Nhiều người Singapore sống bị mắc kẹt trong giai cấp - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Nhiều người Singapore sống bị mắc kẹt trong giai cấp
Cuộc sống ở Singapore có thực sự bế tắc? Singapore giàu có, hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, với tỷ lệ sở hữu nhà trên 90%, phúc lợi xă hội cao, nhưng nhiều người vẫn bị mắc kẹt trong giai cấp của họ.

Viện Nghiên cứu Chính sách thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đă thực hiện một cuộc khảo sát đối với 4.015 người trên 18 tuổi trong thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019. Khi những người tham gia khảo sát được hỏi liệu họ có tin t́nh h́nh tài chính cá nhân sẽ được cải thiện trong 10 năm nữa không, hơn 1/2 số người trả lời biến động tài chính là không đáng kể và 1/10 số người nói vận may của họ có thể suy giảm.


Khu Raffles Place tại Quận Tài chính Singapore. Ảnh: AFP.

Tâm lư bi quan này c̣n tồn tại ở các cấp độ giáo dục khác nhau. Chỉ 44% những người sở hữu bằng cấp hy vọng có thể thăng tiến về tài chính trong một thập kỷ nữa. Tỷ lệ trên giảm xuống c̣n 40,6% với những người chỉ được đào tạo nghề. Với những người có tŕnh độ học vấn từ trung học trở xuống, như nhân viên giao hàng Alroy Ho, 32 tuổi, 23,8% tin họ có khả năng làm tốt hơn và 10,6% nghĩ họ sẽ thụt lùi.

4 trên 5 người Singapore được South China Morning Post phỏng vấn nói tâm lư bi quan của họ bắt nguồn từ thực tế là mức lương hiện không tương xứng với chi phí và cảm giác rằng tiền lương không có sự phát triển.

Ho chưa tốt nghiệp trung học. Anh dùng một chiếc xe điện để giao hàng với mức thu nhập từ 2.000 đến 3.000 đôla Singapore mỗi tháng, phụ thuộc vào số đơn giao được. Với việc chính phủ giờ đây cấm chạy những phương tiện như của Ho trên lối đi bộ, anh có thể phải thi bằng lái và mua một chiếc xe máy nếu muốn tiếp tục công việc. Điều này càng gây áp lực lên t́nh h́nh tài chính vốn đă bấp bênh của anh.

"Tôi thực sự không biết mọi việc sẽ ra sao sau 10 năm nữa. Chỉ cần hỏi tôi hai năm nữa ra sao thôi, tôi đă không biết ḿnh sẽ tồn tại như thế nào rồi", Ho nói. "Singapore là một quốc gia giàu có nhưng phát triển quá nhanh và không phải ai cũng bắt kịp được tốc độ đó".

Những người có bằng cấp như Beatrice B, 24 tuổi, biên tập viên cho một tạp chí, cùng chung cảm nhận với Ho. Thu nhập của cô là gần 3.000 SGD (xấp xỉ 2.200 USD) mỗi tháng và Beatrice đang phải trả khoản vay đại học 28.700 SGD (21.000 USD) sau 4 năm dùi mài để lấy tấm bằng cử nhân nghệ thuật. Cô cố lạc quan về tương lai nhưng chi phí sinh hoạt quá cao, trong khi lương lại tăng quá chậm. "Tôi thấy ngột ngạt", Beatrice chia sẻ.

Beatrice hiện sống cùng cha mẹ trong một căn hộ 4 pḥng "v́ không c̣n cách nào khác". Cô hy vọng mức lương có thể sớm được cải thiện bởi "khối lượng công việc quá lớn".

Nur Ain Hamid, 31 tuổi, học nghề tại Viện Giáo dục Kỹ thuật Singapore và đang thất nghiệp. Dù vậy, cô lạc quan hơn Beatrice. Người mẹ đơn thân của 4 đứa con, tuổi từ 3 đến 10, sắp tái hôn với người chồng mới là một nhân viên kỹ thuật.

Nur và các con đang sống với hai người anh chị bị khuyết tật và có vấn đề về sức khỏe trong một căn hộ ba pḥng. Họ sống qua ngày dựa vào khoản trợ cấp khuyết tật 1.050 SGD mỗi tháng của người anh và tiền rút từ Quỹ Tiết kiệm Trung ương của người chị.

Nur hy vọng sau khi cô tái hôn, trở lại làm việc, đến lúc các con cô khôn lớn, đủ sức tự lập, cuộc sống của cô sẽ được cải thiện. Nhưng Nur cho biết cô không bao giờ nghĩ đến việc trở nên giàu có mà chỉ mong thoát nghèo. "Bây giờ, nếu các con ốm, tôi không biết phải xoay xở thế nào", Nur nói.

Khi được hỏi v́ sao nhiều người dân Singapore lại có cảm giác bất an về tương lai như vậy, giới học giả cho rằng đây là kết quả tất yếu của một nền kinh tế trưởng thành.

"Thời kỳ tăng trưởng thần kỳ đă qua. Các chính sách phổ biến rộng răi về nhà ở và giáo dục đại chúng trong quá khứ nay nhường chỗ cho sự phân tầng lớn hơn", Irene Ng, phó giáo sư xă hội học tại NUS, nhận xét.

Từ khi giành độc lập vào năm 1965 tới năm 1973, mức tăng trưởng trung b́nh GDP hàng năm của Singapore đạt 12,7%. Ngay cả ở giai đoạn tăng trưởng chững lại từ năm 1973 đến 1979, nó vẫn đứng ở 8,7%, mức tương đối cao. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trung b́nh chỉ đạt 3% và năm nay, với ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng hàng năm dự kiến rơi xuống mức dưới 1%.

Nhà xă hội học Tan Ern Ser từ NUS cho hay trong những năm 1970 và 1980, rất nhiều người từ nghèo khó đă tự vươn lên gia nhập tầng lớp trung lưu nhưng ngày nay, mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi mà bằng cấp không c̣n quá nhiều giá trị như trước đây và nền kinh tế thường xuyên gặp bất ổn, rối loạn.

"Không ngạc nhiên nếu mọi người giờ đây cảm thấy khó khăn khi muốn tiến lên phía trước từ vị trí họ đang đứng, nơi không phải là nghèo đói như trong quá khứ", ông b́nh luận.

Bộ Phát triển Gia đ́nh và Xă hội Singapore năm ngoái cho biết nước này đă làm tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trong nỗ lực dịch chuyển xă hội. Ví dụ, 9 trên 10 học sinh đến từ 20% số hộ gia đ́nh có thu nhập thấp nhất Singapore đă đạt tới ngưỡng giáo dục sau trung học, so với mức 5 trên 10 học sinh cách đây 15 năm.

Tháng trước, Bộ Tài chính Singapore công bố báo cáo về kết quả kinh tế - xă hội theo thế hệ. Báo cáo so sánh người Singapore ở độ tuổi 40 hiện nay với người ở độ tuổi 40 thuộc những thế hệ trước đó và nhận thấy rằng người ở độ tuổi 40 ngày nay "được giáo dục tốt hơn, có khả năng t́m việc cao hơn, thu nhập tốt hơn, tiết kiệm nhiều hơn, sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn".

Tuy nhiên, vẫn là vấn đề nếu người Singapore cảm thấy bị mắc kẹt giữa tầng lớp xă hội của họ. Theo Irene Ng, quan điểm của người dân Singapore về chính quyền lâu nay vẫn là họ "hỗ trợ để chúng ta tự giúp bản thân ḿnh". Nếu một bộ phận xă hội cảm thấy họ không thể tiến lên dù đă làm việc chăm chỉ, niềm tin này sẽ tan vỡ.

Thực tế, 37,2% số người được hỏi trong cuộc thăm ḍ của NUS cho biết nếu các vấn đề kinh tế - xă hội không được giải quyết, nó có thể làm giảm mức độ tin tưởng với chính quyền.


Những ṭa nhà chọc trời dọc sông Singapore. Ảnh: AFP.

Giới chuyên gia cho rằng ngoài việc cải thiện những vấn đề cơ bản như cơ hội việc làm, khả năng tiếp cận với giáo dục, nhà ở và nghề nghiệp, chính quyền cũng cần tạo ra nhiều lựa chọn và con đường hơn để người dân phát triển ra bên ngoài chuyên ngành và địa vực của ḿnh.

Phó giáo sư Ng Kok Hoe từ Trường Chính sách Công Lư Quang Diệu tại NUS, đánh giá nếu người dân Singapore cảm nhận rằng các chính sách công "không có sự thay đổi", họ sẽ dễ thấy thất vọng và bi quan.

Irene Ng gợi ư chính quyền nên cân nhắc lại chính sách để tái cân bằng các cơ hội. "Chúng ta có thể kiểm tra tính chuyển dịch đối với mọi chính sách quốc gia, liên kết các kết quả chính sách với tác động của chúng lên sự chuyển dịch xă hội", bà nói.

Teo You Yenn, nhà xă hội học tại Đại học Công nghệ Nanyang, nhận định các chuẩn mực nơi làm việc, các chính sách nhà ở và hạ tầng chăm sóc sức khỏe cần thay đổi để mọi người đều được tưởng thưởng xứng đáng với đóng góp của họ, bất kể địa vị kinh tế - xă hội.

Với Tan Ern Ser, sự thay đổi trong quan điểm quốc gia cũng là điều cần thiết, tránh xa khỏi Giấc mơ Singapore về sự dịch chuyển đi lên liên tục. "Hăy từ bỏ ư tưởng rằng chúng ta đang đi thang cuốn, chứ đừng nói tới thang máy", ông nhấn mạnh. "Có lẽ, quan trọng hơn cả, họ cần xác định điều ǵ là 'đủ tốt' với cuộc sống của họ".

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 12-01-2019
Reputation: 24240


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,791
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	138.5 KB
ID:	1492488   Click image for larger version

Name:	31.jpg
Views:	0
Size:	141.7 KB
ID:	1492489  
sunshine1104 is_online_now
Thanks: 4
Thanked 3,693 Times in 3,238 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06414 seconds with 15 queries