Thêm một bức tượng ở Mỹ bị trút giận - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA News| Tin Tức Hoa Kỳ


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Thêm một bức tượng ở Mỹ bị trút giận
Lư do tượng Liên minh bị người biểu t́nh Mỹ trút giận là ǵ? Hàng chục bức tượng nổi tiếng ở Mỹ bị kéo đổ khi biểu t́nh v́ George Floyd biến thành cuộc tấn công nhắm vào dấu tích của Liên minh miền Nam.

Tượng Jefferson Davis, tổng thống của Liên minh miền Nam, tại thành phố Richmond, bang Virginia, bị người biểu t́nh lật đổ. Tượng Robert E. Lee, vị tướng được kính trọng nhất của Liên minh, cũng bị dỡ bỏ ngay trước một trường trung học mang tên ông ở bang Alabama. Giữa làn sóng biểu t́nh đ̣i chấm dứt phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd, hàng chục bức tượng của lực lượng Liên minh đă bị phá hoặc dỡ bỏ trên khắp nước Mỹ.



Với một số người, các bức tượng này là di sản, nhưng nhiều người khác lại xem chúng là biểu tượng của nạn phân biệt chủng tộc ở cả quá khứ và hiện tại của nước Mỹ.

Nhiều nhà sử học nói rằng các bức tượng Liên minh có nguồn gốc từ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Chúng được dựng lên khắp miền nam nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19, như một lời nhắc nhở với người Mỹ gốc Phi rằng quyền lực thuộc về người da trắng.

"Không chỉ các bức tượng đại diện cho chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, mà mục đích xây dựng chúng cũng để chứng minh sự tồn tại măi măi của chủ nghĩa này", James Grossman, giám đốc điều hành Hiệp hội Lịch sử Mỹ, cho hay.

Tranh luận về giá trị các bức tượng Liên minh bắt đầu từ năm 2015, khi Dylann Roof, người tự nhận là da trắng thượng đẳng, xả súng giết 9 người ở nhà thờ người da màu ở Charleston, bang Nam Carilona. Bức ảnh Roof chụp cùng lá cờ Liên minh đă làm dấy lên cuộc tranh luận liệu có nên giữ lại biểu tượng này hay không.

Tượng Liên minh đă trở thành mục tiêu của nhiều cuộc biểu t́nh, trong đó nổi tiếng nhất là cuộc diễu hành "Unite the Right" ở Charlottesville, bang Virginia, năm 2017.

"Nhiều nhà hoạt động tổ chức và tham gia biểu t́nh đ̣i công bằng chủng tộc nhận ra không thể thay đổi hệ thống hành pháp ở Mỹ nếu không thay đổi được văn hóa Mỹ, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và chuẩn mực về phân biệt chủng tộc. Tượng Liên minh là biểu tượng rơ ràng nhất cho điều này", Khalil Gibran Muhammad, giáo sư sử học, chủng tộc và chính sách công tại Đại học Harvard, nói.

Nghiên cứu năm 2019 của Southern Poverty Law Center (SPLC), tổ chức phi lợi nhuận ở bang Alabama, cho biết 780 bức tượng Liên minh đă được dựng lên ở 23 bang của Mỹ. Hầu hết tượng Liên minh đều được xây dựng giữa năm 1890 và 1929, khoảng 30 năm sau Nội chiến Mỹ.

Nội chiến Mỹ bùng nổ năm 1861, sau khi Abraham Lincoln, thành viên đảng Cộng ḥa, đắc cử tổng thống và muốn xóa bỏ chế độ nô lệ. 7 bang miền nam phản đối chính sách này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống, hay c̣n gọi là Liên minh miền Nam. 4 bang khác sau đó gia nhập liên minh này.

Cuộc chiến giữa Liên minh miền Nam và Liên bang miền Bắc của Tổng thống Lincoln kết thúc sau khi tướng Robert E. Lee và Joseph Johnston đầu hàng quân miền Bắc tháng 4/1865. Cuộc nội chiến đă giúp người da màu ở Mỹ thoát khỏi kiếp nô lệ và lần đầu tiên trong lịch sử được công nhận quyền bỏ phiếu. Nhưng phải tới một thế kỷ sau, nước Mỹ mới xóa bỏ hoàn toàn các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc chống lại người da màu.

Nhiều người miền nam da trắng tin vào tư tưởng "Chính nghĩa đă mất", trong đó xem Nội chiến là cuộc chiến đấu anh hùng v́ chính nghĩa. Dù các nhà sử học đều nhất trí rằng mục đích của Nội chiến là giữ chế độ nô lệ, những người tin vào "Chính nghĩa đă mất" vẫn một mực cho rằng đây là cuộc đấu tranh v́ quyền tự trị, ly khai và quyền của các bang miền Nam.

"Về cơ bản, các bức tượng này được dựng lên như để nhắc nhở cộng đồng ở đây rằng trật tự và văn hóa miền nam phải dựa theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng", Grossman nói.

Cho tới những năm 1910, các bức tượng Liên minh xuất hiện trên khắp miền Nam. "Đó là khi chúng ta thấy mọi bang miền Nam đều tin rằng Nội chiến và chế độ nô lệ là 'Chính nghĩa đă mất'", Muhammad nói. Ông thêm rằng khi đó người da trắng cho rằng họ nắm toàn quyền kiểm soát cộng đồng da màu và người da màu là những nô lệ hạnh phúc.

Grossman cho biết lời kêu gọi dỡ bỏ tượng Liên minh đă xuất hiện từ lâu. "Đây là các cuộc tranh luận không hồi kết kéo dài từ cuối thế kỷ 19. Vấn đề là mỗi lần tranh căi nổ ra, nó dần tàn lụi sau đó, bởi tiếng nói của nhóm người muốn dỡ bỏ tượng không được lắng nghe", ông nói.

Nhưng sau vụ xả súng ở Charleston năm 2015, nhiều giới chức thành phố đă bắt đầu dỡ tượng Liên minh. Thị trưởng New Orleans và Baltimore đă dỡ mọi bức tượng Liên minh trong thành phố của họ vào năm 2017. 114 bức tượng đă được dỡ bỏ trên cả nước Mỹ kể từ sau vụ xả súng, theo SPLC.

Tuy nhiên, nhiều bang sau đó đă ban luật nhằm ngăn động thái này của giới chức thành phố và nhiều người, gồm cả người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, đă cùng nhau bảo vệ các bức tượng.

Năm 2017, trong cuộc biểu t́nh "Unite the Right" tại Charlottesville, bang Virginia, người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng đă tập trung xung quanh tượng Robert E. Lee để ngăn giới chức thành phố dỡ bỏ nó. Đụng độ đă xảy ra và James Alex Fields Jr., người đàn ông Ohio theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đă lái xe đâm chết Heather Heyer. Gần 20 người khác bị thương trong cuộc đụng độ này.

Hơn 150 năm sau Nội chiến Mỹ và 3 năm sau cuộc đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, biểu t́nh đ̣i dỡ tượng Liên minh lại bùng nổ, song song với biểu t́nh v́ George Floyd. Từ biểu t́nh đ̣i công lư cho Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát gh́ chết ở Minneapolis, các phong trào đấu tranh v́ người da màu đă chuyển mục tiêu tấn công vào biểu tượng của Liên minh.

Nhiều bức tượng Liên minh đă đổ xuống trên khắp miền Nam, từ Virginia, nơi thống đốc Dân chủ chấp nhận dỡ bỏ tượng mà người da trắng từng xem là thiêng liêng, đến Alabama, nơi các nhà lập pháp Cộng ḥa thông qua lệnh cấm di dời hoặc dỡ bỏ các công tŕnh tưởng niệm Liên minh.

"Cuộc chiến về tượng Liên minh chưa chấm dứt. Vẫn c̣n hơn 700 công tŕnh như vậy tồn tại", Karen Cox, nhà sử học tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte, cho hay.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 10/6 gửi đơn tới ủy ban lưỡng đảng phụ trách thư viện của quốc hội Mỹ, kêu gọi dỡ bỏ 11 bức tượng của các chiến sĩ hoặc quan chức Liên minh miền Nam trong ṭa nhà quốc hội.

Nhiều lănh đạo thành phố khắp nước Mỹ cũng đang xem xét lại tên của trường học, tuyến phố được đặt theo tên của lính Liên minh hoặc người theo chủ nghĩa phân chủng tộc khác.

Lịch sử cho thấy mọi nỗ lực nhằm đ̣i công bằng chủng tộc đều dẫn tới phản ứng quyết liệt, theo Daina Ramey Berry, giáo sư sử học tại Đại học Texas. Sau vụ xả súng ở Charleston, bang Bắc Carolina đă thông qua luật cấm loại bỏ mọi di tích lịch sử.

Berry, Grossman và Muhammad đều cho biết họ hy vọng các bức tượng Liên minh được di dời tới bảo tàng để giúp mọi người có h́nh dung rơ hơn về lịch sử, đặc biệt là vấn đề phân biệt chủng tộc và nỗ lực đấu tranh đ̣i dỡ bỏ tượng.

Muhammad thêm rằng với các lănh đạo thành phố đă đồng ư dỡ bỏ tượng, họ nên tiếp tục cùng những nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc t́m cách khắc phục các vấn đề của địa phương. Với các cộng đồng không chấp nhận dỡ bỏ tượng, Muhammad cho rằng quá tŕnh đấu tranh này cần có sự chung tay của nhiều nhà hoạt động, với nhiều biện pháp khác nhau như biểu t́nh, diễu hành, kêu gọi hoặc có thể là hành vi bất tuân dân sự.

"Chúng ta sẽ không thể rút ra được bài học từ lịch sử, nếu vẫn giữ quan điểm cho rằng phân biệt chủng tộc nên được tôn vinh trong lịch sử Mỹ", Muhammad nói.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-14-2020
Reputation: 24294


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 69,086
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tuong.jpg
Views:	0
Size:	328.9 KB
ID:	1599396  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,702 Times in 3,247 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 80 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07575 seconds with 15 queries