Trong cuộc đua phục hồi kinh tế ai là 'Kẻ thắng - người bại'? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Trong cuộc đua phục hồi kinh tế ai là 'Kẻ thắng - người bại'?
Tốc độ phục hồi sau cuộc suy thoái vì Covid-19 gây ngạc nhiên khi sản lượng kinh tế của 38 nước OECD đã vượt mức trước khủng hoảng. Nhưng đó chủ yếu là chuyện của nước giàu.

Bức tranh tổng thể rất lành mạnh, ngay cả khi một số biến thể của Covid-19 xuất hiện trong năm. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn khối ở mức 5,7%, tương đương mức trung bình sau chiến tranh. Tổng thu nhập hộ gia đình, được điều chỉnh theo lạm phát, cao hơn mức trước khủng hoảng.

Nhưng đằng sau nó ẩn chứa những khác biệt rõ ràng. Để đánh giá những khác biệt này, The Economist đã thu thập dữ liệu về 5 chỉ số kinh tế và tài chính gồm: GDP, thu nhập hộ gia đình, hiệu suất thị trường chứng khoán, chi tiêu vốn và nợ của chính phủ, cho 23 quốc gia giàu có thuộc OECD.

Họ xếp hạng từng nền kinh tế theo kết quả trên từng chỉ số, tạo ra một bảng hiện trạng tổng thể (bảng bên dưới hiển thị 4 trên 5 chỉ số). Kết quả so sánh cho thấy, một số quốc gia vẫn ở trong suy thoái, trong khi nước khác đang phát triển tốt hơn so với trước đại dịch ở hầu hết chỉ số.

Cụ thể, Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển đều ở gần top đầu, và nền kinh tế Mỹ cũng hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, nhiều nước lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Đức và Italy, còn khó khăn hơn. Trong đó, Tây Ban Nha có kết quả kém nhất.


Mức độ tăng trưởng các chỉ số (%) được so sánh giữa dữ liệu quý III/2021 hoặc mới nhất với quý IV/2020. Đồ họa: The Economist

Xếp hạng phong độ phục hồi kinh tế một số nước giàu. Mức độ tăng trưởng các chỉ số (%) được so sánh giữa dữ liệu quý III/2021 hoặc mới nhất với quý IV/2020. Đồ họa: The Economist

Một số quốc gia dễ bị tổn thương bởi các lệnh cấm du lịch và sự suy giảm trong chi tiêu dịch vụ - đặc biệt là các quốc gia ở Nam Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào du lịch. Các quốc gia khác, bao gồm Bỉ và Anh, vì số ca nhiễm và tử vong ở mức cao nên chi tiêu của người tiêu dùng bị hạn chế.

Ở một số quốc gia có tác động của virus tương đối nhẹ, thị trường lao động không bị ảnh hưởng quá nhiều, cho phép mọi người tiếp tục kiếm tiền. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản hầu như không đổi kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha tăng.

Một số chính phủ bù đắp cho thu nhập bị mất cho người dân bằng cách phát tiền. Đó là chiến lược của Mỹ. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khi nền kinh tế suy thoái, các hộ gia đình Mỹ đã nhận được hơn 2.000 tỷ USD từ các khoản phát tiền và trợ cấp thất nghiệp bổ sung. Canada đã làm điều tương tự.

Tuy nhiên, các quốc gia khác, chẳng hạn các nước Baltic (Estonia, Latvia và Litva), tập trung sức mạnh tài chính vào việc bảo vệ dòng tiền của các công ty hoặc mở rộng năng lực chăm sóc sức khỏe. Áo và Tây Ban Nha thì không bảo vệ việc làm lẫn người mất việc. Ở cả hai quốc gia này, thu nhập thực tế của hộ gia đình vẫn thấp hơn mức trước đại dịch khoảng 6%.

Còn các công ty thì sao? Hiệu suất thị trường chứng khoán cho thấy sức khỏe của họ, cũng như sức hấp dẫn của một quốc gia với các nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu ở Anh hiện thấp hơn một chút so với trước đại dịch, có lẽ là do bất ổn bởi Brexit gây ra. Anh cũng có ít công ty trong các lĩnh vực tăng trưởng cao, được hưởng lợi từ lãi suất thấp hơn và việc ứng dụng công nghệ khi có đại dịch.

Ngược lại, Mỹ có nhiều công ty như vậy, nên chứng kiến sự tăng vọt của thị trường chứng khoán. Nhưng chứng khoán Bắc Âu cũng tăng vọt nhờ lý do khác. Theo đó, ba trong số mười công ty vốn hóa lớn nhất Đan Mạch là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, những cổ phiếu tốt để nắm giữ trong đại dịch.

Chỉ tiêu vốn là thước đo thứ tư, đánh giá mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về tương lai. Một số quốc gia đang trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, như Mỹ. Các doanh nhân nơi đây nhìn thấy các cơ hội do đại dịch tạo ra và các công ty đang chi lớn vào các công nghệ giúp làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

Tháng 10, Goldman Sachs dự báo các công ty thuộc S&P 500 sẽ chi tiêu nhiều hơn 18% cho vốn đầu tư và R&D vào năm 2022 so với năm 2019. Ngược lại, đầu tư vào một số nơi khác lại ít hơn. Ví dụ, Na Uy đã chứng kiến sự cắt giảm đối với đầu tư dầu khí.

Chỉ số cuối cùng là nợ công. Nợ chính phủ càng nhiều thì hẳn càng tệ hơn, vì nó có thể cho thấy mức tăng thuế tiềm năng lớn hơn và cắt giảm chi tiêu trong tương lai. Không phải quốc gia nào cũng có những khoản nợ khổng lồ trong thời kỳ đại dịch như Mỹ, Anh, Canada và một số nước khác. Nợ công của Thụy Điển chỉ tăng sáu điểm phần trăm tính theo tỷ trọng GDP. Đây có lẽ là do nước này phần lớn tránh được các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, nên đòi hỏi ít phải hỗ trợ tài chính hơn.

Sự phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục vào năm 2022, mặc dù sự lan rộng của biến thể Omicron đã khiến vài nhà kinh tế hạ dự báo tăng trưởng. OECD kỳ vọng một số quốc gia có thành tích kém nhất sẽ bắt đầu theo kịp. Như Italy, được dự báo tăng trưởng 4,6% năm 2022, cao hơn tốc độ trung bình của khối là 3,9%.

Nhưng những nước tụt hậu sẽ còn một chặng đường dài phía trước. Vào cuối năm tới, OECD dự kiến tổng GDP của ba quốc gia xếp hạng cao nhất trong danh sách của The Economist cao hơn 5% so với mức trước đại dịch. Trong khi đó, sản lượng của ba nước kém nhất dự kiến chỉ cao hơn 1% so với trước Covid-19. Nói cách khác, những tác động không đồng đều của đại dịch sẽ kéo dài.

june04
R10 Vô Địch Thiên Hạ
june04's Avatar
Release: 12-30-2021
Reputation: 16653


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 58,530
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	28.jpg
Views:	0
Size:	52.8 KB
ID:	1963493  
june04_is_offline
Thanks: 1
Thanked 3,016 Times in 2,642 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 18 Post(s)
Rep Power: 68 june04 Reputation Uy Tín Level 6
june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:01.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07342 seconds with 13 queries