Cảm động một người Mỹ thầm lặng xây cất bảo tàng viện cho những kỷ vật về VN - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cảm động một người Mỹ thầm lặng xây cất bảo tàng viện cho những kỷ vật về VN
Trên đôi bàn tay run rẩy của bà là một chiếc xích lô nhỏ xíu có gắng hai lá cờ, cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Ḥa. Hai lá cờ giấy đă cũ sờn theo năm tháng với nhiều nếp gấp nhăn nheo. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đă bạc màu bên góc trái và có một đường rách, nhưng được dán lại cẩn thận bằng miếng băng keo.

Năm 1965, cậu bé Dann 10 tuổi của thành phố cổ Marysville có người bạn lớn đi lính sang Việt Nam chiến đấu. Nhận thư bạn lớn từ chiến trường Dĩ An, cậu bé 10 tuổi xúc động, bắt đầu sưu tập kỷ vật về Việt Nam để làm… bảo tàng. 50 năm sau, Bảo Tàng từ nhà để xe của Dann, nay đă thành một công viên bảo tàng, quốc kỳ người lính Việt Nam Cộng Hoà được trân trọng. Tác giả bài viết là nhà giáo Phương Hoa của thành phố cổ Marysville, California.

Hồi thời chiến tranh Việt Nam, tôi thật ghét cái bọn “ngồi mát ăn bát vàng” và bọn nhà báo tung tin “không đầu không đuôi” trong khi con tôi đang dấn thân vào súng đạn. Thằng Allan nói bọn chúng chỉ giỏi khua môi múa mỏ ở bên này chứ thật ra chúng chả biết cái đếch ǵ. Ai có đến Việt Nam, sống cùng người dân, và chiến đấu cùng những người lính Việt Nam Cộng Ḥa th́ mới biết rơ sự t́nh, mới biết cuộc chiến này có ư nghĩa ra sao.“Cuộc chiến mà chúng con không được quyền chiến đấu cho tới cùng để thắng mẹ ạ,” Alan nó nói vậy đấy!

Alan đă nói đúng. Tôi cũng từng nghe rất nhiều cựu chiến binh Việt Nam tôi quen nói như thế.

Cho đến cuối năm 2009 th́ bà Hellen đă quá già, sức khỏe kém lại chuẩn bị đi mổ thận. Mấy ngày trước khi vào bệnh viện Kaiser, bà nhờ người y tá chăm sóc đặt biệt chở đến rồi đẩy vào tiệm tôi trên chiếc xe lăn. Trông bà rất yếu, thở hổn hển từ ống dưỡng khí được gắn vào mũi. Tôi nh́n bà và chợt sững sờ. Trên đôi bàn tay run rẩy của bà là một chiếc xích lô nhỏ xíu có gắng hai lá cờ, cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Ḥa. Hai lá cờ giấy đă cũ sờn theo năm tháng với nhiều nếp gấp nhăn nheo. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đă bạc màu bên góc trái và có một đường rách, nhưng được dán lại cẩn thận bằng miếng băng keo.

– Tôi sắp phải đi mổ thận, không biết lành dữ ra sao. Bà nói một cách khó nhọc. Những đường gân xanh trên cổ bà xê dịch liên hồi như thể muốn tách rời khỏi làn da tái mét. Bà đưa chiếc xích lô tí hon cho tôi:

– Chiếc “Pedi-cap” này là kỷ vật của thằng Alan để lại. Nó đă rất yêu quí và giữ ǵn cẩn thận món đồ này cho đến ngày nó mất. Tôi sợ khi giải phẩu nếu lỡ có bề ǵ, đồ đạc của tôi bị đem bán “Estate sale” và nó sẽ lưu lạc. Bà dừng lại một lát để thở rồi nói tiếp: -Mới đầu tôi không biết phải làm ǵ với nó, nhưng rồi nhớ đến anh chị, tôi nghĩ anh chị là những người thích hợp nhất để tôi tặng lại món quà này. Làm ơn thay tôi giữ nó!

Bảng danh hiệu bảo tàng và Công viên có chiến cụ cũ kéo về từ VN.

Tôi đỡ lấy kỷ vật từ tay bà Hellen, rồi đứng mân mê lá cờ vàng cũ rách. Kỷ niệm nào từ chiếc xích lô nhỏ màu xanh có chiếc đệm đỏ này đă làm cho người cựu quân nhân Mỹ tên Alan trân quí nó đến như vậy nhỉ. Tôi c̣n tần ngần chưa dám hỏi th́ bà Hellen đă nói:

– Đây là món quà từ người bạn Việt Nam rất thân với Alan. Anh ta đến Mỹ theo “diện” Humanitarian Operation (HO), và bọn họ t́nh cờ gặp lại nhau. Chiếc “Pedi-cap” này anh ta mang theo từ Việt Nam, khi gặp lại Alan th́ tặng cho nó. Nhưng anh ta đă chết sau đó vài năm v́ bệnh họan do ở tù quá lâu trên rừng. Ngày Alan c̣n sống, tôi đến thăm nhiều lần bắt gặp nó ngồi lặng ngắm cái vật này bằng đôi mắt thật buồn. Do vậy mà tôi cất giữ nó bao nhiêu năm nay. Nhưng giờ th́ tôi không được nữa rồi…

Bà nghẹn ngào, dừng lại nửa chừng. Tôi cũng rưng rưng. Trong tôi dâng lên một nỗi bồi hồi khó tả. Người HO đó, một sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa xưa, khi rời bỏ quê hương đă mang theo chiếc xích lô. Có phải v́ nó từng chuyên chở những nhọc nhằn, ngang trái, và bất hạnh của anh sau cuộc chiến? Hay anh muốn chở hết đi tất cả những đau khổ của đồng bào ḿnh? Hoặc là anh muốn luôn nh́n thấy nó để nhớ lại thời kỳ,”Đầu đường Thiếu Tá vá xe/Cuối đường Đại Úy bán chè đậu đen” để cố gắng vươn lên? Chiếc xích lô chỉ là vật vô tri, nhưng khi tặng cho Alan người bạn Mỹ đă từng cùng chung chiến tuyến, anh đă làm cho nó trở nên có hồn và đầy ư nghĩa với hai lá cờ Mỹ, Việt. Và Alan, người bạn Mỹ của anh đă trân quí, ǵn giữ cho đến tận cuối đời. Điều này cũng có nghĩa, Alan đă rất trân quí cái t́nh bạn, t́nh đồng đội và đồng minh từ cuộc chiến cho tự do mà anh và anh ấy đă từng tham gia.

– Xin bà hăy yên tâm. Tôi nói với bà Hellen. – Chúng tôi nhất định giữ kỹ món đồ này.

Và ông nhà tôi đă chưng chiếc xích lô trong tiệm từ đó cho đến khi chúng tôi bán tiệm mới mang về nhà. Nhớ đến đây tôi bèn nói với ông ấy:

– Phải rồi! Chúng ta nên đem nó tặng cho Nhà Bảo Tàng. Cất ở nhà ḿnh cứ dọn nhà tới lui hoài có khi bị găy hay thất lạc th́ uổng công bà Hellen đă gửi gắm.

Về đến nhà, ông ấy lấy ngay chiếc xích lô ra lau bụi bặm. Đă hơn bốn năm rồi, từ ngày bà Hellen đem tặng và không bao giờ trở lại gặp chúng tôi lần nữa. Bà sống một ḿnh không có người thân nên chúng tôi chẳng biết hỏi thăm ai về t́nh trạng của bà. Chiếc xích lô sau khi được lau xong nh́n sáng sủa, nhưng hai lá cờ giấy th́ quá cũ kỹ. Tôi nói:

– Trước đây v́ muốn giữ t́nh trạng nguyên thủy của món quà nên ḿnh để y như vậy. Nhưng bây giờ đem đến Nhà Bảo Tàng nó sẽ ở đó thiên thu. Phải thay hai lá cờ vải mới bền lâu được. Cờ Mỹ rách người ta có thể thay lá khác, nhưng cờ vàng sau này rách đi th́ làm sao?

Nhà tôi đồng ư. Tôi đến Walmart mua một lá cờ Mỹ bằng vải đem về. Nhưng lá cờ vàng không biết kiếm đâu ra. Thành phố chúng tôi ở chẳng có một cửa hiệu cửa hàng nào của người Việt cả. Ông ấy nói muốn mua cờ vàng ba sọc đỏ chỉ có nước đi San Jose hoặc là xuống Nam Cali, nhưng ḿnh cần lá cờ bằng vải nhỏ xíu như thế này th́ những nơi ấy cũng không dễ ǵ có bán. Cuối cùng, tôi quyết định phải tự tay may lá cờ này mới được. Nói là làm, chúng tôi rảo đi t́m mua vải. Nhưng kiếm hết từ Walmart đến Joann Fabrics chúng tôi cũng không t́m ra màu vàng và đỏ đúng màu cờ Việt Nam. Cuối cùng, tôi phải mua hai cuộn ruy-băng satin vàng và đỏ lọai lớn, dù chỉ cần có một đọan.

Về nhà, tôi ủi thẳng những nếp gấp của ruy-băng rồi h́ hục cắt may. Tôi trưng dụng luôn ông xă làm thợ phụ, “lệnh” ổng chạy tới chạy lui, hết lấy kéo đến cầm bàn ũi, phụ lượt dính những sọc đỏ vào hai mặt của lá cờ. Đến khuya th́ tác phẩm của chúng tôi cũng hoàn thành, lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu nhưng đẹp rực rỡ, sáng chói. Ông ấy thích quá đem gắn ngay vào chiếc xích lô và lấy máy h́nh ra chụp.

Qua những thông tin và tài liệu từ bà Mary, tôi t́m hiểu và biết thêm về lịch sử nhà bảo tàng trước khi đến viếng. Việc cậu bé tên Dann h́nh thành Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam đă được cộng đồng Marysville và những vùng lân cận biết đến rộng răi. Cậu bé thu thập kỷ vật và bắt đầu trưng bày bộ sưu tập về chiến tranh Việt Nam trong garage nhà cậu từ năm 1966. Lúc nào có dịp, là cậu “khăn gói” mang nó đi triển lăm khắp nơi, từ những bữa tiệc sinh nhật, họp mặt gia đ́nh, đến club. Tấm ḷng của cậu bé đến tai nhiều người, nhiều hội đoàn, và cậu được mời dự cuộc họp thường niên của các cựu chiến binh phi công Hoa Kỳ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tại cuộc họp mặt này, Dann được cựu tướng Không Quân nổi tiếng “Tex” Hill, một trong những con cọp bay “Flying Tigers” xuất sắc trong Thế Chiến thứ II, tặng một bức h́nh của ông với lời ghi chú, “Tặng Dann, người bạn nhỏ của tôi. Hy vọng tấm h́nh này sẽ làm phong phú thêm cho nhà bảo tàng tương lai của bạn.” Điều này cũng là một động lực rất lớn giúp cậu bé hoàn thành ước nguyện.

Khởi đầu, nó là một nhà bảo tàng tư nhân “tí hon” của cậu bé Dann. Năm 1977, Dann bắt đầu mang bộ sưu tập của ḿnh đi xa hơn, lúc này cậu thu thập được khá nhiều kỷ vật của những chiến binh từ Việt Nam trở về, đem triển lăm tại các lễ hội truyền thống, hội chợ, triển lăm súng, căn cứ quân sự, cùng nhiều nhà bảo tàng chiến tranh khác.

Về sau Dann Spear và vợ, Roberta, đă tự vay tiền để xây dựng lớn thêm trên khu đất nhà của họ, không quyên góp hoặc nhận bất cứ ngân khỏan tài trợ nào từ hội đoàn hay chính phủ. Và đến năm 1985, mười năm sau chiến tranh Việt Nam, nhà bảo tàng trong mơ ước của cậu bé Dann được chính thức khánh thành ra mắt công chúng với bài nói chuyện của thiếu tướng Donald Mattson, giám đốc Viện Bảo Tàng Quân Đội Tiểu Bang California, người cũng đă từng tham chiến Việt Nam.

Điều đặc biệt, nhà bảo tàng tuyệt đối không hề thu lệ phí vào cửa. Mỗi khi có ai hỏi về việc này, Dann trả lời, “Đây là nhà bảo tàng của các cựu chiến binh và của các bạn, bạn không phải trả tiền!”

Đến nay th́ nhà bảo tàng đă được phát triển rất qui mô, tiếp nhận gần sáu chục ngh́n kỷ vật, kể cả những kỷ vật từ các cuộc chiến khác quân đội Mỹ tham gia, như Thế Chiến thứ I, thứ II, Nội Chiến, Triều Tiên, Iraq, Afghanistan… và xây một gian pḥng hơn 6000 square feet dành riêng làm thư viện. Nhà Bảo Tàng giờ đây chính thức trở thành tổ chức bất vụ lợi, là di sản văn hóa của Bắc Cali, quản trị bởi một Ban Hội Đồng mà Dann Spear là giám đốc, được phép nhận quyên góp, gây quĩ để mở mang.

Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville được xem là “Nhà bảo tàng của những chiến sĩ bị bỏ quên” (Museum of the Forgotten Warriors). Báo giới địa phương đă khen ngợi giám đốc Dann Spear, “H́nh thành nhà bảo tàng này, Dann đă trả lại tên tuổi và mặt mũi cho các cựu chiến binh Việt Nam, những người đă từng bị bỏ quên sau cuộc chiến.”

Cuối tuần, chúng tôi rủ ông bạn hàng xóm tên Wayne, cũng là cựu chiến binh VN, đi thăm nhà bảo tàng. Nghe ông nói ở đó có bàn ghế picnic cho khách tham quan, tôi làm chả gị, cơm chiên, nướng một ít xúc xích, và mang theo trái cây, thức uống cho bữa trưa.

Nhà Bảo Tàng tọa lạc trên một khu đất rộng, thuộc vùng ngoại ô phía đông thành phố Marysville. Tấm bảng “VIETNAM-MUSEUM” trước cửa th́ nhỏ, đơn giản, nhưng những chiếc Thiếc Giáp, Trực Thăng, Súng Cối, những chiến cụ khổng lồ đă từng một thời “khạc ra lửa, mửa ra khói” cùng với quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, đang nằm “an dưỡng” trong sân, xung quanh là những lá cờ Mỹ to đùng và cờ binh chủng đủ màu giăng khắp mọi nơi, đă nói lên tầm vóc to lớn của nhà bảo tàng.

Cậu bé Dann sáng lập nhà bảo tàng năm xưa nay là ông mặt đỏ 60 tuổi, nhận kỷ vật từ tác giả Phương Hoa trao tặng.

Chúng tôi vừa đến cửa th́ một người đàn ông ra chào đón rất niềm nỡ. Ông cho biết là hướng dẫn viên của nhà bảo tàng, tên Richard Sawyer, cũng là cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam từ năm 70-71. Ông nói “Tôi ở đây thường xuyên v́ nó là cái nhà thứ hai của tôi!” Ông nhà tôi tỏ ư muốn gặp giám đốc Dann để tặng món quà. Thực ra th́ tặng quà đâu cần phải gặp giám đốc, nhưng tôi v́ ṭ ṃ muốn biết mặt “cậu bé Dann” rất nổi tiếng này ra sao nên đă dặn trước nhà tôi là “Không gặp ông Dann không về!” Trong khi chờ đợi gặp giám đốc, chúng tôi được ông Richard thăm khu vực Nhà Bảo Tàng Việt Nam. Ông bạn Wayne đă quá quen thuộc với nơi này nên ông ra thư viện để đọc sách.

Ông Richard cho biết, tất cả các pḥng phía trước là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam nguyên thủy lúc khởi đầu. Những gian kế tiếp trưng bày kỷ vật của các cuộc chiến khác mà Hoa Kỳ tham gia. Theo chân ông Richard vào gian pḥng đầu tiên, tôi bỗng lặng người khi nh́n thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Việt Nam Cộng Ḥa, thật lớn được lộng trong khung kính song song với lá cờ Mỹ đồng kích cỡ, và được đặt trang trọng trên kệ dăy tủ kính cao tận trần nhà. Bên trái khung ảnh treo cái phù hiệu tṛn lớn có khắc h́nh một quân nhân bồng súng và bên phải treo chiếc áo giáp với hai mẫu tự “MP,” nh́n có vẻ như là chúng đang “hộ vệ” cho hai lá đại kỳ Việt Mỹ. Bên dưới khung h́nh đứng một hàng dài các cô gái búp bê xinh đẹp mặc áo dài đủ màu sắc, kiểu eo thon truyền thống Việt Nam ngày trước, nhiều cô đầu trần với những mái tóc đen dài bện thành h́nh con rết và vài cô đội nón lá nghiêng nghiêng. Một sự trưng bày trang trí độc đáo như nhắn nhủ với người xem, chiến tranh đă từng nhẫn tâm dày xéo trên đất nước của các cô gái mỹ miều này.

Tôi vừa đi vừa căng mắt nh́n dán vào những món đồ trong tủ kính, vừa chú ư đến những lời thuyết minh lưu loát của ông Richard, như thể những kỷ vật là của chính ông. Mỗi kỷ vật đều có sự tích riêng, từ món nhỏ nhất là chiếc huy hiệu, biểu tượng, sắc áo, màu cờ của các binh chủng Việt, Mỹ, cái vỏ chai bia Saig̣n cao nghệu có h́nh cờ vàng ba sọc đỏ, đến bài báo tiếng Việt với bản tin “Chiến Thắng Quảng Ngăi” đăng tin “Liên Quân Việt Mỹ đă mở cuộc hành quân và đại thắng,” tất cả nói lên tấm ḷng và lời nhắn gửi của các cựu chiến binh Việt Nam đă cất công mang về và ǵn giữ chúng.

– Xem ḱa! Nhà tôi bỗng kéo tay tôi, chỉ vào tấm h́nh một vị tướng Mỹ đeo sao có mấy hàng chữ đề tặng kề bên. -Đây là tướng William Westmoreland, vị tướng chỉ huy quân sự cuộc chiến Việt Nam ngày xưa!

Tôi bước lại gần, chưa kịp đọc những lời đề tặng th́ nghe có tiếng người nói từ đàng sau:

“Yeah!” Tướng Westmoreland là “The Best,” người có biệt danh “đánh đâu thắng đó,” và ông đă từng nhiều lần đấu tranh đ̣i cung cấp thêm vũ khí đạn được cho các bạn đó!

Chúng tôi quay ra thấy một cựu quân nhân Mỹ đang cười toe, chỉ tay vào bức h́nh của ông tướng rồi đưa ngón cái làm dấu “number one!” À, th́ ra là “lính cũ” của ông tướng. Richard giới thiệu đó là Don Schrader, người từng là cố vấn cho “Lực Lượng Đặc Biệt” tại nhiều căn cứ “MACV” khác nhau ở Việt Nam năm 65-66. Ông Don nói giám đốc Dann đang đợi ở văn pḥng và kêu chúng tôi đi theo ông.

Một người đàn ông Á Châu bước ra khi chúng tôi vào. Giám đốc Dann ngồi trước một cái bàn dài chất ngổn ngan đầy những kỷ vật. Ông nói người đàn ông vừa rồi là người Hmong, đem tặng những kỷ vật từ cuộc chiến Việt Nam mà ông ấy từng tham dự. “Cậu bé Dann” mà tôi muốn gặp là một người đàn ông cao lớn, mặt đỏ hồng như tượng ngài Quan Công, nhưng nh́n rất hiền lành thân thiện. Tôi kể chuyện bà Mary giới thiệu, ông tỏ ra vui lắm. Nhà tôi lấy chiếc xích lô ra và nói:

– Đây là kỷ vật rất đặc biệt từ một cựu chiến binh Việt Nam, chúng tôi xin tặng lại cho nhà bảo tàng.

Ông Dann tṛn mắt trầm trồ:

– Ô! “Excellent!” Chiếc “Pedi-cap” thật là tuyệt mỹ! Vừa rối rít cám ơn, ông vừa lấy ra tấm “note” nhỏ để chúng tôi đề tặng. Rồi ông kêu tôi trao kỷ vật tận tay ông và đưa máy h́nh cho nhà tôi chụp mấy tấm. – Chúng tôi phải luôn luôn chứng minh đó là món quà tặng thật sự. Ông nói.

“An vị” chiếc xích lô vào chỗ thâu nhận kỷ vật xong, ông Dann đích thân đưa chúng tôi trở lại xem nốt các pḥng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam. Đi ngang một dăy “Mannequin” người mẫu mặc quân phục, tôi chợt nhớ lại những ǵ bà Mary kể bèn hỏi ông Dann:

– Tôi nghe bà Mary nói ông đă bắt đầu cái ư tưởng thành lập nhà bảo tàng này lúc ông c̣n rất nhỏ, ông có thể kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không?

Mặt người giám đốc vốn đă hồng hào giờ lại sáng tươi: -Theo tôi! Ông nói, và dẫn chúng tôi lại trước một chiếc tủ kính: -Năm 1965, khi tôi mười tuổi, tôi có viết thư cho một người bạn lớn tên Bill Buchroeder, thuộc đại đội I Bộ Binh đóng quân ở Dĩ An bên Việt Nam. Anh đang học cấp ba cùng trường với tôi th́ bị tổng động viên và đưa sang Việt Nam đánh giặc. Bill đă hồi âm cho tôi từ chiến trường Việt Nam sau một trận đánh, và lá thư anh viết trên mặt sau của mảnh giấy chỉ dẫn cách xử dụng ḿn “Claymore” đă làm tôi xúc động. Ông ngừng lại rồi mỉm cười, vẻ hănh diện: -Và tôi chợt nảy ra ư định sưu tập những kỷ vật chiến tranh Việt Nam từ đó. Lá thư “lịch sử” này là một trong những kỷ vật đầu tiên của bộ sưu tập, của nhà bảo tàng này!

Nh́n mảnh giấy cũ kỹ, ố vàng trong khung kính với những ḍng chữ nghuệch ngoạc mà tôi thấy nao ḷng. Người quân nhân Mỹ tên Bill Buchroeder ấy đă cố gắng hồi âm, gửi ḷng ḿnh từ trận tuyến nửa ṿng trái đất Việt Nam về cho người bạn nhỏ của ḿnh trên một mảnh giấy loại, mà không kịp chờ về thành phố để có giấy bút đàng hoàng. Anh làm sao ngờ được, hành động nhỏ nhưng đầy t́nh cảm này đă tạo một ư tưởng lớn cho cậu bé Dann.

Hành lang tưởng niệm tử sĩ được bao quanh bằng hàng ngàn thẻ bài của những người lính đă gục ngă.

Ông Dann bỗng nh́n qua bên trái và nói, giọng đầy cảm xúc:

– Anh chị xem này! Ông chỉ vào một ống thủy tinh nhỏ chỉ bằng ngón tay út. -Tuưp đất này là của một cựu chiến binh tặng. Anh nói đó là kỷ vật quan trọng anh đem từ Nam về cất giữ mấy chục năm qua.

Tôi cảm thấy cổ ḿnh nghèn nghẹn. Nam là tên gọi thân thương mà các cựu chiến binh Hoa Kỳ tôi quen biết thường dùng mỗi khi họ nhắc đến Việt Nam. Người lính này ắt hẳn đă có những kỷ niệm khó quên đối với Nam nên mới trân trọng nhúm đất đến như vậy. Kỷ niệm nào nằm trong tuưp đất màu nâu bé xíu đó hả anh? Có phải nó được trộn lẫn với máu và nước mắt của anh? Của bạn anh? Của những người lính Việt Nam Cộng Ḥa anh dũng sát cánh chiến đấu cùng anh mà anh nể phục? Hay của đồng bào tôi, những người dân vô tội bị thương v́ đạn bom mà anh đă từng cứu giúp? Có phải đó là nơi anh đă từng ḥ hẹn yêu thương một người con gái Việt Nam dịu hiền? Hay là nó chứa đựng sự đau ḷng của anh v́ nhiệm vụ chưa hoàn thành mà đành phải rời bỏ cái quê hương bé nhỏ nửa vời để giao miền đất tự do cho phương Bắc? Dù bất cứ đó là những kỷ niệm ǵ, cũng xin anh cho tôi được chia xẻ, được cám ơn anh. Không biết giờ này anh ở đâu. Ước ǵ tôi được gặp anh để bắt tay anh và nói một lời cám ơn. Nh́n thấy nhúm đất này tôi như thấy cả quê hương Việt Nam của tôi. Anh chỉ sống ở đó một thời gian ngắn mà khi rời xa anh c̣n lưu luyến đến thế này. C̣n tôi, tôi đă được sinh ra và lớn lên ở đó với muôn vàn kỷ niệm. Anh biết là tôi đau ḷng như thế nào khi rời bỏ nó, đúng không anh?

Đang miên man suy nghĩ, tôi giật ḿnh nghe tiếng nhà tôi:

– Ḱa! Đây là phù hiệu binh chủng Không Quân của tôi! ông nói với ông Dann, chỉ vào cái phù hiệu rồng bay “Tổ Quốc Không Gian” được đóng khung treo trong tủ kính, xung quanh quây quần bỡi nhiều huy chương và phù hiệu của các binh chủng quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. -Tôi đă phục vụ trong Không Quân cho đến ngày nền Cộng Ḥa của chúng tôi bị mất. – Vậy sao? Ông Dann hỏi như reo lên: Thế anh có c̣n giữ được h́nh ảnh ǵ không? Chúng tôi cần sưu tầm thêm kỷ vật và h́nh ảnh của những người lính Việt Nam Cộng Ḥa. Chúng tôi có không nhiều lắm những kỷ vật về các chiến sĩ đồng minh từng chiến đấu chung với quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tôi cười và góp lời: – Tôi c̣n giữ được vài tấm h́nh ông ấy mặc quân phục, chụp ở phi trường Nha Trang và Tân Sơn Nhất. Nhưng hồi đó ông ấy chỉ là một chuyên viên vô tuyến phi cơ. Ổng đâu có cấp bậc cao, đâu phải “quan quyền” chi mà đem h́nh ảnh đến đây để chưn, mắc cỡ chết!

“So what?” -Vậy th́ đă sao? Ông Dann nhướng mày: -Không có lính th́ làm sao có quan? Chúng tôi tôn trọng và vinh danh hết thảy các ban ngành, các cấp bậc. Tất cả mọi người trong quân đội đều liên quan với nhau như một guồng máy, thiếu một bộ phận máy sẽ không chạy được.Nếu anh chị copy và tặng cho viện bảo tàng vài tấm h́nh, chúng tôi sẽ quí lắm!

Nhà tôi hứa khi về sẽ sao lại vài tấm và gửi cho ông. Dạo hết khắp các pḥng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam th́ ông Dann đưa chúng tôi ra phía sau. Chúng tôi bước theo, tưởng ông sẽ cho xem ṭa nhà kế tiếp. Nhưng ra khỏi cửa sau đến khoảng trống giữa hai ṭa nhà, ông dừng lại. Tôi nh́n sang bên trái thấy nhiều dăy thẻ bài kim khí, những thẻ bài trắng không tên, được treo dày đặc sát vách tường từ ṭa nhà bên này ṿng quanh qua ṭa nhà bên kia thành h́nh chữ U. Chính giữa là cái bục xi măng thấp, trên đặt đôi giày bốt, một lá cờ Mỹ cắm rũ cạnh khẩu súng trường dựng đứng, bên trên là chiếc nón sắt, và một ṿng hoa rực rỡ được treo trên thân của khẩu súng trường. Ông Dann bỗng đứng nghiêm, quay mặt về phía ṿng hoa và đưa tay lên trán chào kiểu nhà binh. Nhà tôi cũng làm y như vậy. Riêng tôi th́ đứng cúi đầu mặc niệm, ḷng thầm nghĩ không biết có bao nhiêu thẻ bài ở đây nhỉ.

– Ở đây có tất cả là 6,297 thẻ bài, mỗi tấm thẻ tượng trưng cho một chiến sĩ Hoa Kỳ đă hy sinh ở Iraq và Afghanistan. Ông Dann chợt lên tiếng như đọc được ư nghĩ của tôi, làm tôi giật cả ḿnh. Ông kể, đài Tưởng Niệm này được khánh thành hồi tháng 10 năm 2011, cùng lúc với lễ “Đổ Đất Thánh,” đất cát vàng nâu từ Iraq được rắc ở trung tâm đài cho linh hồn những quân nhân tử trận Iraq, và đá dăm màu xám từ Afghanistan đổ viền xung quanh dành cho anh linh tử sĩ hy sinh Afghanistan. Rồi ông nh́n chúng tôi: – Anh chị đă biết, cái giá chúng ta phải trả cho tự do là quá đắt. Trong mấy tháng trời, tôi cứ suy nghĩ phải làm một cái ǵ đó thật đặt biệt để vinh danh các chiến sĩ đă bỏ ḿnh v́ sự tự do của chúng ta, và tôi đă nghĩ ra ư tưởng thành lập đài tưởng niệm này. Anh chị có tin không? Ông chỉ tay vào những sợi dây: -Các phi công và chiến sĩ Không Quân từ phi trường Beale Airforce Base đă giúp treo số thẻ bài này, và mặc dù những sợi dây được gắn sẵn mấy ngh́n tấm thẻ quá dài, chật vật lắm, nhưng họ làm rất cẩn thận, tỏ ḷng tôn kính những linh hồn. Họ đă giữ kỹ, không hề để cho tấm thẻ bài nào chạm xuống đất lấy một lần! “Amazing!”

Tôi có cảm giác như ḿnh sắp khóc trước tấm ḷng yêu nước và biết ơn những tử sĩ hy sinh v́ tự do của ông Dann. Tôi càng cảm động hơn về sự tôn kính đối với số thẻ bài tượng trưng cho các linh hồn chiến sĩ từ nhóm phi công làm thiện nguyện. Quả là những tấm ḷng thật đáng ngưỡng mộ!

Chúng tôi đang chăm chú nghe ông Dann nói, đột nhiên có những âm thanh “leng keng” xào xạt phát ra từ những tấm thẻ bài, đồng thời nhiều ánh sáng nhấp nháy như những v́ sao hiện ra dưới đất. Tôi c̣n sững sờ nh́n chăm chăm vào những ánh sao “lấp lánh giữa ban ngày” đó th́ ông Dann reo lên:

– Ô ḱa! Anh chị may mắn quá, đă đến đúng thời điểm! Không biết có phải linh hồn của các chiến sĩ đang chào đón chúng ta chăng? Hiện tượng này xảy ra lần đầu tiên trong ngày lễ khánh thành đài tưởng niệm. Về sau lâu lâu mới có một lần vào thời điểm khác nhau, những thẻ bài này rung động, nhấp nháy như ánh sao vậy đó. Ông rùng ḿnh, đưa cánh tay ra: -Xem đây này! Mỗi lần như thế là chân lông tôi dựng đứng cả lên! Rồi ông nh́n lên trời: -Anh chị thấy đó. Trời lặng im không chút gió, vách tường của hai khu nhà cao ṿi vọi, những tấm thẻ bài này được treo chỉ đến một nửa chiều cao của vách tường, bên trên có mái nhà nhô ra. Dù có mặt trời th́ cũng không thể nào rọi vào chúng được huống chi là giờ này không thấy mặt trời đâu cả. Đây là một điều thật thần kỳ không hiểu nổi!

Tôi cũng rùng ḿnh dựng chân lông. Tấm ḷng của ông Dann h́nh như đă được linh hồn các tử sĩ nhận biết. Có phải họ đă cho thấy hiện tượng này để “vinh danh” ông Dann với chúng tôi chăng?Nhà tôi lật đật đưa máy h́nh lên bấm một cái. Tuy những ánh sao đó xuất hiện cả trên nền cát của hai bên, nhưng v́ vội vàng ông ấy chỉ chụp được một phía và vẫn thấy rất rơ những ánh sao, phía bên phải hơi bị tối.

Và bên trong khu trưng bầy kỷ vật thời chiến.

Vẫn c̣n bàng hoàng, tôi nói với ông Dann chúng tôi sẽ tự đi xem tiếp những pḥng trưng bày khác sau khi ăn trưa. Tôi đem thức ăn bày ra ở bàn picnic rồi nhờ ông bạn Wayne vào mời ông Dann, ông Don, ông Richard ra để “thử món chả gị Việt Nam” với chúng tôi. Và tôi rất mừng v́ các ông ấy nhận lời, tuy họ rất bận v́ khách tham quan và người hiến tặng ra vô nườm nượp.

Chúng tôi vừa ăn vừa chuyện tṛ vui vẻ. Ông Dann làm thanh tra về ngành xây dựng, “Encroachment Inspector,” chuyên xem xét những việc xây dựng xâm lấn đất đai trái phép. Thời gian rảnh ông dành trọn cho nhà bảo tàng. Ông cho biết khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu, tuổi ông c̣n quá nhỏ để tham gia, nhưng từ những tin tức của bạn bè lớn tuổi học cùng trường, Việt Nam đă là nỗi ám ảnh của ông.

Ông Dann cũng kể nhiều điều thú vị về việc thành lập nhà bảo tàng: -Tôi biết có nhiều kỷ vật chiến tranh Việt Nam giá trị đă bị bỏ quên đâu đó, trong nhà xe, trên gác, hay lẫn lộn trong đống hỗn tạp ở nhà kho, và rồi lâu ngày người ta sẽ quên chúng đi, thật là uổng phí! Theo ông, nhờ những kỷ vật này, những chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu và chết cho cuộc chiến Việt Nam sẽ không bao giờ bị quên lăng như họ đă từng bị lăng quên trước đây. Ông nói điều làm ông đau ḷng nhất là sau cuộc chiến, những chiến binh Hoa Kỳ đă trở về trong cô độc, không có người cảm thông cho sự khổ nhọc và hiểm nguy họ đă từng đương đầu. Ông thở dài: -Cuộc chiến đă chấm dứt từ lâu nhưng tôi có thể thấy niềm đau vẫn c̣n hiện rơ trong mắt các cựu chiến binh, và tôi biết vết thương trong ḷng họ vẫn chưa lành hẳn!

Nhà Bảo Tàng được mở cửa vào tất cả các ngày thứ Bảy và các tối thứ Năm trong tháng, cộng với những ngày lễ lớn. “Nhưng ban quản trị cũng thường sắp xếp lịch để mở cửa cho những cuộc tham quan cả nhóm bất cứ lúc nào nếu họ gọi,” ông Dann cho biết. Khi tôi nói sẽ viết một bài giới thiệu nhà bảo tàng với cộng đồng Việt Nam, ông tỏ vẻ vui, nói sẽ cung cấp bất cứ thông tin mà tôi muốn biết. Ông đă làm thế thật. Trong bài này có nhiều chi tiết tôi phải email hỏi lại ông v́ ngày hôm đó tôi không ghi chép kịp. Ông c̣n cho tôi vài tấm h́nh v́ h́nh chúng tôi chụp cũng giống y chang nhưng không được đẹp lắm. Tôi nói đùa sẽ mời ông đến cộng đồng Việt Nam của tôi cho ông thuyết tŕnh, hầu quảng bá thêm về nhà bảo tàng, khuyến khích cộng đồng tặng thêm kỷ vậy th́ ông cười, “Đó cũng là một ư hay!”

Sau đó ông Don Schrader đưa chúng tôi vào thư viện, mở “Slide” cho xem số h́nh ảnh ông thu thập ở Việt Nam thời gian 65-66. Tôi ngạc nhiên đến lặng người khi nh́n lại quang cảnh núi đồi sông nước của Việt Nam thân yêu ngày xưa, sông Cửu Long, băi biển Vũng Tàu, Nha Trang, miền đất đỏ Pleiku, bến cảng Vũng Rô, Sông Hương và cầu Tràng Tiền Huế… Những h́nh ảnh đẹp nguyên thủy khi chiến tranh chưa tàn phá mà từ lâu tôi đă ngỡ không bao giờ nh́n thấy nữa, giờ lại được xem qua tay một người Mỹ.

Chúng tôi c̣n đi xem các pḥng trưng bày nhiều cuộc chiến khác mà Mỹ đă tham gia. Có những kỷ vật cổ nhất, lâu đời nhất như tấm chăn mà cụ cố của Đại Tá Galbraith đă dùng khi ông bị quân Anh bắt cầm tù trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (Revolutional War) hồi Thế Kỷ thứ 18, đến viên gạch lấy từ ṭa nhà mà quân đội Mỹ chiếm được trong một trận chiến săn lùng quân nổi dậy Taliban sau sự kiện 9-11 được Thượng Sĩ Roscoe Presley từ Afghanistan gửi về cho ông Dann, và những kỷ vật gần đây nhất là h́nh ảnh thư từ của các chiến binh Hoa Kỳ từ Iraq và Afghanistan gửi về. Quả thật nơi này có quá nhiều thứ, nhiều điều để xem, để nghiền ngẫm. Cuối cùng chúng tôi cũng phải ra về trong luyến tiếc. Nhà tôi từ đó mỗi khi nói chuyện với bạn bè đều khuyến khích họ đi thăm Nhà Bảo Tàng này.

Cậu bé Dann đă bắt đầu trang sử cuộc đời bằng một ư tưởng độc đáo. Việc chẳng dễ chút nào, nhưng nhờ vào ư chí lẫn niềm đam mê, cậu đă cùng với nó lớn lên và hoàn thành xuất sắc viết nên trang sử đó. Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville là di sản văn hóa vô giá, là chứng cứ sống thực để minh họa cho những ǵ các sử gia ghi lại về cuộc chiến giữa Quốc Gia, Cộng Sản của người Việt và đồng minh Mỹ thời Việt Nam Cộng Ḥa tự do, cũng như các cuộc chiến tranh khác của Hoa Kỳ. Nó là bản di chúc bằng vật thể các chiến binh để lại, chẳng những nhắc nhở giới trẻ Mỹ noi gương những chiến binh anh hùng của họ, mà c̣n giúp các thế hệ kế tiếp người Mỹ gốc nước ngoài hiểu biết về cội nguồn, về v́ sao ông cha họ lại lưu lạc đến đất nước này.

Địa chỉ Vietnam Museum:

5865 A Road, Marysville, CA 95901-

Phone: (530) 742-3090
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-07-2022
Reputation: 68298


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 141,337
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	47.3 KB
ID:	2108096  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 13,072 Times in 10,436 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 40 Post(s)
Rep Power: 161 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.17533 seconds with 15 queries