Lư do khiến nhiều nhà lănh đạo châu Âu 'đăng kư' thăm Trung Quốc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Lư do khiến nhiều nhà lănh đạo châu Âu 'đăng kư' thăm Trung Quốc
V́ sao nhiều lănh đạo châu Âu sẽ thăm Trung Quốc? Có thể các lănh đạo Tây Ban Nha, Pháp và EU sẽ đến Bắc Kinh, nhằm đánh giá Trung Quốc cam kết đến đâu trong đề xuất ḥa b́nh của ḿnh cho Ukraine.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong tuần này. Tuần tới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng sẽ có các cuộc hội đàm quan trọng với lănh đạo Trung Quốc.

Nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell sẽ tới Bắc Kinh, có thể nhân chuyến công tác tới Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng G7 vào ngày 16/4, để "đối thoại chiến lược" với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (phải) gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Bali, Indonesia, hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Xinhua

Động thái diễn ra khi phương Tây đang lo ngại về kịch bản Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga trong xung đột ở Ukraine, dù Bắc Kinh đă phủ nhận. Nhiều lănh đạo châu Âu tin rằng kịch bản có thể khiến cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về phía Moskva, từ đó dẫn tới một cuộc xung đột lớn hơn liên quan đến cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ.

Các lănh đạo châu Âu được cho là sẽ đề cập vấn đề này khi tới Trung Quốc, thuyết phục Bắc Kinh đảm bảo rằng họ sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga.

Theo giới chuyên gia, các lănh đạo châu Âu cũng sẽ cố gắng nh́n nhận liệu Trung Quốc có thực sự nghiêm túc trong nỗ lực kiến tạo ḥa b́nh tại Ukraine hay không.

Bắc Kinh hồi cuối tháng trước công bố tài liệu 12 điểm về xung đột Nga - Ukraine, trong đó kêu gọi các bên hỗ trợ Moskva và Kiev nối lại đối thoại giải quyết khủng hoảng. Tài liệu này phản đối sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ người dân vô tội, đồng thời phản đối những lệnh cấm vận đơn phương không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua.

Các lănh đạo EU, NATO khi đó bày tỏ hoài nghi, cho rằng kế hoạch ḥa b́nh Trung Quốc nêu ra phản ánh không đầy đủ về cuộc chiến và Bắc Kinh không đủ trung lập để dàn xếp xung đột.

"Tất nhiên, chúng tôi sẽ đánh giá kỹ các đề xuất, nhưng chúng tôi sẽ xem xét chúng với quan điểm rằng Trung Quốc đă chọn phe", Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen nói.

Tuy nhiên, thái độ hoài nghi dường như đă giảm đi phần nào ở châu Âu trong những tuần gầy đây. Các nhà ngoại giao khu vực hiện tại nói rằng đề xuất của Trung Quốc c̣n "thiếu sót" thay v́ là một kế hoạch hoàn toàn "lăng phí thời gian".

Họ chỉ ra thực tế rằng Ukraine đă không hoàn toàn bác bỏ kế hoạch và nó có một số quan điểm trùng với tầm nh́n của Kiev. Sau khi ông Tập tới Moskva hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, một số người đang chờ xem liệu sắp tới, Chủ tịch Trung Quốc có đối thoại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hay không.

Một số quan chức châu Âu lo ngại việc tiếp tục chỉ trích kế hoạch này sẽ càng đẩy Bắc Kinh và Moskva đến gần nhau hơn và làm nản ḷng những người đang nỗ lực xây dựng lộ tŕnh ḥa b́nh.

"Nhiều người ở EU có lẽ đang suy nghĩ rằng châu Âu sẽ không được lợi ǵ nếu kiên quyết bác bỏ lập trường của Trung Quốc", Grzegorz Stec, nhà phân tích về quan hệ châu Âu - Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels, Bỉ, b́nh luận.

Theo Stec, tính toán này có thể xuất phát từ mong muốn tạo bối cảnh tích cực cho nỗ lực kết nối lại với Trung Quốc hoặc nhằm thể hiện rằng EU vẫn cố gắng thực hiện nghiêm túc tất cả đề xuất ḥa b́nh, ngay cả khi trên thực tế, họ không hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng ḥa giải của Trung Quốc.

Mặt khác, việc Trung Quốc thành công trong nỗ lực làm trung gian cho Iran và Arab Saudi nối lại quan hệ trong tháng qua đă khiến nhiều quan chức EU ngạc nhiên, từ đó khiến không ít người muốn đặt cược vào khả năng ḥa giải của Bắc Kinh.

Nhưng Ukraine dường như là vấn đề duy nhất mà EU có thể đồng thuận trong các cuộc thảo luận về Trung Quốc. Tại một hội nghị vào tuần trước, lănh đạo các nước thành viên không thể thống nhất về cách EU nên điều chỉnh chính sách kinh tế với Bắc Kinh trong một thế giới thay đổi liên tục như hiện nay.

Về mặt kinh tế, một số người cho rằng châu Âu nên tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng vốn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, theo các nhà ngoại giao am hiểu vấn đề. Số khác lại háo hức trước việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại và cảm thấy các nhà xuất khẩu của quốc gia ḿnh cần nhanh chân "giành một miếng bánh".

"Đây là vấn đề trong cách tiếp cận của EU đối với Trung Quốc", một nhà ngoại giao nói. "Nó quá dàn trải, các thành viên có ư kiến khác nhau".

Người phát ngôn của Chủ tịch von der Leyen cho hay chương tŕnh nghị sự cho chuyến thăm Trung Quốc của bà đang được xây dựng. Tuy nhiên, theo giới quan sát, bà là đồng minh với chính quyền Tổng thống Joe Biden và ngày càng có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.

"Tôi không nghĩ bạn cần một lư do cụ thể nào đó để đến Trung Quốc. Họ rơ ràng là một đối tác cực kỳ quan trọng với EU", người phát ngôn Eric Mamer nói hôm 27/3. "Hẳn ai cũng đều từng nghe Chủ tịch von der Leyen bày tỏ mối lo lắng về 't́nh bạn không giới hạn' giữa Nga và Trung Quốc".

Với Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống Pháp, ngoài thúc đẩy lợi ích kinh tế, họ cũng được cho là sẽ nỗ lực cân bằng lại lập trường của châu Âu giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai lănh đạo đều đang lo lắng theo dơi cuộc bầu cử vào năm tới tại Mỹ.

"Cảm nhận chung hiện nay tại Tây Ban Nha là 'chúng ta không thể bị ảnh hưởng bởi chương tŕnh nghị sự của Mỹ đối với Trung Quốc", Miguel Otero, nhà phân tích cao cấp chuyên về Trung Quốc tại Viện Hoàng gia Elcano ở Madrid, cho hay. "Họ đang bàn đến viễn cảnh một Donald Trump khác xuất hiện, một kiểu tổng thống mới tại Nhà Trắng, sau đó mọi thứ lại thay đổi".

Nhưng các chuyến thăm không được hưởng ứng trên toàn bộ châu Âu. Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins tuần trước đă chỉ trích quan điểm ủng hộ Nga của Trung Quốc.

"Trung Quốc không đóng vai tṛ như một trung gian ḥa giải mà đang công khai đứng về phía Nga và đây là khó khăn cho tất cả chúng ta", ông nói.

Các khu vực khác ở Trung và Đông Âu cũng chia sẻ hoài nghi của Thủ tướng Latvia về việc Bắc Kinh có thể đóng góp cho nỗ lực ḥa b́nh ở mức độ nào.

"Tây Ban Nha, Pháp và Đức cảm thấy có nghĩa vụ phải tăng cường quan hệ với Trung Quốc, thông qua các chuyến thăm, nhằm đạt được lợi thế kinh tế, đổi lại họ phải ủng hộ câu chuyện ḥa b́nh của Trung Quốc", Marcin Przychodniak, nhà phân tích về Trung Quốc tại Viện Ba Lan về Quan hệ Quốc tế, nhận xét.

Các lănh đạo Trung và Đông Âu "không cảm thấy thuyết phục rằng những cuộc trao đổi như vậy có giá trị trong việc t́m giải pháp khả thi cho cuộc xung đột Nga - Ukraine", ông nói.

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 03-29-2023
Reputation: 35347


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,188
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	251.jpg
Views:	0
Size:	78.8 KB
ID:	2198483  
PinaColada is_online_now
Thanks: 9
Thanked 7,208 Times in 6,385 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:30.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08486 seconds with 13 queries