NATO đang lao vào cuộc đối đầu với Nga? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default NATO đang lao vào cuộc đối đầu với Nga?
Ukraine tuyên bố chuẩn bị phản công trong bối cảnh có nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng như thượng đỉnh Hội đồng toàn châu Âu tại Iceland, thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu ở Moldova, thượng đỉnh NATO ở Litva. Các nước phương Tây đi đến đồng thuận: Giúp đỡ Ukraine bằng mọi giá.Điều này có nghĩa là sẽ viện trợ quân sự ồ ạt cho Kiev. Cùng lúc các kế hoạch quân sự của Kiev ngày càng đe dọa kéo NATO vào cuộc chiến thực sự với Nga.

Những con đường tài trợ chiến tranh

Ngày 16/5, Hội đồng toàn châu Âu đă họp thượng đỉnh tại Reykjavik, Iceland. Các nhà lănh đạo của 46 nước nhất trí ủng hộ Kiev. Hội đồng toàn châu Âu đă công bố một cơ chế nhằm theo dơi những tổn thất và thiệt hại do quân đội Nga gây ra. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nằm trong số những người nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với Kiev, nhất là sau chuyến công du châu Âu của Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky nhằm đảm bảo bổ sung nguồn cung vũ khí để Ukraine thực hiện một cuộc phản công. Theo tờ Washington Post, Tổng thống Ukraine Zelensky đă đề nghị quân đội Ukraine lập kế hoạch tấn công đường bộ kết hợp đường không (bằng tên lửa) vào sâu trong lănh thổ Nga, cũng như cho nổ tung đường ống dẫn dầu Druzhba - nối từ Nga vào đất Hungary. Theo tờ báo Mỹ này, nguồn tin của họ dựa trên các tài liệu tham khảo của Lầu Năm Góc và cơ quan t́nh báo Mỹ. Đặc biệt, theo các tài liệu t́nh báo của Mỹ, ông Zelensky được cho là đă có đề xuất táo bạo hơn: Đánh chiếm những ngôi làng của Nga để gây áp lực lên Moscow, đánh bom một đường ống vận chuyển dầu của Nga sang Hungary (thành viên của NATO) và muốn sở hữu tên lửa tầm xa để tấn công những mục tiêu bên trong biên giới Nga.Trong một cuộc họp khác vào cuối tháng 1/2023, ông Zelensky phàn nàn rằng lực lượng vũ trang Ukraine không có tên lửa tầm xa hay những phương tiện khác để tấn công lực lượng Nga trên đất Nga, đồng thời đề xuất mở nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào những mục tiêu quân sự ẩn danh ở vùng Rostov. Tờ Washington Post ghi nhận, “bản năng hiếu chiến” của Tổng thống Ukraine đi ngược lại với h́nh ảnh mà ông tạo dựng trước mặt công chúng. Đề xuất để lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công Nga là một - phỏng theo lời của giới truyền thông tiếng Anh - “chủ đề nhạy cảm đối với Nhà Trắng”. Cánh báo chí bày tỏ nỗi lo về nguy cơ căng thẳng leo thang lôi kéo NATO vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga, một cường quốc hạt nhân.

Nhà phân tích Philippe Rosenthal chỉ ra rằng, Mỹ chưa bao giờ công khai lên án những cuộc tấn công như vậy của Ukraine. Nhà phân tích này đặt giả thuyết, có thể phương Tây muốn gửi tín hiệu đến Ukraine rằng họ sẽ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, với điều kiện không lôi kéo NATO vào cuộc xung đột. Một giả thuyết khác của ông là có thể Washington đang cố gắng tránh xa những ư tưởng mà Ukraine đề xuất, để chứng minh rằng Kiev đang tự ḿnh làm tất cả những điều này. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng phương Tây sẵn sàng giúp leo thang xung đột. Đối với ông, điều này có thể sẽ lư giải việc dần dần xem chuyện tấn công vào lănh thổ Nga là điều b́nh thường. Trong mọi trường hợp - Philippe Rosenthal khẳng định - chính quyền các nước châu Âu, dưới áp lực của Mỹ, luôn sẵn sàng tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev, bất chấp hậu quả có thể xảy ra từ việc “chiều” theo kế hoạch của ông Zelensky. Cuối tuần trước, tổng thống Ukraine đă tới Italy, Đức, Pháp và Anh sau khi phương Tây hứa sẽ trang bị thêm nhiều vũ khí và thiết bị mới cho Ukraine.

Trong cuộc gặp Giáo hoàng, ông Zelensky đă trả lời đề xuất của Vatican về việc đứng ra giúp Ukraine giải quyết xung đột như sau: Ông chưa sẵn sàng cho những cuộc đàm phán ḥa b́nh và ông “không có ǵ để nói” với Moscow. Ngoài ra, ông cũng b́nh luận rằng “Italy đă ủng hộ đúng người trong cuộc chiến tranh này”. Theo nhà phân tích Philippe Rosenthal, việc phương Tây tài trợ cho Kiev đang công khai thúc đẩy lực lượng vũ trang Ukraine chủ động tấn công, nhằm gặt hái được “quả ngọt” từ những khoản đầu tư quân sự này. Sau chuyến thăm Đức của ông Zelensky, Berlin đă công bố thực hiện gói viện trợ quân sự cực lớn, trị giá 2,7 tỷ euro. Theo Bộ Quốc pḥng Đức, gói viện trợ này sẽ bao gồm 30 xe tăng Leopard 1A5, 20 pháo bộ binh Marder, 4 hệ thống pḥng không IRIS-T, thiết bị phụ trợ và đạn dược. Theo lời Tổng thống Ukraine, công việc đang được tiến hành để tạo ra một liên minh cung cấp trang thiết bị quân sự phương Tây cho Ukraine.Quốc hội Thụy Sĩ cũng đă phê duyệt ư tưởng nới lỏng luật xuất khẩu vũ khí, tạo điều kiện gửi vũ khí đến Ukraine. Sau những cuộc thảo luận kéo dài và đầy áp lực từ phương Tây, Bern đă quyết định từ bỏ định hướng trung lập. Thay vào đó, Thụy Sĩ sẽ điều chỉnh luật, dỡ lệnh cấm tài trợ vật dụng chiến tranh và vũ khí cho những cuộc xung đột quân sự và dỡ cả lệnh cấm bán chúng cho nước thứ ba nhằm mục đích đưa ra tiền tuyến. Để đảm bảo, Thụy Sĩ sẽ yêu cầu bên mua vũ khí cam kết tái xuất khẩu những mặt hàng này. Tuy nhiên, những sửa đổi mới sẽ tạo trường hợp ngoại lệ nếu thỏa một số điều kiện nhất định: Theo Thụy Sĩ, quốc gia mua vũ khí không đươc có biểu hiện vi phạm nhân quyền và không có ư định sử dụng chúng để tấn công dân thường. Ngoài ra, quốc gia đó không được mua vũ khí để tham gia những cuộc xung đột quốc tế. Theo nhà phân tích Philippe Rosenthal, nếu những thay đổi trên được thực hiện, Thụy Sĩ sẽ đáp ứng nhu cầu vũ khí của Ukraine thông qua h́nh thức trung gian. Tuy nhiên, Bern chưa có biểu hiện nào là đang thực hiện tiến tŕnh sửa đổi luật. Có thể, dự luật sẽ được xem xét sớm nhất vào năm tới. Ngoài ra, thủ tục cũng có thể bị tŕ hoăn do trưng cầu dân ư. Nhà phân tích nhận định, tái xuất khẩu vũ khí sang nước thứ ba có thể sẽ là mục đích “cốt lơi” của Thụy Sĩ.

Dư luận phản đối

Không như giới lănh đạo châu Âu, dư luận của những quốc gia mà Tổng thống Ukraine đến thăm lại gần như không hề muốn ủng hộ những dự án quân sự của Kiev. Theo kết quả thăm ḍ ư kiến của Ipsos, khoảng 45% số người được hỏi ở Italy phản đối ư tưởng gửi vũ khí cho Ukraine, chỉ có 34% là ủng hộ. C̣n tại Đức, 67% số người được hỏi muốn có đàm phán ḥa b́nh giữa Nga và Ukraine để giải quyết xung đột. Riêng ở Pháp, vấn đề cải cách tuổi nghỉ hưu đang đè nặng người dân nên đa phần bày tỏ không quan tâm vấn đề khác.

Tại Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen tổ chức ngày 15 và 16/5, Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg một lần nữa nhắc lại quan điểm của hầu hết các nước phương Tây như sau: “Tôi hiểu rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Tổng thống Zelensky sẽ nêu câu hỏi về tư cách thành viên của Ukraine và những đảm bảo an ninh cho Ukraine. Đây sẽ là vấn đề quan trọng trong chương tŕnh nghị sự. Tuy nhiên, hiện tại, mục tiêu chính của NATO phải là đảm bảo rằng Ukraine sẽ giành chiến thắng, bởi v́ đó là cách duy nhất để có một cuộc thảo luận đầy ư nghĩa về tư cách thành viên tương lai của Ukraine”.

Cổng thông tin Observateur Continental (Pháp) nhận định: “NATO đang gặp bế tắc. Hiện tại, họ không thể cấp quyền gia nhập cho Ukraine v́ các nước NATO chưa sẵn sàng tuyên chiến với Nga, nhưng họ cũng chưa sẵn sàng thừa nhận một cách công khai với Ukraine rằng, họ sẽ không làm như vậy”. Do đó, các nước NATO quyết định sẽ không mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 7 tại Vilnius. Nói tóm lại, không có lư do ǵ phải đáp ứng yêu cầu của ông Volodymyr Zelensky. Ông Jens Stoltenberg nói rằng: “Sẽ hợp lư hơn nếu ta thảo luận về thời điểm và cách thức Ukraine có thể trở thành thành viên của NATO” một khi “Ukraine giành chiến thắng với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền”.

G7 và đ̣n trừng phạt tiếp theo với Nga

Việc Tổng thống Zelensky đến thăm Tây Âu rơ ràng có liên quan đến cuộc họp sắp tới giữa các nhà lănh đạo G7 tại Hiroshima từ ngày 19 đến 21/5. Một trong những chủ đề chính sẽ được thảo luận ở đó là những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, thông qua gói trừng phạt thứ 11. Nó được lên kế hoạch không chỉ để thắt chặt mức độ trừng phạt, mà c̣n để áp dụng lối tiếp cận mới dựa trên nguyên tắc “không c̣n vùng cấm trong các lệnh trừng phạt”. Reuters cho biết, dựa trên những nguồn tin nắm rơ nội dung thảo luận về chủ đề này, Tổng thống Ukraine đề xuất đưa ra lệnh cấm hoàn toàn hoạt động xuất khẩu một số hàng hóa. Ông cũng muốn thảo luận riêng lẻ những trường hợp ngoại lệ. “Lệnh cấm cũng sẽ bao hàm ngành năng lượng. Có lẽ lần đầu tiên, những biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng lên hoạt động cung cấp khí đốt qua đường ống”, báo Financial Times khẳng định, sau khi xét đến dự thảo tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G7. Theo đó, tài liệu này đề xuất đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu khí Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt và dầu đi qua những tuyến đường vẫn c̣n đang hoạt động b́nh thường. Theo thuật ngữ phương Tây, đây là phương pháp sử dụng các nguồn năng lượng làm công cụ gây áp lực lên Điện Kremlin.

Tất nhiên, dự thảo này vẫn đang c̣n ở dạng nháp. Có thể chi tiết sẽ được sửa đổi. Nếu không, tầm quan trọng kinh tế của Ukraine đối với Nga sẽ tăng lên. V́ xét cho cùng, nhánh phía Nam của đường ống Druzhba đi qua Ukraine. Các lệnh trừng phạt trước đó của EU cũng đă thiết lập ngoại lệ cho Slovakia, Hungary và Cộng ḥa Séc, v́ những nước này vẫn cần nguồn năng lượng từ Nga. Tất cả những người tiền nhiệm của ông Volodymyr Zelensky, bắt đầu là ông Leonid Kuchma, đă cố gắng trong dĩ văng để đảm bảo rằng tuyến đường ống dẫn khí đi từ Viễn Đông sang Ukraine để vào phương Tây sẽ không bị Nga làm khó dễ. Và, nhà lănh đạo hiện nay của Ukraine đă gần như đạt được mục tiêu này. Nhưng, nghịch lư thay, điều này lại diễn ra vào đúng thời điểm một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra giữa hai nước.

Xa hơn một cuộc chiến

Trong khi một số nước đang chuẩn bị cho chiến dịch quân sự mạnh mẽ tại Ukraine th́ một số khác cũng đang nghĩ tới thời hậu chiến Ukraine. Theo Pháp, xung đột sẽ kết thúc thông qua đàm phán và cần hết sức giúp đỡ để tạo thế mạnh cho Ukraine khi bước vào đàm phán, tất nhiên là với các điều kiện mà Kiev có thể chấp nhận. Paris cho rằng phải bằng mọi giá đẩy nhanh tiến tŕnh thoát khỏi khủng hoảng, tức là tạo ra tương quan lực lượng thuận lợi cho Ukraine để buộc Nga chấp nhận thương lượng. Theo hướng này, cần có một thỏa thuận vững chắc hơn thỏa thuận Minsk với các bảo đảm vững chắc về an ninh cho Ukraine để tránh trường hợp tương tự tái diễn.

Về phần ḿnh, bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 18/5 đă kêu gọi Ukraine và Nga nối lại đối thoại, ‘‘xây dựng quan hệ tin cậy, xác lập các điều kiện cho phép chấm dứt chiến tranh và đối thoại’’. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 16/5 cho biết Kiev và Moscow đă đồng ư đón tiếp một phái đoàn bao gồm nguyên thủ các nước Zambia, Senegal, Congo-Brazzaville, Uganda, Ai Cập và Nam Phi, nhằm t́m kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột tại Ukraine. Thông báo của Nam Phi được đưa ra vào lúc mối quan hệ giữa Washington và Pretoria đang căng thẳng sau những phát biểu của đại sứ Mỹ cáo buộc Nam Phi cung cấp vũ khí cho Nga và chỉ huy lực lượng bộ binh quân đội Nam Phi đang công du Nga.

Liên quan đến t́nh h́nh nội bộ Ukraine, trong những tuần gần đây, nước này đă tiến hành các cuộc điều tra nhắm vào các chính trị gia, công chức và giới tài phiệt có liên quan tham nhũng. Đây là một trong những cuộc chiến chống tham nhũng lớn nhất của Ukraine. Không phải ngẫu nhiên mà điều này diễn ra vào thời điểm có nhiều hội nghị quốc tế đang bàn cách giúp đỡ Ukraine. Ông Zelensky cho biết Ukraine đang củng cố ḷng tin của nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để có được nhiều vũ khí hơn.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 05-21-2023
Reputation: 43423


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 117,570
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cb2069380875e12bb864.jpg
Views:	0
Size:	11.9 KB
ID:	2221552  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,124 Times in 5,112 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 137 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11996 seconds with 15 queries