Cuộc đời và sự nghiệp của “quái kiệt” Trần Văn Trạch - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cuộc đời và sự nghiệp của “quái kiệt” Trần Văn Trạch
Nghệ sĩ Trần Văn Trạch là một ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, là trưởng đoàn nhạc và là người đầu tiên tổ chức đại nhạc hội và là một trong những bầu sô đầu tiên của Việt Nam.

Ông là một nghệ sĩ đa tài, từng tham gia trong hầu hết các lĩnh vực của làng nghệ thuật như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, đại nhạc hội…

Có thể nói hầu như tất cả những người trong giới nghệ sĩ Sài G̣n trước 1975 đều ít nhất 1 lần được làm việc với ông.



Thế hệ nghe nhạc sau này có thể ít biết về Trần Văn Trạch và những tác phẩm của ông, v́ ông hoạt động sôi nổi nhất là vào những lúc sơ khai của tân nhạc Việt Nam hồi thập niên 1940, 1950 với những ca khúc hài hước do chính ông sáng tác như: Chiếc Đồng Hồ Tay, Tai Nạn Téléphone, Chuyến Xe Lửa Mồng Năm... Đặc biệt ông đă sáng tác và tŕnh bày bài “Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia”. Nhờ bài hát này, tên tuổi ông càng được hầu hết người dân sống ở miền Nam trước 1975 biết đến, bởi v́ cứ vào chiều thứ 3 hàng tuần suốt từ năm 1952 cho đến tháng 4 năm 1975 th́ đài phát thanh Sài G̣n đều phát bài hát này trong chương tŕnh xổ số của quốc gia. Với mái tóc dài cùng giọng ca trầm ấm, cộng thêm phong thái biểu diễn mới lạ, vui nhộn, độc đáo… ông được khán giả, báo chí trước 1975, phong tặng danh hiệu “quái kiệt”. Sau đây là những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của “quái kiệt” Trần Văn Trạch được biên soạn lại từ bài viết của người cháu ruột của ông là Giáo sư – tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải, là con của giáo sư Trần Văn Khê.

Nghệ sĩ Trần Văn Trạch tên thật là Trần Quang Trạch, sinh năm 1924 tại làng Đông Ḥa, ở Mỹ Tho, trong gia đ́nh có rất nhiều người biết về nhạc, nhất là nhạc cổ. Ông cố của ông tên là Trần Quang Thọ, vốn là một nghệ nhân nổi tiếng trong ban nhạc cung đ́nh Huế. Khoảng năm 1860, ông Thọ xin từ nhiệm và di cư vào Nam. Ông nội của Trần Văn Trạch là Trần Quang Diệm, xưa được gởi ra Huế để học đờn tỳ bà trong thành nội. Cha của Trần Văn Trạch là Trần Quang Triều, biệt danh là Bảy Triều, nổi tiếng trong giới cổ nhạc qua tiếng đờn ḱm lên theo dây Tố Lan tự sáng chế ra. Ông Trần Quang Triều có ba người con. Người con cả là Trần Văn Khê (1921-2015), cựu giáo sư dân tộc nhạc học, một nhà chuyên môn về nhạc cổ truyền Á châu, sinh sống 55 năm tại Paris và ngoại ô. Kế đến là Trần Văn Trạch (1924-1994), từ trần tại Paris năm 1994. Người con gái út là Trần Ngọc Sương (1925 – ) đă có một thời nổi tiếng lấy biệt hiệu là Ngọc Sương, sau đổi lại là Thủy Ngọc trong những năm 1948-50, và hiện sống tại Montréal, xứ Canada.

Từ nhỏ ông Trần Văn Trạch đă sống với môi trường âm nhạc trong suốt khoảng thời ấu thơ tại làng Vĩnh Kim, làng Đông Ḥa, làng B́nh Ḥa Đông của tỉnh Mỹ Tho, miền Nam Việt Nam. Từ nhỏ ông đă rất có khiếu về nhạc, học đánh đờn ḱm và đờn tỳ bà rất thuần thục, lại có giọng hát ấm êm ca vọng cổ mùi không thua ǵ nghệ sĩ Năm Nghĩa nổi tiếng thời đó. Tuy biết về cổ nhạc nhưng ông lại thích tân nhạc hơn, đó cũng là thời gian mà phong trào phát động loại nhạc mới này cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới trẻ. Nghệ sĩ Trần Văn Trạch theo học chữ ở Collège de Mytho (trường trung học Mỹ Tho) cho tới năm 1942 th́ rời ghế nhà trường. Tuy xuất thân từ một gia đ́nh nhạc sĩ cổ nhạc, nhưng v́ là người thích buôn bán làm ăn nên Trần Văn Trạch đă lập ra ḷ làm chén ở Vĩnh Kim. Sau một vài năm buôn bán nhưng không thành công, ông bỏ nghề lên Saigon t́m việc sinh sống.

Khoảng năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại Việt Nam, những pḥng trà nho nhỏ mở cửa trở lại, Trần Văn Trạch bắt đầu t́m kiếm được một pḥng trà nhỏ (loại salon de thé) ở đường Lagrandière (nay là đường Lư Tự Trọng). Ban đầu ông làm hoạt náo và hát tại dancing Théophile ở vùng Dakao từ năm 1947-1948. Thời gian sau này ông có sáng tác và tŕnh diễn nhiều bài nhạc hài hước nổi tiếng, tuy nhiên các bản nhạc hài hước đầu tiên không phải do Trần Văn Trạch sáng tác mà là của nhạc sĩ Lê Thương. Cố nhạc sĩ Lê Thương được nhiều người biết qua bài Thằng Cuội, Ḥn Vọng Phu 1,2,3… Và ông cũng là người khởi xướng loại nhạc hài hước như bản “Ḥa B́nh 48” đă được 2 anh em Trần Văn Khê – Trần Văn Trạch tung ra thị trường với những màn bắt chước các thứ tiếng Anh, Nga, Tàu… Cùng năm 1948, nhạc sĩ Lê Thương cũng có viết một bản nhạc khác mang tựa đề là Làng Báo Saigon do Trần Văn Trạch hát vài lần trên sân khấu nhưng bị chính phủ Pháp cấm.

Cũng v́ sáng tác những bài hát có tính chất chính trị nên sau đó các nhạc sĩ Lê Thương, Trần Văn Trạch, Phạm Duy và Đức Quỳnh cùng bị người Pháp bắt vô bót Catinat (đầu đường Catinat) ngồi mấy ngày. Đến năm 1949, nghệ sĩ Trần Văn Trạch nhận thấy rằng tân nhạc bắt đầu thịnh hành, các nữ ca sĩ như Minh Trang, Ngọc Sương, Ngọc Hà, Tâm Vấn góp mặt trên đài Pháp Á ở Sài G̣n, trên các sân khấu tŕnh diễn tân nhạc ngày càng nhiều, từ đó ông có ư nghĩ “lăng xê” danh từ “đại nhạc hội” để gọi những buổi hát bao gồm ca, vũ, nhạc, kịch trong cùng một chương tŕnh văn nghệ. Từ đó trở đi, “đại nhạc hội” được thông dụng cho tới ngày nay, đă có nhiều triệu khán giả từng thích xem đại nhạc hội, nhưng có lẽ rất ít người biết rằng Trần Văn Trạch chính là người đầu tiên tổ chức “đại nhạc hội” như vậy. Sau đó, v́ muốn khuếch trương tân nhạc trong thời kỳ c̣n tương đối sơ khai, nghệ sĩ Trần Văn Trạch nghĩ ra cách mang tân nhạc vào xen kẽ với những màn ảo thuật, xiếc trong những buổi chiếu phim ở xi-nê (rạp chớp bóng), v́ lúc đó phim hát bóng rất thịnh hành, người đi coi hát rất đông, thuận tiện cho việc phổ biến tân nhạc Việt đến khán giả xem phim vốn là những người dễ dàng tiếp nhận loại nhạc mới.

Sau thế ᴄhιến thứ hai, cuộc sống trên thế giới trở lại b́nh thường, nền kinh tế bắt đầu t́m lại thế quân b́nh, dân chúng bắt đầu đi coi hát, nghe nhạc, có nhiều cách giải trí hơn. Lúc bấy giờ Việt Nam hăy c̣n là thuộc địa của Pháp, mà ở xứ Pháp vào thời buổi đó bắt đầu có h́nh thức phụ diễn tân nhạc hay những màn hát thuật giữa phim thời sự, quảng cáo, và phim chính. Trần Văn Trạch thấy h́nh thức đó phù hợp với việc phổ biến tân nhạc ở Sài G̣n nên t́m cách bắt chước. Ông cùng với nhạc sĩ Đức Quỳnh hợp tác với nhau, chọn rạp hát bóng Nam Việt làm nơi thử thách đầu tiên. Lúc đó vào khoảng năm 1951, được dân chúng thích và yêu cầu, Trần Văn Trạch lần lượt phổ biến h́nh thức phụ diễn tân nhạc tới những rạp hát khác và lần lần làm thành “hệ thống dây chuyền”. Thời đó tân nhạc thể loại trữ t́nh vẫn c̣n ít, thiếu bài mới để hát, các ca sĩ không thể đem lên sân khấu những bài hùng ca đấu tranh đày màu sắc giặc giă được, nên các nhạc sĩ mới bắt đầu đua nhau sáng tác những nhạc phẩm phù hợp với nhu cầu nghe nhạc của công chúng. Cũng nhờ đó mà phong trào sáng tác tân nhạc phát triể rất mạnh mẽ thời kỳ thập niên 1950. Trần Văn Trạch bắt đầu nổi tiếng về tài hài hước và kể chuyện, rồi sang hát một vài bản nhạc diễu để chọc cười khán giả, từ đó một số bản nhạc “diễu” được ông cho ra đời và đi sâu vào ḷng dân chúng măi cho tới ngày hôm nay.

Nghệ sĩ Trần Văn Trạch có một lối hát mộc mạc, đúng giọng miền Nam để hát, lời lẽ rất đơn giản, không cầu kỳ, màu mè, những từ ngữ được nghe trong đời sống hàng ngày, nhưng chủ đề lấy từ cuộc sống người dân nghèo nên rất dễ làm xúc động người nghe.

Bài hát hài hước đầu tiên được Trần Văn Trạch sáng tác là “Anh Phu Xích Lô” (1951). Về nhạc th́ sử dụng âm giai thất cung, với những câu nhạc dễ nhớ được lặp đi lặp lại, về tiết tấu th́ sử dụng nhiều nhịp ngoại, hát nhanh và phải “giựt” theo kiểu swing để cho vui nhộn hơn. Khi thấy loại nhạc này hấp dẫn người nghe, ông tiếp tục viết thêm một số nhạc phẩm hài hước khác như “Chuyến Xe Lửa Mùng 5” (1952) kể lại chuyện một anh chàng lấy xe lửa về thăm mẹ. Trên xe lửa, để cho qua th́ giờ, ngồi đếm cột đèn mà bị người bên cạnh hỏi tới hỏi lui. Đến khi về nhà mới hay mẹ ḿnh đă từ trần. Câu chuyện lúc đầu th́ thấy cười, nhưng kết cuộc là “cười ra nước mắt”.

Cho tới ngày kư hiệp định Genève (1954), Trần Văn Trạch đă viết khá nhiều bài như “Cái Tê-lê-phôn”, “Cái Đồng Hồ Tay”, “Anh Chàng Thất Nghiệp”, “Cây Bút Máy”, “Đừng Có Lo”…

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 20938


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 69,377
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Capture.PNG
Views:	0
Size:	175.5 KB
ID:	2359752  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,966 Times in 4,000 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 79 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05793 seconds with 15 queries