Việt Nam bỏ lỡ hiệp định thương mại với Mỹ 200 năm trước - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Việt Nam bỏ lỡ hiệp định thương mại với Mỹ 200 năm trước
Điều ǵ khiến Việt Nam bỏ lỡ hiệp định thương mại với Mỹ 200 năm trước? Có ư kiến cho rằng do triều Nguyễn bế quan tỏa cảng, khước từ giao thương... nên đă bỏ qua quan hệ thương mại với nước Mỹ vào đầu thế kỷ 19. Sự thật có phải như vậy?

Trong cuốn Buổi đầu quan hệ Mỹ - Việt 1787-1941 (nguyên tác The United States and Vietnam 1787-1941, Đoàn Khương dịch, NXB Văn hóa-Văn nghệ, 2018), tác giả Robert Hopkins Miller (8/9/1927-11/9/2017), nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu có kinh nghiệm ở Việt Nam và Đông Nam Á đă chỉ ra lư do tại sao Việt Nam và Mỹ lại bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ giữa hai nước vào đầu thế kỷ 19.

Chuyến tàu đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam
Robert Hopkins Miller cho biết người Mỹ đầu tiên bày tỏ sự quan tâm đến Việt Nam, cụ thể là Đàng Trong [Cochinchine] là Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ Thomas Jefferson. Năm 1788, khi c̣n là Công sứ Mỹ ở Pháp, Jefferson đă dành sự quan tâm đặc biệt của ḿnh tới những giống lúa ở Cochinchine, mà theo ông là nó có thể giúp nước Mỹ thanh toán được các vùng ao hồ tù đọng. Năm 1789, dù rất nỗ lực, song Jefferson không tiếp cận được hạt giống lúa này, v́ nó quá khó kiếm.


Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ Thomas Jefferson. Ảnh tư liệu.

Năm 1802, gia đ́nh Crowninshield, ở Salem, Massachusetts quyết định gửi một con tàu đến Đàng Trong để thử t́m nguồn cung cấp đường cà phê. Con tàu được chọn cho hành tŕnh này là Fame với thuyền trưởng là Jeremiah Briggs. Ngày 21/5/1803, tàu Fame thả neo ở vịnh Turon (Đà Nẵng), đánh dấu một thương thuyền Mỹ thực sự giong buồm vào một cảng ở Việt Nam. Sau đó, được sự giúp đỡ của những người Pháp, Jeremiah Briggs đă đi Huế để xin phép vua Gia Long được buôn bán ở các cảng dọc duyên hải. Nhà vua cho phép, nhưng cũng bày tỏ sự e ngại tàu sẽ dần buôn bán với kẻ thù của nhà vua (nhà vua mới sở hữu vùng đất này khoảng 6 tháng nay).


Hạ thủy tàu Fame vào năm 1802, tranh của Goerge Ropes. Ảnh tư liệu

Tiếp theo tàu Fame, tàu Franklin của đại úy Hải quân Mỹ Jonh White được ghi nhận là tàu thứ 2 của Mỹ đến Việt Nam. Dù không nói rơ mục đích chuyến đi này, nhưng qua tường thuật của White xuất bản năm 1823 tại Boston, có thể thấy White đến Việt Nam tư cách cá nhân (không đại diện cho chính phủ Mỹ) và với mục đích thương mại, t́m và mang về những hàng hóa có lăi. Theo tường thuật của White, ngày 7/10/1819, tàu đến Sài G̣n. Ngày 30/01/1820, tàu rời Sài G̣n sau 4 tháng nỗ lực t́m kiếm hàng hóa. Sau đó, tàu đến Java lấy thêm hàng cho đủ trọng lượng rồi trở về nước.

Sứ bộ đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam và hiệp định thương mại bị bỏ lỡ
Từ năm 1826-1932, John Shillaber, Lănh sự Mỹ ở Batavia, Đông Ấn thuộc Hà Lan (Indonesia ngày nay) đă liên tục hối thúc Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét thúc đẩy các hiệp định thương mại với Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.

Đề nghị này của Shillaber nhận được hứa hẹn của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngày 5/1/1832, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson chỉ định Edmund Roberts (vốn là một chủ buôn thường qua lại vùng biển của Việt Nam) làm "cơ mật phái viên ở vùng biển Ấn Độ". Ngày 27/1/1832, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Livingston gửi cho Roberts chỉ thị về sứ mệnh bí mật tại Việt Nam. Theo đó, Roberts phải báo cáo càng nhiều thông tin càng tốt về các sản phẩm và việc buôn bán của Việt Nam và t́m cách đàm phán một hiệp định thương mại với quốc gia này.

Ngày 4/1/1833, tàu Peacock chở đặc sứ Edmund Roberts và sứ bộ Mỹ đậu ở Phú Yên (tàu không neo đậu được ở cảng Đà Nẵng do gặp thời tiết xấu). Edmund Roberts đă tiếp các chức sắc và quan cấp tỉnh trên tàu. Sau khi cho biết tàu Peacock do Tổng thống Mỹ phái đi và mang theo lá thư của Tổng thống gửi vua Việt Nam, Edmund Roberts đă nhờ chuyển một bức thư gửi về kinh đô giải thích sứ mệnh của ḿnh.


Tổng thống Mỹ Andrew Jackson (bên trái) và vua Minh Mệnh (bên phải). Ảnh tư liệu.

Ngày 17/1/1883, 2 viên quan của kinh thành Huế cùng phái đoàn xuống tàu. Theo tường thuật của Edmund Roberts, 2 vị này cho biết bức thư của Roberts gửi tới kinh đô bị lỗi về cách xưng hô, nên vị quan phụ trách thương mại và hàng hải không dám tŕnh lên nhà vua. Hai vị c̣n cho biết tên nước giờ là Việt Nam chứ không phải là An Nam và được cai trị bởi một vị hoàng đế.

Theo đúng thể thức, vị đặc sứ phải gửi thư cho vị thượng quan phụ trách thương mại, hàng hải đề nghị vị này tâu lên đức vua. Hai viên quan cũng đề nghị được xem bức thư Tổng thống gửi vua Việt Nam có lỗi ǵ về thể thức hay không… Roberts giải thích rằng, thư của Tổng thống là thư giới thiệu vị đặc sứ với nhà vua và vị đặc sứ sẽ tiến hành đàm phán những mục tiêu cụ thể sau khi đến Huế.

Lời giải thích này hoàn toàn không thỏa đáng và 2 viên quan trên lại tiếp tục quay trở lại những vấn đề cũ. Khi được hỏi về cung cách trong bức thư gửi vị thượng quan, 2 viên quan đă soạn ra một bức thư mẫu cho sứ bộ Mỹ. Tuy nhiên, Roberts cho rằng giọng điệu trong bức thư này khó chấp nhận v́ ngoài sự khúm núm về văn phong, ngôn ngữ chung là của kẻ thuộc cấp. Ông ta đă đề nghị tự viết một bức thư khác gửi vị thượng quan, đồng thời khẳng định sẽ sửa chữa theo ư của 2 viên quan nọ.

T́nh trạng này cứ diễn ra như vậy suốt phần c̣n lại của sứ mệnh Robert tại Việt Nam. Robert th́ không muốn nước Mỹ chấp nhận sự nhục nhă với những thể thức giao tiếp khúm núm hạ ḿnh, c̣n các viên quan Việt Nam không muốn hứng chịu cơn thịnh nộ của hoàng đế khi chấp nhận thể thức giao tiếp không phù hợp. Ngày 7/2/1833, các quan triều đ́nh Huế thông báo rằng con tàu phải lên đường trong ngày hôm sau.

Hai bên nâng ly chúc mừng sức khỏe Tổng thống và Hoàng đế. Các quan triều đ́nh Huế rời tàu, chúc tàu thuận buồm xuôi gió và nhanh chóng trở lại. Người Mỹ trả lời họ không mong trở lại và giong buồm lên đường sáng ngày hôm sau (8/2/1833).


Tàu phương Tây buôn bán ở vùng biển Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Ảnh tư liệu.

Đề cập về việc này, chính sử Đại Nam thực lục chép như sau: Tháng 11, năm Nhâm Th́n (1832) Quốc trưởng nước Nhă Di Lư (nước này ở Tây dương hoặc gọi là Hoa Kỳ, hoặc gọi là Ma Ly Căn, hoặc gọi là Tân Anh Cát Lợi đều là biệt hiệu của nước ấy) sai bọn bề tôi là Nghĩa Đức Môn La Bách (Edmund Roberts), Đức Giai Tâm Gia (David Geisinger, thuyền trưởng tàu Peacock) đem quốc thư thông thương thuyền ở cửa Vũng Lấm [Vũng Lắm] thuộc Phú Yên. Vua sai Viên ngoại lang Nguyễn Tri Phương, Tư vụ Lư Văn Phức đi hội với quan tỉnh, lên thuyền thiết tiệc, hỏi lư do đến đây làm ǵ. Họ nói "Chỉ đến v́ muốn giao hiếu và thông thương". Nói năng rất cung kính. Đến lúc dịch thư ra có nhiều chỗ không đúng thể thức.

Vua bảo không cần đệ tŕnh thư ấy. Rồi cho quan quyền lănh chức Thương bạc làm tờ trả lời. Đại lược nói: "Nước ấy muốn xin thông thương, cố nhiên là ta không ngăn trở, nhưng phải tuân theo luật pháp đă định. Từ nay, nếu có buôn bán th́ cho đỗ ở vụng Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng, không được lên bờ làm nhà, vượt quá kỷ luật, rồi giao thư bảo họ đi".

Nhắc đến sứ mệnh bất thành này, trong báo cáo tóm lược của ḿnh, Roberts phán đoán rằng nếu thời tiết thuận lợi hơn tàu đă thả neo ở Đà Nẵng và kết quả đi sứ của ông sẽ tốt hơn. Ông cũng ghi nhận rằng, công việc sẽ có kết quả khi ông thuận theo những "nghi lễ làm mất phẩm giá" ở triều đ́nh Huế.

Ba năm sau, Edmund Roberts và tàu Peacock trở lại Việt Nam để thực hiện cho một nỗ lực đàm phán khác. Phái bộ đến Đà Nẵng ngày 14/5/1836 và dành 8 ngày để chuẩn bị việc đàm phán một hiệp định thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh tật và cái chết giữa chừng của Roberts đă khiến cho nỗ lực ngoại giao của ông ta thêm một lần nữa bất thành.

Theo Robert Hopkins Miller nguyên nhân dẫn đến nỗ lực bất thành trên là do hai nền văn hóa xa xôi không gặp nhau và do tầm quan trọng của bên này với bên kia vẫn chưa đủ lớn, nên cả Việt Nam và Mỹ đă không vượt qua những trở ngại ban đầu. Roberts cũng không thuyết phục nổi Việt Nam, rằng Mỹ khác với các nước châu Âu, những nước chỉ quan tâm đến chinh phục, lập thuộc địa... Việt Nam cũng coi Mỹ cùng hội cùng thuyền với các nước châu Âu nên chưa sẵn sàng cho mối quan hệ.

VietBF@ sưu tập

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-19-2024
Reputation: 35711


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 88,595
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	41.jpg
Views:	0
Size:	136.5 KB
ID:	2349960   Click image for larger version

Name:	412.jpg
Views:	0
Size:	98.0 KB
ID:	2349961   Click image for larger version

Name:	413.jpg
Views:	0
Size:	83.0 KB
ID:	2349962   Click image for larger version

Name:	414.jpg
Views:	0
Size:	99.2 KB
ID:	2349963  

pizza_is_offline
Thanks: 6
Thanked 7,502 Times in 6,655 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 99 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
Old 03-21-2024   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,935
Thanks: 24,946
Thanked 15,556 Times in 6,664 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

VUA GIA LONG
(Mặc dù bị chửi từ nam tới bắc nhưng Nguyễn Ánh vẫn điều hành quốc gia ổn thỏa và hùng mạnh, ông ta hiểu cách làm vua.)
Nếu bạn cũng 15 tuổi như Nguyễn Phúc Ánh (cỡ mới vào lớp 10), gia đ́nh chết hết, bơ vơ giữa một xứ sở xa lạ cách quê nhà gần 1200 cây số, lại có một kẻ thù sở hữu sức mạnh vô địch như Tây Sơn luôn săn đuổi ngày đêm, bạn sẽ làm ǵ tiếp theo?
Ḿnh muốn nghe phương án hành động của bạn. Bạn sẽ tính toán ra sao để sống sót trong ṿng 25 năm, báo thù, lấy lại nhà cửa và lên ngôi hoàng đế, hoàn thành cuộc chơi ở độ khó cao nhất. Let the game begin.
Riêng ḿnh nghĩ đến là thấy nản mẹ rồi, chắc kiếm cái chùa nào đó dưới miệt vườn đi tu cho nhanh, game over. Hoặc treo cổ, hy vọng random ra được character khác với cốt truyện đỡ phức tạp hơn.
Nguyễn Ánh, năm 15 tuổi từ một vương tử trở thành một đứa nhỏ lang thang không nhà không cửa. Ông đă tan nát cơi ḷng chứng kiến cảnh từng người thân của ḿnh bị đóng cũi giải đi xử tử. Kư ức đau đớn đó luôn hằn sâu trong tâm trí cậu bé. Quân Tây Sơn đă truy sát tận cùng họ Nguyễn Phúc trong khi đôi bên không có oán hận ǵ, thù này không sâu sao được?
17 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh trở thành Đại nguyên soái - lănh tụ chống Tây Sơn ở Gia Định. Lúc ấy Tây Sơn đang độ mạnh nhất, mọi thứ của Nguyễn Ánh đều không thể so b́ được, cả nhân lực lẫn thực lực. Ông thua rất nhiều trận, đếm cũng không hết. Nhiều hôm phải quây quần cùng với quân sĩ ngồi ăn bữa cơm chỉ có rau và cá muối.
Bao phen lênh đênh trên biển nhịn đói nhịn khát, Nguyễn Ánh cứ nghĩ số ḿnh đến đây đă tận. Như lần ông vào cửa sông do thám th́ quân Tây Sơn phát hiện, ra sức truy sát. Đến khi Tây Sơn không c̣n rượt nữa th́ thuyền ông đă long đong trên đại dương được 7 ngày. Thức ăn hết, nước ngọt cũng hết, Nguyễn Ánh ngẩng mặt lên trời khóc th́ bỗng đâu có nước ngọt tràn đến.
Người ta nói là trời cứu ông, nhưng có thể là do Cửu Long giang đổ ra biển sau mùa lũ, lượng nước quá dồi dào nên chưa bị mặn. Rồi có phen Nguyễn Ánh bị pḥ mă Trương Văn Đa t́m diệt đến tận Côn Đảo nhưng gặp băo. Cơn băo đó không giết ông mà lại cứu vớt ông. Nguyễn Ánh trôi dạt giữa biển cả dưới băo tố vần vũ điên cuồng mà không chết, thật kỳ tích.
Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn là v́ trách nhiệm phục hưng lại gia tộc đă bị thảm sát đặt nặng lên đôi vai, quyết tâm của ông là vậy và mục đích sống của ông cũng là thế. Như người thường th́ Nguyễn Ánh cạo đầu đi tu cho nhanh, việc ǵ phải ĺ lợm đến mức đặt bản thân vào cửa tử biết bao nhiêu lần, từ hai bàn tay trắng đối đầu với đoàn quân hùng mạnh nhất thời đó.
Có thể Nguyễn Ánh không phải một minh quân v́ các sai lầm trong đời của ḿnh, nhưng ông cũng không phải là hôn quân.
Khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 18 không phải là những quốc gia có lănh thổ hành chính rơ rệt được quy định theo công pháp quốc tế ngày nay, mà là những khu vực ảnh hưởng theo từng ḍng họ, khi mạnh th́ bành trướng, khi yếu th́ co cụm.
Hai trăm năm ly khai bên bờ sông Ranh đă biến Đàng Trong thành một xứ sở với văn hóa và sắc tộc hoàn toàn khác biệt với Đàng Ngoài.
Đàng Ngoài là nước An Nam, c̣n Đàng Trong là nước Quảng Nam.
Đó là lư do phải nghiêm chỉnh nh́n nhận hai Đàng là hai vương quốc khác nhau.
Nguyễn Nhạc không cho Nguyễn Huệ đánh ra bắc v́ ông cũng thừa nhận Đàng Ngoài là một nước lớn có truyền thống lâu đời, và cho rằng dù đời ông có chiếm được th́ đời con cháu ông cũng không giữ được.
Nguyễn Ánh là người thừa kế chính danh và hợp pháp của nước Đàng Trong, thủ đô Phú Xuân. Đất nước đó do ông tổ Nguyễn Hoàng lập ra và kết thúc khi Nguyễn Cư Trinh vẽ nét bút cuối cùng.
Tổ quốc của Nguyễn Ánh mất về tay người khác là Tây Sơn, th́ nghĩa vụ của ông ta là phải lấy lại.
Vương tử Nguyễn Ánh đă cố gắng rất nhiều, thua liên tục nhưng không đ̣i lại được nên phải mời đồng minh.
Vấn đề nằm ở chỗ này nên nhiều người nói Ánh là kẻ bán nước Việt Nam.
Nhưng lúc đó làm quái ǵ có nước Việt Nam, ông ta chỉ đ̣i lại đất Đàng Trong của tổ tiên do người khác cưỡng đoạt.
Khái niệm "Việt Nam thống nhất" hay "non sông h́nh chữ S" chỉ có khi vua Gia Long ghép 2 đàng lại về sau. Đừng đem bản đồ Việt Nam thế kỷ 20 rồi đánh giá t́nh h́nh thế kỷ 18.
Chưa kể Ánh mời Xiêm để đ̣i lại đất và đuổi Tây Sơn, chứ không phải mời Xiêm vào để cướp hiếp giết dân ổng.
Nhà Đường sau loạn An Lộc Sơn đă rất yếu sinh lư, không c̣n đủ sức chống lại đế chế Thổ Phồn xâm lược. Quân Thổ Phồn chiếm được Trường An, buộc vua Đường phải cầu viện đến quân Hồi Hột, vốn cũng là một đế chế thảo nguyên hùng mạnh cùng thời. Việc này về sau không ai đánh giá là vua Đường bán nước.
Chủ quyền của mỗi quốc gia được khẳng định chính xác kể từ lúc thế giới h́nh thành trật tự cố định sau thế chiến thứ 2.
Nên từ mốc đó trở đi chuyện xâm lược mới bị quốc tế lên án dữ dội. Trong cái thời phong kiến và thực dân, hay thời đại của chinh phạt và khởi nghĩa, biên giới các quốc gia bị thay đổi liên tục.
Đại khái thằng nào mạnh thằng đó ăn, chẳng có luật pháp quốc tế can thiệp, cũng chẳng có ai quan ngại sâu sắc giùm. Cho nên khi bị đánh th́ chỉ có hai cách:
Một là tự lực cánh sinh nếu cảm thấy tự tin rằng ḿnh đủ sức khô máu được với đối phương.
Như Anh thắng Pháp trong đại thủy chiến Trafalgar, Tôn Quyền thắng Tào Tháo ở Xích Bích... Đây là thượng sách.
Hai là khi chịu không nổi nhiệt nữa, do kẻ thù quá bá đạo th́ gọi đồng minh đến cứu.
Giống như cách vua Đường, vua Triều Tiên, chúa Nguyễn Phúc Ánh, hay các liên minh chống Napoleon, Cách mạng Mỹ... thực hiện. Đây là hạ sách.
Nói chung trước 1945, giỏi th́ t́m cách đ̣i lại đất, dở th́ mất đất về tay người, tệ hơn nữa là bị sáp nhập và biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Nên ḿnh mới nói, đừng đem quan điểm chủ quyền thế kỷ 20 áp đặt cho tiền nhân của những thế kỷ trước. V́ những thứ ḿnh lên án gay gắt bây giờ, ngày đó người ta lại nghĩ khác.
Xét về tŕnh độ học vấn th́ Nguyễn Huệ học cao hơn Nguyễn Ánh.
Nguyễn Huệ xuất thân trong một gia đ́nh trung lưu giàu có (chứ không phải nông dân như nhiều bạn tưởng), thành ra từ bé đă được học hành tử tế. Thầy của Nguyễn Huệ rất nghiêm, ḷ luyện của ông giáo bắt buộc đứa nào học vơ th́ phải học cả văn, lôi thôi tống cổ ra khỏi lớp, không nói nhiều. Nguyễn Nhạc v́ gánh kinh tế cho gia đ́nh nên bỏ học sớm. Trong lúc anh trai đang chèo thuyền dọc sông Côn kết giao cùng giới hắc đạo, th́ Nguyễn Huệ vẫn phải mài đít trên ghế nhà trường. Ban ngày luyện vơ, ban đêm đọc sách, viết chữ cực đẹp. 18 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông loại giỏi, sau đó lên núi theo anh hành tẩu giang hồ.
Nguyễn Ánh khốn khó từ lúc thơ ấu, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một chỗ nên không được cắp sách đến trường, gặp gỡ bạn thân và cô giáo hiền như bao đứa bé cùng trang lứa khác.
Bản thân Ánh không hiểu ngoại ngữ, nên khi mấy ông Tây xí xố tâu bày đều phải nhờ các quan phiên dịch giùm, bù lại cậu rất hay chữ Nho và có thể làm thơ. Tính Ánh vốn ṭ ṃ nên thấy cái ǵ lạ đều t́m cách học cho bằng được, nhất là các bản vẽ vũ khí và những cách đắp lũy xây thành, đóng tàu, cũng như nhiều thứ khác.
Nguyễn Ánh đặt mua được nhiều sách vở và địa đồ bên châu Âu, th́ nhờ chăm học mà hiểu gần hết.
Tuy đường giáo dục c̣i cọc, nhưng bù lại kỹ năng mềm của Nguyễn Ánh rất khéo, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Nguyễn Huệ khiến người ta rùng ḿnh khi đối diện v́ uy vũ của ông. Th́ Nguyễn Ánh được người phương Tây đánh giá là cử chỉ rất dễ thương và ḥa nhă, cấp dưới cũng kính trọng v́ Nguyễn Ánh đối xử với họ rất tốt và thân mật.
Một điểm rất hay của Nguyễn Ánh là ông ta nắm được tâm lư con người và dùng nó để thực hiện kế hoạch của ḿnh.
Cả Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh đều cưỡng bức đi lính, nhưng Tây Sơn th́ bắt bừa băi, già trẻ lớn bé bắt hết. C̣n Nguyễn Ánh th́ bắt mọi người làm nông nghiệp, ai lười biếng th́ sung quân. Ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Nếu thu từ 70-100 thùng lúa sẽ được "khuyến măi" như sau:
-Dân thường sẽ được miễn đào kênh, đắp thành một năm.
-Binh lính sẽ được miễn đi đánh nhau một năm.
Thành ra sau khi Tây Sơn hủy diệt Nam Bộ th́ Nguyễn Ánh đă hồi sinh nó nhanh chóng nhờ kích thích mọi người hăng say lao động. Đó là việc thứ nhất.
Việc thứ hai, lúc Tây Sơn hạ xong thành Gia Định đă xảy ra vụ thảm sát Chợ Lớn vô cùng nghiêm trọng. Nhà văn Sơn Nam cho rằng có khoảng 10000 người chết, thây trôi tắc cả sông, cả tháng sau không ai dám ăn tôm cá ở đó. Nói chung ghê gấp 100 lần khủng bố nhà hát Bataclan ở Paris.
Về sau lúc Nguyễn Ánh hạ được thành Quy Nhơn, đổi tên thành B́nh Định, dân chúng cũng sợ hăi v́ không biết có bị thảm sát không. Nhưng trái lại, Nguyễn Ánh nghiêm cấm bất cứ h́nh thức cướp bóc nào và xử cực nghiêm những ai dám làm hại dân Quy Nhơn, trọng dụng những người chịu đầu hàng, đồng thời tha thuế 3 năm. Chính thế cho nên Quy Nhơn yên b́nh và Nguyễn Ánh về sau vẫn giữ được nơi này, dù nó là đất tổ nhà Tây Sơn.
Lúc thống nhất Việt Nam th́ công việc càng khó hơn nữa, v́ lúc này đất đai rộng gấp 3 lần ngày trước, lại thêm đủ nhóm dân tộc với tính cách và lịch sử khác nhau. Vua Gia Long cho lập các kho vận trữ lúa gạo (kho B́nh Chuẩn Thương), cắt cử quan lại chăm lo việc cứu đói dân chúng.
Mặc dù bị chửi từ nam tới bắc nhưng Nguyễn Ánh vẫn điều hành quốc gia ổn thỏa và hùng mạnh, ông ta hiểu cách làm vua.
PHẠM VĨNH LỘC
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10481 seconds with 13 queries