Nghiến răng bán căn nhà 110m vuông cho con đi du học để rồi "mất con" - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nghiến răng bán căn nhà 110m vuông cho con đi du học để rồi "mất con"
"Dù thế nào đi nữa, giấc mơ của con gái tôi không thể bị gánh nặng cơm áo gh́ xuống", ông Dương từng nói. Hai vợ chồng v́ thế đă "nghiến răng" bán căn nhà rộng 110 mét vuông làm chi phí du học để con "bằng bạn bằng bè".

"Gửi con gái tôi đi du học có thể là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng đưa ra trong đời...", tâm sự của một ông bố họ Dương mới đây thu hút chú ư và gây nhiều tranh căi trái chiều trên mạng xă hội Trung Quốc.

Ông Dương và vợ là một cặp vợ chồng vô cùng b́nh thường trong hàng vạn gia đ́nh ở Trung Quốc. Cô con gái duy nhất của họ, Dương Lư, là báu vật yêu quư nhất của hai người. Năm 2006, sau khi thi trượt trường đại học yêu thích trong nước, cô con gái nói với cha mẹ rằng ḿnh muốn đi du học.

Nhưng xuất ngoại không dễ dàng như vậy. Không có học bổng và cũng không được chính phủ tài trợ, chi phí du học của Dương Lư vào khoảng 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng) mỗi năm. Đây chắc chắn là một số tiền rất lớn đối với vợ chồng ông Dương, những người có thu nhập không quá dư dả. Cuối cùng, hai vợ chồng đành nghiến răng bán căn nhà rộng 110 mét vuông làm chi phí du học để con "bằng bạn bằng bè".



Ảnh minh họa

"Dù thế nào đi nữa, giấc mơ của con gái tôi không thể bị bị gánh nặng cơm áo gh́ xuống", ông Dương nói.

Trống vắng
Năm 2007, Dương Lư nhận được giấy báo nhập học của một trường đại học ở Mỹ như cô mong muốn. Ông Dương vẫn nhớ rơ cảnh vợ chồng ông tiễn con gái ra khỏi sân bay:

"Đó là chuyến bay lúc 1 giờ sáng. Tôi vẫy tay gọi con từ xa. Con đă khuất khỏi tầm mắt, nhưng tôi vẫn nh́n về hướng đó. Ḷng tôi bỗng thấy trống vắng, và không cầm được nước mắt. Tôi quay đầu lại th́ thấy vợ ḿnh cũng đang ngồi xổm dưới đất khóc, tôi vội lau nước mắt kéo vợ đứng lên".

Ông Dương nói rằng hai vợ chồng nghĩ rằng họ đă sẵn sàng cho ngày con gái ra đi nhưng thực tế không phải vậy.

"Khi con gái ra đi, tôi như người mất hồn. Trong thâm tâm tôi biết con gái ra nước ngoài là điều tốt nhưng không khỏi nghĩ đến cảnh chia xa. Mẹ cháu phải gọi điện cho con ba lần một ngày trong tuần đầu tiên để nguôi nỗi nhớ".

Cảm giác "lạc lối" này không chỉ có ở vợ chồng ông Dương. Một tháng đầu sau khi con trai bà Lưu (Thượng Hải, Trung Quốc) đi du học, bà mất ngủ cả đêm, tóc rụng nhiều, phải uống thuốc mới ngủ được.

Để chống lại sự trống trải, bà Lưu thích bật TV từ khi thức dậy cho đến lúc ngủ, c̣n đặc biệt chi hàng ngh́n đô la để mua một chú chó con chỉ để gây ồn ào một chút vui cửa vui nhà. "Tôi chỉ biết tự an ủi ḿnh mà chịu đựng. Đợi con trở về rồi sẽ không sao nữa. Mỗi lần nghĩ đến chuyện như vậy, tôi lại thấy thanh thản hơn", bà Lưu nói.

Đó cũng chính là tâm trạng của ông Dương. Mong ngóng ngày con trở về là động lực để hai vợ chồng ông cố gắng đi qua những ngày cô đơn dài đằng đẵng sau đó.

Cho con đi du học là "mất con"?
Trước khi con gái ra nước ngoài, ông Dương đă vạch ra một "ranh giới đỏ" cho con: Không được phép có bạn trai là người nước ngoài, không được phép làm mẹ khi chưa kết hôn và không được phép có quan hệ thầy tṛ với giáo viên trong trường.

Thật bất ngờ, vào cuối năm 2015, vừa tốt nghiệp cao học, Dương Lư bất ngờ nói qua điện thoại rằng cô sẽ ở lại nước ngoài làm việc và kết hôn với một người bạn trai ngoại quốc.

"Trong mắt nó c̣n có cha mẹ sao?", ông Dương hét lên khi nghe tin từ vợ, tức giận đến mức ném chiếc đĩa trên tay xuống sàn, tan nát. Ông kiên quyết không đồng ư, một hai ép con sau này phải sẽ trở về Trung Quốc, nếu không sẽ cắt đứt quan hệ.

V́ lư do này, ông Dương đă không nói chuyện với con trong nửa tháng. Điều khiến ông lo lắng nhất bây giờ là: Nếu không ở bên đứa con gái duy nhất, mấy chục năm c̣n lại ông bà sẽ sống ra sao?

Lo lắng của ông Dương không phải là không có cơ sở. Nhiều trường hợp vợ chồng ông đă chứng kiến, ngay chính trong họ hàng đă cho thấy điều đó.

Con dâu của ông Trần - anh họ ông Dương vừa sinh em bé ở Mỹ vào năm ngoái, hai vợ chồng già vui vẻ sang chăm sóc, nhưng v́ họ không hiểu tiếng Anh nên ngay cả thức ăn cho trẻ, con trai ông bà cũng phải dịch để biết khẩu phần bao nhiêu.

Không chỉ đồ trẻ em, mà v́ đồ ăn ở Mỹ thực sự không quen, người bố muốn ra ngoài mua rau làm đồ ăn truyền thống, nhưng đă bị lạc trên đường. May mắn sau đó ông được những người tốt bụng đưa về nhà.

Đầu năm, ông Trần không may ngă bị thương, nằm trên giường nửa năm, nh́n đứa con trai sắp xếp măi mới vội về thăm bố rồi liền đi, ông xót xa hỏi con: "Sao con không về ở với bố?".

Đứa con trai chỉ biết quay mặt đi, không biết trả lời như thế nào. Vợ con, sự nghiệp đều cắm rễ ở bên kia; thành công hiện tại là thành quả của nhiều năm làm việc rất chăm chỉ, chẳng lẽ từ bỏ một cách vô ích?

"Ba, nghỉ ngơi cho tốt đi", cậu con trai để lại một khoản tiền, vội vàng bay đi.

Ông Trần nh́n bóng lưng rời đi của con trai, tức giận mắng con vô ơn. "Chẳng lẽ ḿnh cả đời khổ tâm nỗ lực, cuối cùng lại nuôi ra một con 'sói mắt trắng' không biết hiếu thuận hay sao", ông tự hỏi.

Cũng như ông Trần, ông Dương tự trách bản thân ḿnh: "Cho con gái đi du học có thể là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng đưa ra trong đời. Nếu con đi học ở trong nước, kiếm một công việc, lập gia đ́nh sinh con, có phải gia đ́nh chúng tôi được đoàn tụ rồi hay không? Cuộc đời con cũng không phải v́ không đi du học mà nghèo đói. Quyết định sai đă khiến vợ chồng tôi mất con", ông Dương chua chát nói.

Cư dân mạng tranh căi
Khi câu chuyện ông Dương được chia sẻ, nhiều cư dân mạng đưa ra b́nh luận trái chiều. Phía đồng t́nh cho rằng, trên thực tế, chuyện cha mẹ cho con đi du học rồi "đánh mất" con không phải là hiếm.

"Đánh mất", ở đây hiểu rằng đứa con thay đổi nhiều trong giao tiếp, suy nghĩ, lối sống, quan niệm về t́nh thân. Nhất là đứa trẻ càng du học khi c̣n ít tuổi, sống ở nước ngoài càng lâu, mà sợi dây liên kết với gia đ́nh càng lỏng, th́ khi gặp lại cha mẹ, ông bà ruột thịt, chúng càng trở nên xa lạ, như một con người khác. Hoặc như trường hợp Dương Lư, cách xa cha mẹ nửa ṿng trái đất, coi như con có mà cũng như không.

Đồng thời, họ cho rằng, điều mà ông Dương và nhiều cha mẹ mong muốn không phải là vấn đề con cái phải về để phụng dưỡng tuổi già, mà là cuối đời không nơi nương tựa tinh thần, con cái chính là "chiếc phao cứu sinh".

Luồng ư kiến khác cho rằng, cô con gái có quyền chọn cuộc sống mà ḿnh muốn sống, cha mẹ quá áp đặt là làm khó con. Mọi người đều có quyền mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, với mức lương ở nước ngoài, Dương Lư chọn ở lại cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, cô ấy cũng đă t́m thấy một nửa của ḿnh ở đó, cha mẹ can thiệp không những khó thay đổi mà c̣n làm rạn nứt mối quan hệ cha mẹ - con cái.

"Với tư cách là một người làm cha, tôi tôn trọng sự hy sinh để đầu tư cho con đi du học, cũng như về nỗi ḷng của những bậc làm cha mẹ khi bước vào tuổi già; cái tuổi mà nhu cầu về t́nh cảm của những người thân, nhất là với con cái là rất cần thiết và chính đáng.

Ở câu chuyện này, cả hai bên đều đáng cảm thông. Tôi nghĩ cô con gái dù ở xa cũng nên thường xuyên về thăm cha mẹ, hỏi thăm, lo lắng là được. Hai vợ chồng ông Dương cũng nên thấu hiểu cho con, bởi khi đưa con ra ngoài là để con có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống của chính ḿnh. Miễn con hạnh phúc th́ nên mừng cho con", một cư dân mạng chia sẻ.

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 06-03-2023
Reputation: 13588


Profile:
Join Date: Oct 2014
Location: GB
Posts: 31,969
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot_7.jpg
Views:	0
Size:	34.7 KB
ID:	2227361  
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,592 Times in 1,446 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 41 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08665 seconds with 13 queries