa tiệc, có một số lon bia bán ve chai. Tôi thấy con cháu gọi chị mua đồ nhôm vô, hai người nói ǵ đó rồi chị ta tất tả ra đi, và khoảng hai giờ sau trở lại. Chị nhờ tôi phụ đếm số lon bia đă uống hết, chứa trong mấy cái thùng giấy. Tôi hỏi:
– Chị tính đếm từng lon hay sao?
– Dạ, v́ mỗi lon giá đến 200, nếu lộn th́ lỗ.

Tôi nh́n đống lon bên trong chứa lẫn lộn tàn thuốc lá lẫn xương gà.
– Con cháu tôi nói với chị là bao nhiêu lon?
– Dạ cô nói là 24 két, mỗi két 24 lon, nhưng chắc không c̣n đủ v́ có nhiều người uống rồi lấy luôn lon.

– Hồi năy thấy chị vô rồi đi luôn, tưởng chị không mua.
– Dạ không có, tại không đủ tiền nên phải về vựa vay thêm.

– Vựa ở đâu? Vay như thế nào?
- Dạ cũng gần, cách đây 5 cây số, đi xe ôm có ba ngàn đồng hà, vay rồi chiều về bán lại, trả họ tiền lời.

– Sao hồi sáng chị không đem về bán cho họ rồi mai đem tiền vô trả?
– Dạ sợ cô nhỏ không chịu.


Tôi thấy chán đời cho cô quá, tính ra số tiền chưa tới trăm ngàn, nếu không ngồi đếm với cô th́ có vẻ bất nhẫn, mà ngồi đếm đống lon hôi ŕnh đó th́ tôi chẳng hào hứng tí nào. Tôi nói:
– Thôi, khỏi đếm nữa, cô cứ đưa cho con nhỏ 20 ngàn thôi, thiếu bao nhiêu tôi bù.
Cô ngước lên nh́n tôi rồi ứa nước mắt nói nhỏ:
– Cám ơn anh.

Vừa lúc đó mẹ tôi bước ra hàng hiên v́ có tiếng người đàn bà la chói lói ở phía trước bờ sông, rồi một người chạy như bay vô sân:
– Cứu mạng! Cứu mạng! Bà ngoại ơi, ngoại có thuốc ǵ cho đứa con của con mấy viên, không thôi nó chết.

Mẹ tôi hỏi:
– Con chị bị đau ǵ mà đến nỗi chết? Mà tôi đâu biết thuốc ǵ mà cho.
– Dạ, nó đang giựt đùng đùng dưới ghe ḱa, hông có thuốc chắc nó chết.

Tôi xen vào:
– Ở nhà chỉ có thuốc cảm thôi chứ có thuốc ǵ mà cho, sao chị không đưa nó lại Trạm Y tế coi.
– Dạ thuốc cảm cũng được chú Hai, ở Trạm Y Tế họ đâu có cho cái ǵ đâu.

– Tôi chỉ có thuốc cảm người lớn thôi chứ không có thuốc con nít.
– Dạ chú Hai cho con đi, con d́a bẻ làm hai cho thằng nhỏ uống cũng được mà.

Tôi vô lục túi lấy chai thuốc Tylenol đưa cho chị nhưng vẫn ngần ngại nói: – - – Thuốc này là thuốc người lớn, tôi sợ con chị uống không hạp.

Chị ta sợ tôi đổi ư nên chụp vội chai thuốc trên tay tôi rồi nói: – Dạ không sao đâu, con cho nó uống mỗi lần nửa viên.

Những người thợ gặt mướn tạm trú bên bờ kinh, hay ngủ dưới ghe, họ ra ruộng từ khi c̣n tối trời, mang theo cả đứa con mới sanh chưa đầy tháng, thằng bé nằm chổng chân ngọ ngoạy trong cái thúng, phơi nắng cả ngày mặc dù có tấm mủ cao su che phất phơ trên đầu, chắc là đang tập làm Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ ngày xưa. Thỉnh thoảng nó khóc ré lên th́ bà mẹ chép miệng:
– Chắc thằng nhỏ bị kiến lửa chích!

Cô em gái tôi kể một chuyện khó tin nhưng có thật:
– Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo tọng teng trên ghi đông xe.
Bà già hỏi:
– Mày có cái ǵ đem vô cho tao đó Tèo?

– Dạ không có ǵ cho ngoại hết, má con nói đem em con vô nhờ ngoại chôn giùm!
Th́ ra má nó nghèo quá không có đất chôn con, nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.

6. Ấp Văn Hoá



Khắp miền quê, đâu đâu cũng thấy nhiều khẩu hiệu, thỉnh thoảng có tấm áp phích lớn đề là Ấp Văn Hoá. Đây là những ấp đă đạt đủ những tiêu chuẩn ǵ đó về nếp sống văn minh, tiến bộ, xoá nạn mù chữ…

Tôi đến nhà bạn chơi, cũng là một Ấp Văn Hoá, chứng kiến cảnh hai đám người chửi lộn nhau to tiếng, họ dùng toàn những lời lẽ “thầy chạy” luôn. Tôi chọc bạn tôi:
– Dân xóm mày chửi tục quá.

Nó nói:
– Họ không phải dân ở đây, họ ở ấp Văn Hoá bên kia, qua đây để gặt mướn.

Tôi diễu:
– Ở ấp Văn Hoá mà c̣n chửi nhau hả?

Nó cười:
– Càng ở Ấp Văn Hoá, càng chửi tục điệu nghệ hơn.

7. Đi Câu Giải Trí



Gọi một chiếc Taxi, tôi nhờ anh tài xế đưa đến một nơi câu cá giải trí, anh ta cam đoan biết rơ một hồ câu có lư lắm, lại có tiếp viên phục vụ và ngồi nói chuyện hết xẩy. Rồi ông chở tôi vào khu giải trí Thanh Đa. Chỉ là một cái hồ nông toen hoẻn rộng chừng một công đất, nước đục ngầu và có váng phèn. Từ cổng vào có ít bụi dừa nước đứng xơ rơ c̣i cọc. Chung quanh hồ có trồng một ít cây ăn trái như dừa, xoài và ít bụi tre, cứ cách vài ba bước lại làm một cái lều dă chiến, lợp lá, treo mấy cái vơng. Có tiếp viên thật, nhưng là những anh thanh niên từ miền Bắc vào, họ lăng xăng mắc vơng, dưa cần câu tới rồi mắc mồi bằng những miếng đậu hũ chiên vàng, nếu cá dính câu th́ họ sẽ gỡ cá, bỏ vào giỏ hoặc đem đi chiên nướng theo yêu cầu của khách. .

Câu hơn nửa ngày, khách câu khoảng 50 người mà tôi thấy chỉ có một cần dính cá, nản quá tôi bảo anh phục vụ:
– Anh làm thế nào th́ làm, mồi câu nào tốt nhất th́ cứ móc vô cho tôi, nếu câu dính một con cá tôi tặng riêng anh 10 ngàn.

Thánh thật! Chỉ một lát là đầu cần câu tôi nhúi xuống, tôi gặc mạnh cần rồi ra sức quay vào, con cá khá lớn lao trên mặt nước nhủi qua kéo lại làm rối nùi dây câu của những người gần đó, thế là từng tràng tiếng chửi thề vang lên.

Tôi hết hứng, bỏ dở buổi câu mà ḷng chán nản.

8. Thương Quá Em Bé Việt Nam
Ăn sáng ở lề đường Phan Thanh Giản, một em bé chừng mười hai mười ba tuổi cứ quẩn quanh mời tôi mua vé số, gương mặt và ánh mắt trông rất tội nghiệp. Tôi từ chối vài lần v́ biết nếu ḿnh mua của em này, th́ vô khối người khác sẽ đổ xô vào mời mua th́ rất kẹt, nhưng khi nh́n đến ánh mắt van lơn của em, ḷng thương người rất hiếm hoi của tôi nổi dậy, tôi muốn mua giúp em để hôm nay em có thể về sớm một bữa.

Tôi hỏi:
– B́nh thường em bán đến mấy giờ th́ hết xấp vé số này?
– Dạ thường th́ ít khi hết lắm, nhưng nếu c̣n dư th́ em phải đem về trả cho đại lư trước 3g chiều, nghĩa là trước khi xổ số.

Em nói từ sáng tới giờ mới bán được có 3 tấm, c̣n lại 97 tấm. Tôi kêu em đếm lại coi c̣n bao nhiêu tấm tôi mua hết cho, để hôm nay có thể về nhà nghỉ. Trong lúc tôi ăn th́ em ngồi đếm từng tờ và nói c̣n đúng 97 tấm, giá 5 ngàn 1 tấm, vị chi là 485 ngàn. Tôi móc 500 ngàn ra đưa luôn, nói khỏi thối.

Thằng bé sung sướng nói cám ơn rồi lách vào ḍng người xuôi ngược trên phố đông nghẹt những xe và người.


Đúng là: Sáng nay tươi hồng, trời không có mây… tôi tiếp tục bữa ăn sáng tuyệt vời.
Ở Mỹ mỗi lần mua vé số dĩ nhiên tôi mong ḿnh trúng, mà trúng là trúng lớn để tôi có thể điềm nhiên lật ngửa cái xe cà tàng của tôi lên mà đốt, tuy nó có vẻ hơi bạc bẽo, nhưng để giă từ cái sự không sung sướng của kiếp nghèo, nếu không trúng đi nữa th́ âu cũng là mua một niềm vui trong chốc lát, v́ đời chỉ vui khi có hy vọng.

Đọc bài essay của một sinh viên nói về mua vé số, tôi thấy cũng có lư, vé số giúp cho mọi người trúng.

Này nhé: Ngân sách nhà nước hưởng 40%, người bán lẻ và giới quảng cáo 20%, người trúng hưởng 40% .. và ngay cả chúng ta cũng trúng luôn v́ ta chỉ bỏ ra có mấy đồng, mà mua được niềm hy vọng, rẻ quá đi ấy chứ.

Những tín đồ các tôn giáo đă bỏ ra bao nhiêu tiền của, cũng chỉ là mua lấy một hy vọng mai sau có về cơi trời được hơn người khác, mà niềm hy vọng này chưa được ai kiểm chứng cụ thể cả, c̣n mua vé số th́ có người trúng thật rồi.

Hoan hô những người mua số như tôi là những người thông minh.
Lần này mua số ở VN, tôi lại thêm được cái lợi nữa là làm cho một em bé dễ thương vui được một ngày.

Ông Trương Quang Nhơn viết bài kể chuyện ông bị thằng đánh giầy lấy đinh đục cho thủng giầy rồi đ̣i tiền vá. Tôi nghi ông này vẫn c̣n thù Cộng sản nên đặt chuyện viết “linh tinh”.

Buổi chiều về nhà, tôi móc xấp vé số ra cho các cháu, tụi nó đang ồn ào chia chác th́ có đứa hỏi:
– Bác mua bao nhiêu tấm?
– Thằng nhỏ biểu là 97 tấm.

– Bác có đếm không?
– Đếm làm ǵ?

– Thế th́ bác bị nó lừa rồi, chỉ có 75 tờ thôi bác ạ.

Tôi suy nghĩ và tội nghiệp cho thiếu niên VN bị thất học, ngần ấy tuổi rồi mà đếm có mấy chục tấm vé số hăy c̣n sai.

Bọn nhóc trong nhà vừa cười vừa la:
– Ê, bác Việt Kiều bị thằng bán vé số nó lừa!

Tôi phân vân: Không lẽ thằng nhỏ đó nó nỡ lừa tôi, mà sao nó nghĩ cái kế lừa tôi mau như vậy được. Có lẽ nó đă lừa nhiều quả như vậy rồi.

9. Sách Báo
Tôi vào nhà sách mua một số sách báo mới xuất bản năm 2006.

Trong thời chiến tranh, nếu phải viết để tuyên truyền th́ không nói làm ǵ, nhưng bây giờ đâu cần làm vậy nữa, vậy mà có những câu chuyện hay kư sự về thời chiến đă không được thi vị hoá một chút nào, toàn nói những chuyện mà người đọc b́nh thường cảm thấy tội nghiệp cho tác giả, bà Mă Thiên Đông viết cuốn Chuyện Giờ Mới Kể, nói về những cuộc khủng bố hay những toán đặc công đột nhập vào SG khoảng thập niên 60 hay Tết Mậu Thân. Tôi có cảm tưởng bà ta bị bệnh hoang tưởng hay là xă hội đă làm cho bà và một thế hệ cùng thời có những suy nghĩ như vậy.

Bà kể cứ chỗ nào mà đám xung kích nội thành có mặt th́ bên phe Quốc Gia kể như “Tàn đời cô Lựu”. Chỉ có nửa tiểu đội đặc công tấn công vào Đài Phát Thanh mà họ tả xung hữu đột, bắn cháy một xe nồi đồng, quân địch chết 38 người c̣n lính bị thương th́ nằm la liệt khắp các nơi. Các chiến sĩ c̣n rất trẻ mới 17 hoặc 18 tuổi.

Ban đầu th́ tôi tưởng rằng bà tả nhân dân anh hùng của SG nổi dậy nên họ rành rẽ đường đi nước bước như thế, nhưng tác giả tiết lộ đó là những du kích ở làng Trung Hoà Hạ, dưới miệt Củ Chi - Hậu Nghĩa. Trước giờ nổ súng 15 phút họ c̣n cách Đài Phát thanh 100 thước, với lời hứa hẹn là Đại quân sẽ tiếp viện, chỉ cần họ giữ vững 15 phút mà thôi.



Bà Mă Thiên Đông c̣n viết một cuốn sách quái đản: Kẻ Bị CIA Cưa Chân Sáu Lần.

Chuyện kể Mỹ dùng 10 chiếc trực thăng đổ quân để chặn bắt một anh Giao Liên ở trong rừng, họ thiệt hại một máy bay lên thẳng và chết mấy chục quân. Bắt được anh giao liên họ mừng lắm, chở ngay về SG cho ở trong một biệt thự tráng lệ, hứa hẹn nếu anh chịu khai báo th́ sẽ tưởng thưởng cặp lon Trung Tá, cho 100 ngàn đô la với 10 người con gái đẹp phục vụ ngày đêm.

Dĩ nhiên câu chuyện lâm ly ở chỗ là cái anh Vẹm con này đă thấm nhuần lư tưởng của Bác và đảng, nên từ chối những thứ kia, thế là CIA đem anh đi cưa chân đến 6 lần, mỗi lần một khúc. Một anh Bác sĩ Nguỵ c̣n doạ đểu, khi cầm cái cưa dứ dứ và nói cắt đến chỗ này, chỗ này… để cho anh sợ mà khai hết bí mật ra.

Đọc xong những “Đại tác phẩm” này tôi lẩm bẩm: – Sách báo như thế này mà cũng bày đặt viết rồi xuất bản.

Bà xă tôi cười mũi: – Sách vớ vẩn như vậy mà cũng có người mua đọc, rồi tức mới hay

10. Người Xưa Lối Cũ
Có người về VN thăm thắng cảnh quê hương, có người về kiếm thế hưởng thụ ăn chơi, cũng có người về v́ t́nh cảm sâu đậm đối với thân nhân bạn bè năm cũ, thoáng đâu đó, có người t́m về để ôn lại một mối t́nh xưa.

Tôi theo người bạn đi đến nhà người xưa của nó. Bước chân vào con hẻm cụt có bóng mấy cây khế rợp mát, chân nó bước líu ríu như lê không nổi. Đến trước căn nhà có cây ngọc lan toả bóng, thấy có người đàn bà đang quét lá, tôi với tay bấm chuông, chứ thằng Thịnh như người mất hồn.
Người đàn bà hỏi:
– Hai ông kiếm ai?

Thịnh buột miệng nói liền:
– Thưa bác, cô Hằng có ở nhà không ạ?

Người đàn bà vừa mở cổng vừa ngờ ngợ:
– Anh là ai mà biết Hằng?

– Trời ơi, bác không nhớ cháu hay sao? Cháu là thằng Thịnh hồi trước đây có kèm cho Hằng lúc cô thi Tú Tài đó.

Cây chổi rớt xuống đất cái xẹp, hai tay bà ôm chầm lấy Thịnh và tiếng khóc oà ra:
– Trời ơi anh Thịnh, em là Hằng đây mà.

Th́ ra qua hơn 30 năm, Hằng ngày xưa nay đă hơn 50 rồi. Thời gian nó tàn phá chẳng chừa một ai.

Hôm tôi về Rạch Giá, vừa bước xuống con đ̣ ngang th́ đă có cả hơn chục người đứng ngồi dưới đ̣, ai cũng đưa mắt nh́n tôi, miệng cười cười như chào hỏi, nhưng tôi không nhận ra mặt ai quen, bỗng có một người đàn ông chừng 50 tuổi nhưng tóc c̣n loe hoe có mấy sợi phất phơ trước gió, vồn vă:
– Anh mới về chơi ạ, anh c̣n nhớ em không?

Đầu óc tôi bây giờ tây ta lẫn lộn, chỉ nhớ mang máng h́nh như anh này là Khanh Khờ. Và để tỏ ra là người nhiều t́nh cảm, chẳng bao giờ quên anh em bạn bè, tôi tiến tới vỗ vai rồi cả quyết:
– Quên thế chó nào được, cậu là thằng Khanh Khờ đây mà!

Nguyên cả chuyến đ̣ cười ngặt nghẹo, có người ôm bụng rũ xuống cười suưt rớt xuống sông. Tôi sượng trân, c̣n người đàn ông hem hễ kia nói như than:
– Em là Đĩnh đây, nhưng mà thằng Khanh mới bị khờ, c̣n em th́ b́nh thường mà anh.

Tôi chỉ c̣n biết xin lỗi anh ta v́ cái tài nhớ dai của ḿnh.

Về đi lại trên bờ con kinh xưa, tôi gặp một thiếu phụ bồng con trên tay, thôi đúng là người vợ của bạn tôi rồi, tôi xăng xái hỏi:
– Xin lỗi, chị là chị Độ phải không? Anh chị hồi này khoẻ chứ?

Cô ta ngơ ngác vài giây rồi lí nhí: – Dạ thưa, Độ là tên của bố mẹ cháu ạ.

Ôi! Từ Thức về trần, tôi quên béng đi là ḿnh đă xa quê hương một thế hệ rồi.
Ngày c̣n nhỏ, thập niên 50, tôi thường nghe bản Gạo Trắng Trăng Thanh khi nghe tiếng cắc cụp đều đều ở quê tôi, vùng suối rừng Thủ Dầu Một. Người dân vần công giă gạo cho nhau, cũng là dịp trai gái hẹn ḥ gặp gỡ qua công việc và lời ru tiếng hát:
“Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang. Ai đang xay, chày buông lơi nghe tiếng vơi tiếng đầy “.




Bây giờ không c̣n cảnh giă gạo đêm trăng nữa, nhưng bạn tôi, một ông Pilot 69A – Ông Đông Nguyên (thi sĩ Điên Ngông) – cũng trong tâm trạng Từ Thức về trần như tôi, nặn ra được một bài thơ có thể làm Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phiền ḷng:

Ta về giă lại cối xưa
Nửa đêm trăng tỏ bóng dừa ngả nghiêng
Thấy trong gạo trắng ưu phiền
Thương em hạt gạo c̣n nguyên nỗi buồn

Vận nước xoay vần, có những người đi xa, có những người c̣n ở lại, bài T́nh Già của Phan Khôi sao mà thấm thía quá thể:

Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ trong gian nhà nhỏ
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở…

Để rồi:

Hai mươi bốn năm sau
T́nh cờ QUÊ CŨ gặp nhau
Đôi mái đầu đều bạc
Nếu chẳng quen lung, đố có nh́n ra được…

Người ta nói “Quê hương là chùm khế ngọt”, ngọt như vần điệu ca dao và ngọt như nụ hôn người t́nh.

Vài vần thơ lạc điệu, xin gửi cho ai có những kỷ niệm khó quên của cây khế quê nhà:

Năm xưa có cây khế ngọt
Quả non đeo nhẹ trên cành
Tay trần anh đưa muốn hái
Em cười: Khế hăy c̣n xanh
Hôm nay anh cầm trái khế
Muốn cắn vào năm cánh hồng
Nhưng rồi nâng niu tay khẽ
Ôm ấp chuyện xưa vào ḷng…

Nguyên Chân
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	image (1).jpg
Views:	0
Size:	139.2 KB
ID:	1381266   Click image for larger version

Name:	image.jpg
Views:	0
Size:	148.6 KB
ID:	1381267   Click image for larger version

Name:	image (2).jpg
Views:	0
Size:	102.1 KB
ID:	1381268   Click image for larger version

Name:	image (3).jpg
Views:	0
Size:	120.8 KB
ID:	1381269  

Click image for larger version

Name:	image (4).jpg
Views:	0
Size:	135.6 KB
ID:	1381270   Click image for larger version

Name:	image (5).jpg
Views:	0
Size:	39.2 KB
ID:	1381271   Click image for larger version

Name:	image (6).jpg
Views:	0
Size:	30.2 KB
ID:	1381272   Click image for larger version

Name:	image (7).jpg
Views:	0
Size:	125.0 KB
ID:	1381273  

Click image for larger version

Name:	image (8).jpg
Views:	0
Size:	64.5 KB
ID:	1381274   Click image for larger version

Name:	image (10).jpg
Views:	0
Size:	99.4 KB
ID:	1381275   Click image for larger version

Name:	image (11).jpg
Views:	0
Size:	75.9 KB
ID:	1381276   Click image for larger version

Name:	image (9).jpg
Views:	0
Size:	41.0 KB
ID:	1381277  

__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.