Bí mật đáng sợ giếng ở Tử Cấm Thành chứa rất nhiều châu báu - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Bí mật đáng sợ giếng ở Tử Cấm Thành chứa rất nhiều châu báu
Vì sao giếng ở Tử Cấm Thành chứa rất nhiều châu báu nhưng không ai dám lấy? LỊch sử ghi nhận rằng Tử Cấm Thành có hàng chục chiếc giếng cổ được cho là chứa rất nhiều ngọc ngà, châu báu. Tại sao các nhà khảo cổ hay thường dân vẫn không dám phá giếng để lấy lên?

Tử Cấm Thành (Cố Cung) vốn là nơi ở của nhiều đời vua trải qua 2 triều đại Minh – Thanh trong lịch sử Trung Quốc, cũng là nơi chứa nhiều của cải, châu báu bậc nhất thiên hạ. Không ít trong số đó được cho là bị đem giấu trong giếng sâu.

Vậy tại sao khi nơi này không còn là nơi bất khả xâm phạm, các nhà khảo cổ hay thường dân vẫn không phá hoặc đào giếng để lấy ngọc quý, cổ vật?

Vì sao giếng cổ trong Tử Cấm Thành lại có thể chứa nhiều báu vật?

Tử Cấm Thành rộng 720.000 mét vuông, diện tích được dựng thành nhà ở là 150.000 mét vuông, có 70 khu vực cung điện lớn nhỏ, 9000 căn phòng và 70 chiếc giếng cổ.

Mặc dù có số lượng giếng như vậy, nhưng đáng ngạc nhiên là cuối triều Thanh người trong cung lại không dùng nước ở giếng để uống, nước vẫn được chuyển từ ngoài cung vào. Thậm chí, ngay cả nước để tưới cây, chữa cháy cũng được lấy từ bên ngoài.

Lý do là bởi chính những người sống trong cung cũng nghi ngờ về chất lượng nước ở đây. Có thể nước giếng bị nhiễm bẩn, nhiễm độc, bị đồn rằng có nhiều người đã tự vẫn dưới giếng ...



Giếng trong Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều chuyện hấp dẫn như ma quỷ hay thậm chí là báu vật (Ảnh: Internet)

Ngoài những câu chuyện về người chết thì giếng trong Tử Cấm Thành cũng được cho là chứa nhiều bảo vật, ngọc quý bởi một vài nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, tháng 8/1900, liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh, Từ Hi Thái Hậu cùng triều đình phải chạy lánh nạn về Tây An. Lúc này, do số lượng của cải, châu báu rất nhiều, không thể mang đi hết một cách nhanh chóng nên người ta đã đem ném chúng xuống giếng.

Thứ hai, Tử Cấm Thành là một nơi rộng lớn với hàng ngàn người sinh sống và làm việc, của cải ở đây cũng nhiều, trên danh nghĩa thuộc về hoàng đế. Nhưng chắc chắn nhiều thứ hoàng đế không dùng hoặc thậm chí chưa từng để ý đến.

Hoạn quan và cung nữ được cho là đã ăn trộm đồ vật trong cung nhằm tuồn ra ngoài bán lấy tiền, nếu không tuồn được ra ngoài thì phi tang bằng cách ném xuống giếng trong cung.

Thứ ba, nhiều thứ tuy là ngọc ngà châu báu đối với người bình thường nhưng với vua và các hoàng thân quốc thích thì nó chỉ như món đồ chơi trong mắt họ. Có những thứ họ thích, có thứ họ chẳng thèm đoái hoài nên chính họ sẽ ra lệnh ném xuống giếng như một cách tiêu hủy vật vô dụng.



Một chiến giếng trong Tử Cấm Thành (Ảnh: Sohu.com)

Tại sao không ai muốn mạo hiểm đào giếng lấy của cải?

Ngày nay thì Tử Cấm Thành không còn là nơi cấm cung nữa. Chưa kể nó còn trả qua bao nhiêu biến cố bị cướp bóc.

Về lý mà nói, các nhà khảo cổ, các đội quân chống lại triều đình hoặc thường dân có thể vào trong cung khai phá những chiếc giếng cổ vì mục đích khác nhau. Nhưng tại sao đa phần mọi người vẫn thờ ơ với việc này? Có phải châu báu đã không còn nhiều?

Đầu tiên, đúng là châu báu được giấu xuống giếng khi có biến loạn, Tử Cấm Thành bị chiếm đóng nhưng sau khi triều đình nhà Thanh đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu trở về từ Tây An thì những kẻ hầu người hạ trong cung cũng đã tìm cách lấy lại những thứ họ đem giấu, chứ không phải vứt bỏ là xong

Thứ hai, khi nhà Thanh sụp đổ, (với việc vua Phổ Nghi nhà Thanh ban bố "Tuyên Thống Thoái Vị Thư" (chiếu thoái vị của Tuyên Thống) thì triều đại này chính thức sụp đổ vào năm 1912) vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi vẫn được chính quyền mới của Trung Quốc cho phép ở trong Tử Cấm Thành sinh hoạt như bình thường, chỉ là bị giám sát chặt chẽ mà thôi. Tuy nhiên, Phổ Nghi không còn là vua nữa nên đương nhiên sẽ không có chuyện ông ta thu được thuế hay cống phẩm để sống vương giả nữa.

Trong tự truyện "Nửa cuộc đời đầu tiên của tôi" do Phổ Nghi viết thừa nhận rằng để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và trả lương cho người hầu thì ông đã phải bán rất nhiều vàng bạc, trang sức, cổ vật, trong đó có cả việc phải tìm những thứ trước đó bị đem giấu ở các nơi trong cung bao gồm cả những thứ bị đem xuống giếng.



Những chiếc giếng trong cung thường đặt ở nơi vắng vẻ và miệng khá hẹp (Ảnh: kknews.cc)

Thứ ba, ngay cả khi châu báu còn nhiều dưới giếng thì việc phá bỏ hay chui xuống giếng cũng không hề đơn giản. Vì miệng giếng trong Tử Cấm Thành rất hẹp.

Chưa kể người ta còn cho rằng giếng trong cung được liên kết với nhau tạo thành một bể ngầm dưới lòng đất chứ không đơn thuần là có đáy như bình thường nên việc mạo hiểm chui xuống hay phá giếng. Trước kia, khi giấu châu báu xuống giếng có thể người ta không đơn thuần là ném bừa xuống mà có cách nào đó để chỉ có chính người đã giấu mới có thể lấy lại được.

Thứ tư, trong thời kỳ Trung Quốc chiến tranh loạn lạc sau khi nhà Thanh sụp đổ.

Các nhà khảo cổ học, nhà sử học có thể đã rất muốn bảo vệ văn vật, cổ vật nên dù rất khó khăn cũng đã tìm nhiều cách khác nhau để lấy được nhiều nhất cổ vật trong giếng nếu có thể rồi đem chuyển đi hoặc thậm chí là di dời miệng giếng. Mục đích là để bảo tồn giá trị lịch sử khỏi sự tàn phá của chiến tranh.

Như vậy, có nhiều giai thoại về châu báu, cổ vật bị đem giấu dưới giếng trong Tử Cấm Thành nhưng cũng có cơ sở lịch sử để cho thấy rằng số của cải đó đã bị "khai thác" hết. Chưa kể việc phá bỏ hay khai quật giếng cũng không phải đơn giản.

Vậy nên, giếng cổ trong Tử Cấm Thành không còn đủ sức hấp dẫn với những ai tò mò về châu báu, của cải ở dưới đó nữa.

VietBF@ sưu tầm.

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 09-04-2019
Reputation: 35767


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 89,027
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	281.jpg
Views:	0
Size:	66.5 KB
ID:	1446814   Click image for larger version

Name:	282.jpg
Views:	0
Size:	106.1 KB
ID:	1446815   Click image for larger version

Name:	283.png
Views:	0
Size:	486.2 KB
ID:	1446816  
pizza_is_offline
Thanks: 6
Thanked 7,512 Times in 6,665 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 100 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08737 seconds with 13 queries