Không muốn vào viện dưỡng lăo, 26 cụ bà xây nhà sống cùng nhau để khỏi phải dựa vào con cái - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Không muốn vào viện dưỡng lăo, 26 cụ bà xây nhà sống cùng nhau để khỏi phải dựa vào con cái
25 căn hộ được xây dựng là nơi sinh sống của những người phụ nữ goá chồng, ly hôn nhưng không muốn sống cùng con cái.


Xây nhà sống cùng nhau

25 căn hộ được thiết kế theo phong cách Victoria cổ nằm ở Chipping Barnet, vùng ngoại ô rợp bóng cây ở phía Bắc London đang trở thành cộng đồng đầu tiên cho người lớn tuổi ở Anh. Hiện nay, khu vực này là nơi sinh sống của 26 cụ bà có độ tuổi từ 50-90 tuổi.

Mỗi căn nhà ở đây đều có ban công hướng ra 1 khu vườn chung. Các chi tiết được thiết kế phù hợp với người cao tuổi nhằm giúp xe lăn có thể dễ dàng di chuyển, sử dụng vật liệu cách nhiệt để giảm dùng điều hoà.

Các cụ bà sinh sống tại đây đến từ nhiều thành phần khác nhau, có người là bác sĩ, giảng viên đại học hay tiến sĩ nghiên cứu. Họ có căn hộ khép kín riêng nhưng dùng chung pḥng sinh hoạt, bếp, vườn và pḥng giặt là. Họ cùng nhau uống cà phê vào buổi sáng, tập Thái Cực Quyền và yoga vào buổi chiều, nấu ăn chung 2 tuần/lần và có nhiều cuộc gặp gỡ khác.

Từ năm 1990, Maria Brunton đă nghiên cứu các chính sách xă hội liên quan đến người cao tuổi tại ĐH Wales. Bà phát hiện ra rằng số phụ nữ cao tuổi sống một ḿnh ở Anh cao hơn nam giới. Thông thường, đàn ông có xu hướng tái hôn sau khi người bạn đời qua đời c̣n phụ nữ về già lại khao khát sự độc lập.

Trong một lần đến thăm mô h́nh sống chung dành cho người cao tuổi ở Hà Lan, bà tin rằng có thể áp dụng cách làm này giúp giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc y tế. Đến năm 1998, trong một sự kiện, bà đă tŕnh bày ư tưởng này. Những người phụ nữ tham gia sự kiện đă bị thu hút bởi mô h́nh này. Ngay lập tức, họ đă hẹn nhau để bàn về việc sắp xếp cuộc sống chung. Từ cảm hứng này, họ quyết định thành lập cộng đồng riêng ḿnh.

"Chúng tôi không muốn kết thúc cuộc đời trong viện dưỡng lăo", bà Shirley Meredeen, một trong những phụ nữ tham gia buổi họp ngày hôm đó cho biết. Nhóm của bà thành lập Nhà ở chung cho Phụ nữ Lớn tuổi (OWCH) và từ đó sinh hoạt định kỳ.

Do những rào cản về chính sách đất đai tập thể cho người cao tuổi cùng hàng loạt khó khăn khác, phải mất 18 năm kế hoạch này mới trở thành hiện thực. New Ground Cohousing khai trương tháng 12/2016.

Cuộc sống không cần dựa vào con cái

Bà Rachel gia nhập OWCH vào năm 2002 khi vừa tṛn 61 tuổi. Trước khi vào đây, bà bán đàn và là một nghệ sĩ đàn Cello. “Con trai tôi sống ở California (Mỹ) rất xa, nhưng nó đến thăm tôi vào mùa hè, c̣n con gái và đứa cháu trai sống ở Cambridge nên đến đây thường xuyên. Tôi chọn căn hộ lớn này để chúng ở lại qua đêm", bà cho hay.

Khi đọc thông tin về OWCH, bà không hiểu “sống chung” nghĩa là ǵ. Sau khi tham dự một cuộc gặp mặt ở OWCH, bà biết đây chính xác là những ǵ ḿnh mong muốn: Sống một ḿnh, có không gian riêng, có bạn bè xung quanh và gia đ́nh dễ dàng đến thăm.

26 cụ bà ở đây thành lập các uỷ ban và nhóm nhỏ dựa trên chuyên môn và sở thích của ḿnh như uỷ ban tài chính, uỷ ban quản lư hay nhóm làm vườn, nhóm nội trợ. Mỗi cư dân sẽ tham gia ít nhất 1 nhóm nhỏ để thảo luận và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.

Mỗi thứ 7 tuần thứ 2 hàng tháng, họ sẽ tham gia “Hội nghị các vấn đề cộng đồng”. Mọi người đề xuất tại cuộc họp và ít nhất 80% cư dân phải đồng ư với đề xuất đó th́ mới được thông qua. "Chúng tôi không đưa ra quyết định bằng lá phiếu và quyết định dựa trên sự đồng thuận để mọi người đều có tiếng nói", Charlotte - cụ bà sinh sống trong cộng đồng nói.

Nếu ai đó không đồng ư, họ có thể phủ quyết và đợi cuộc họp tiếp theo đưa ra một đề xuất thay thế hoặc sửa đổi. "Tất cả chúng tôi đều đă đến độ tuổi nhận ra rằng cách duy nhất để tiến về phía trước là thông qua đối thoại", Charlotte nói thêm.

Sống gần gũi và coi nhau như người thân trong nhà, mọi người thường giới thiệu cho nhau những người làm vườn, thợ làm tóc, bác sĩ vật lư trị liệu đáng tin cậy và chia sẻ những thông điệp cuộc sống.

Vivian - cư dân sống khu này là một thư kư văn pḥng trước khi nghỉ hưu. 9 năm trước, bà mắc một căn bệnh hiểm nghèo và sau khi xuất viện không thể sống tự lập. Hai con trai đều có công việc, nên họ thay nhau đêm về chăm mẹ. Trong ngày, bạn bè của bà từ nhiều nơi đến hỗ trợ. Đó là lúc bà thực sự nhận ra ư nghĩa của cuộc sống một ḿnh.

Sau khi khỏi bệnh, bà đă chuyển đến đây. Các con đến thăm mỗi cuối tuần. "Từ khi mẹ sống ở đây, tôi cảm thấy ḿnh hơi dư thừa. Cuộc sống của mẹ rất phong phú và tôi không c̣n là trung tâm trong cuộc sống của bà nữa", con trai của bà Vivian nói.

VietBF@ Sưu tập

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 12-02-2023
Reputation: 7607


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 44,726
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2023-12-02 at 23.18.06.jpg
Views:	0
Size:	116.8 KB
ID:	2305376  
Cupcake01_is_offline
Thanks: 39
Thanked 3,335 Times in 2,893 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 11 Post(s)
Rep Power: 50 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5
Old 03-17-2024   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,666
Thanks: 25,157
Thanked 15,718 Times in 6,767 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 670 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lăo ở Garland, Texas, đă ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ.
Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đă bắt đầu se lạnh, băi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra pḥng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nh́n ai, hay gục mặt nh́n xuống thân ḿnh, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của ḿnh hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.
Tôi biết ở thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, v́ sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già th́ đă có những nhà dưỡng lăo. Thậm chí trong t́nh vợ chồng, người vợ c̣n mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng th́ cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà dưỡng lăo già quạnh hiu nào đó.
Chúng ta có bao nhiêu lư do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào pḥng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà pḥng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút t́nh người đi nữa th́ cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.
Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lăo. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm v́ c̣n cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng c̣n có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương tŕnh ca nhạc ở ṣng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.
Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.
Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng v́ vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lăo, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.
Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.
Xưa kia khi các con c̣n thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già c̣n biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của ḿnh, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi c̣n hơn thế nữa!
Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân c̣n hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.
Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đă đi xa, những cái pḥng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn c̣n trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn c̣n gắn trên bức tường trong pḥng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đă đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.
Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều pḥng, để đi t́m một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và c̣n những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?
Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru ḿnh bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đă trưởng thành rời mái ấm ra đi.
Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.
Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.
Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được v́ bận việc. Ông cụ lủi thủi một ḿnh, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha ḿnh qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.
Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng c̣ng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng v́ nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi c̣n sống, người cha cần có con, th́ không có cô bên cạnh.
Nhưng cũng c̣n may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lăo. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, v́ đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09695 seconds with 13 queries