4 vũ khí sinh học 'điên rồ' nhất lịch sử - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default 4 vũ khí sinh học 'điên rồ' nhất lịch sử
Nếu ngày nay chiến tranh sinh học bị các công ước và pháp luật quốc tế cấm triệt để th́ trước đây, nó được xem như chiến thuật thông minh.


V́ chiến thắng, các đối thủ không ngại ném vào kẻ thù từ “bom” động vật kịch độc đến cả xác người chết v́ bệnh dịch hạch.

Rắn độc

Năm 184 trước Công nguyên (TCN), Tướng Hannibal của Carthage (247 -183) có trận đối đầu trên biển với Hoàng đế Eumenes II (221 - 159) của Thổ Nhĩ Kỳ. Vốn không mạnh về hải chiến, Hannibal được xác định là sẽ thua trận.

Không ngờ, vị thiên tài quân sự này lại nghĩ ra một tuyệt chiêu đảo ngược thế trận là sử dụng rắn độc. Ông ra lệnh cho quân sĩ t́m bắt thật nhiều những loại rắn kịch độc, nhốt vào b́nh đất sét và ném lên thuyền của kẻ địch.

Ban đầu, Hoàng đế Eumenes II đă phá ra cười khi thấy b́nh đất sét không mang tính sát thương nhưng chẳng bao lâu sau, ông sợ đến xanh cả mặt. Những con rắn độc bị kích động vô cùng hung hăng, bạ ai cũng đớp nên làm cho quân lính của ông hoảng loạn, chỉ lo chạy trốn. Chẳng đặng đừng, vị hoàng đế này đành hạ lệnh lui binh. Tướng Hannibal của Carthage đă chiến thắng mà không cần tốn một binh một tốt nào.

Ấn tượng là Hannibal không phải người duy nhất lợi dụng động vật kịch độc. Vào năm 198 sau Công nguyên tại Ả Rập, quân lính của Đế quốc Parthia (247 TCN - 224 CN) đă học theo tuyệt chiêu này.

Họ bắt nhốt rất nhiều bọ cạp vào b́nh đất sét, sau đó ném vào đội quân của Hoàng đế Septimius Severus (145 - 211) của La Mă. Thất kinh, quân lính La Mă bỏ chạy tán loạn, làm vỡ đội h́nh và khiến Severus buộc phải tạm lui binh.

Xác người chết v́ bệnh dịch hạch


Chiến thuật ném 'cái chết đen' vào thành quách đối thủ của Jani Beg chỉ giống như đồng quy vu tận. Ảnh: Thecollector.com - Khqa.com

Suốt chiều dài lịch sử nhân loại, dịch hạch luôn là cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Thế nhưng, trong khi nhiều quốc gia, khu vực tê liệt v́ mắc phải nó th́ Đại hăn Jani Beg (? - 1357, Mông Cổ) lại xem loại bệnh này như một vũ khí tối thượng.

Vào thập niên 1340, sau 3 năm công thành Caffa trên Bán đảo Krym thất bại, ông ra lệnh cho quân sĩ sử dụng máy bắn đá ném thi thể người chết v́ bị bệnh dịch hạch vào trong thành.

“Cả núi xác người chết đă bị ném vào và những người trong thành không biết phải chạy đi đâu hay trốn ở chỗ nào th́ mới tránh được nguy cơ bị lây nhiễm. Chẳng bao lâu, các xác chết thối rữa ra, làm ô nhiễm không khí và đầu độc nguồn nước”, sử gia Gabriele de’Mussi (1280 - 1356) viết.

Mặc dù dùng đến cả chiến thuật độc địa nhất, nhưng Đại hăn Jani Beg không giành chiến thắng. “Cái chết đen” không chỉ tấn công kẻ địch, mà c̣n hủy hoại chính đội quân của ông, thành ra “lưỡng bại câu thương”.

Hậu quả của việc lợi dụng “cái chết đen” đă không dừng lại ở việc tàn phá Caffa, bởi v́ nhiều thủy thủ trong thành này đă bỏ thành, lên thuyền chạy tới Genoa, Messina và Constantinople. Họ mang theo bệnh dịch hạch vào khắp châu Âu và cuối cùng gây nên thời đại dịch hạch.

Bệnh đậu mùa, sốt rét


Thế kỷ XVIII - XIX, thực dân Anh xâm chiếm châu Mỹ và liên tục vấp phải sự phản kháng kịch liệt từ các thổ dân da đỏ. V́ muốn chiến thắng mà không mất nhiều công sức, họ cố ư lấy chăn của những người bị mắc bệnh đậu mùa, tặng cho các bộ lạc bản địa để loại bệnh này lây lan, giết bớt nhiều người nhất có thể.

Tuy người Anh chưa bao giờ thừa nhận tội ác này song, theo nhật kư của quân nhân William Trent (1715 - 1787), họ đă đưa 2 chiếc chăn và 1 chiếc khăn tay từ bệnh viện đậu mùa cho người da đỏ.

Ngoài ghi chép của Trent, c̣n nhiều tư liệu khác viết về âm mưu sát hại người châu Mỹ bản địa bằng cách lây nhiễm bệnh đậu mùa. “Tao đă giả vờ nhún ḿnh để nhét vào tay chúng vài cái chăn, tất nhiên là cũng cẩn thận để bản thân không bị nhiễm bệnh”, Đại úy Simeon Ecuyer, chỉ huy của Pháo đài Pitt (nay là Pittsburgh) nói với những người khác.

Cùng khoảng thời gian, Napoléon Đại đế (1769 - 1821) cũng làm chuyện tương tự. Mùa Hè năm 1809, trong cuộc giao tranh với quân đội Anh đang chiếm giữ Walcheren, ḥn đảo nằm ngoài khơi cửa sông Scheldt, ông đă hạ lệnh cho các binh sĩ đang bị bệnh sốt rét đi khắp nơi để lây lan bệnh.

Chỉ trong ṿng một tháng, số lượng lính Anh bị lây bệnh đă lên đến gần 1 vạn người. Quân Anh không c̣n cách nào khác là phải từ bỏ Walcheren.

Khí mù tạt

Thế chiến I (1914 - 1918) là thời đại của đa vũ khí sinh học và loại “vũ khí” đáng sợ nhất là khí mù tạt. Đúng như cái tên, khí này có mùi cay hắc giống như mù tạt.

Lần đầu tiên khí mù tạt được sử dụng là vào tháng 7/1917 ở Ypres, Bỉ. Những người lính báo cáo nh́n thấy có “đám mây lung linh” bao quanh chân ḿnh. V́ có đeo mặt nạ pḥng độc, nên không ai quan tâm “đám mây” này. Nào ngờ, khí mù tạt không chỉ bị hấp thụ qua đường hô hấp, mà c̣n qua da. Nó khiến da tấy đỏ, rộp lên thành mụn nước, gây đau nhức khủng khiếp.

Khí mù tạt không bị tan nhiều trong nước nên việc rửa trôi sạch sẽ là không có khả năng. Khi bị hít vào trong phổi qua đường thở, nó làm niêm mạc phổi nổi mụn. Nếu bị bay vào mắt, khí mù tạt gây tổn thương giác mạc, dẫn đến mù ḷa.

Càng là nơi ẩm ướt, khí mù tạt càng tác động nhanh do phản ứng thủy phân. Đáng sợ nhất là loại khí độc này không khiến nạn nhân chết ngay, mà làm cơ thể họ bị lở loét, gây đau đớn vô hạn và kéo dài thời gian chờ chết đến tận 6 tuần. Chỉ nội trong Ypres, khí mù tạt đă gây ra “cái chết chậm” cho 10 ngh́n người.

VietBF@ Sưu tập

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 7473


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 43,537
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2024-04-16 at 09.37.42.jpg
Views:	0
Size:	130.6 KB
ID:	2361511  
Cupcake01_is_offline
Thanks: 39
Thanked 3,295 Times in 2,855 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 9 Post(s)
Rep Power: 48 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05199 seconds with 15 queries