Chàng trai Thái Lan mê tiếng Việt - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Chàng trai Thái Lan mê tiếng Việt
Bảy năm trước, chàng trai khiếm thị Apichit một ḿnh đến Sài G̣n học tiếng Việt với khoản tiền lộ phí của mẹ và lời dặn: "Nếu khó khăn quá hoặc hết tiền th́ về".

Chiều muộn một ngày cuối tháng 6, kết thúc buổi học của lớp Việt Nam học trong trường Đại học Khoa học xă hội và Nhân văn, Apichit Mingwongtham, 36 tuổi, nhờ người bạn Hàn Quốc đặt hộ chuyến xe ôm để về pḥng trọ, chuẩn bị cho buổi dạy tiếng Thái của ḿnh.

Trong lớp học tiếng Thái cho người mới bắt đầu, tuy là giáo viên người Thái Lan nhưng Apichit giảng bài hoàn toàn bằng tiếng Việt. Dù không nh́n thấy học viên, anh nhận ra từng người qua giọng nói của họ. Để dạy học, thay v́ viết bảng, Apichit gơ phím máy tính, nhắn lên một nhóm chat trên Facebook hoặc dùng máy chiếu để chiếu lên màn h́nh TV, sau buổi học thầy sẽ gửi file cho học viên qua email.

Để có ngày hôm nay, Apichit mang theo "mối t́nh kỳ lạ" với tiếng Việt đă hai lần lặn lội một ḿnh sang Sài G̣n và hoàn thành xuất sắc chương tŕnh cử nhân ngành Việt Nam học.


Sau 3 năm dạy tiếng Thái cho người Việt, Apichit đă có hơn 400 học viên online. Anh cũng đang dạy kèm trực tiếp cho khoảng 60 người. Ảnh: Diệp Phan.

Mối duyên của chàng trai quê tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan với tiếng Việt bắt đầu từ năm 6 tuổi. Ngày đó, mỗi lần bật radio, cậu bé Apichit thường vô t́nh bắt trúng một vài kênh tiếng Việt. Thích thú với một ngôn ngữ lạ và "nghe có vẻ buồn cười", Apichit thắc mắc: "Việt Nam ở đâu? Việt Nam có ăn những món như quê ḿnh không?..."

Từ đó, anh nghe đài mỗi ngày, cố ḍ t́m để được nghe tiếng Việt rồi bắt chước. Câu đầu tiên mà Apichit nói được là "Các bạn nghe đài thân mến" dù không hề hiểu nghĩa.

Năm 11 tuổi, Apichit chuyển lên Bangkok học trường nội trú dành cho người khiếm thị. Tất cả những ǵ chàng trai biết về Việt Nam chỉ được "nâng cấp" lên mức: "Việt Nam là một nước thuộc ASEAN".

Năm 2006, anh thuyết phục được hai người em của ḿnh cùng vài người bạn sang Việt Nam du lịch. Thích thú v́ đă đặt chân đến được Việt Nam, nhưng v́ không nh́n thấy ǵ, anh không có nhiều trải nghiệm ấn tượng. Lúc đó, chàng sinh viên năm 2 khoa Luật, đại học Thamasat chỉ ước có một người bạn Việt Nam chở ḿnh đi ḷng ṿng. Vốn tiếng Việt của anh dừng lại ở mức chỉ nói được từ "xin chào", hoặc "giảm giá" khi muốn mặc cả món hàng nào đó ở chợ.

Trở về Thái Lan, Apichit tiếp tục học và có bằng cử nhân Luật. Năm 2011, Apichit muốn học thêm một ngôn ngữ khác, tiếng Việt vẫn là điều anh ưu tiên đầu tiên. Anh lên mạng, t́m những người bạn Việt Nam để kết bạn. Trong khoảng một năm, Apichit dạy tiếng Thái cho một cô gái Việt, c̣n cô dạy tiếng Việt cho anh.

Từng thử học tiếng Nhật, tiếng Pháp, nhưng tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ lôi cuốn anh hơn cả. Nghĩ không thể cứ học "bồi" như thế này măi, hai năm sau, anh nghỉ việc, đến Sài G̣n ghi danh vào khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trường đại học Khoa học xă hội & Nhân văn.

"Tôi tự nhủ không nên lo lắng, sợ hăi điều ǵ, bởi v́ chưa đến, chưa thử th́ chưa thấy sợ", Apichit nói, rồi xin bố mẹ cho anh được thực hiện ước muốn của ḿnh.

Ngày đó, ngoài số tiền dành dụm (đổi ra tiền Việt được khoảng 40 triệu đồng), mẹ Apichit cho anh mượn thêm 80 triệu nữa làm lộ phí. Việc để cậu con trai khiếm thị một ḿnh đến một đất nước xa lạ cũng khiến ba mẹ anh lo lắng nhưng họ không phản đối. "Mẹ dặn tôi, nếu thấy khó khăn quá hay hết tiền th́ về", anh kể.

Anh kết nối với những người bạn đă quen trước ở Sài G̣n. Ngày xuống sân bay, 6 người bạn mới đến đón anh. Họ giúp anh thuê nhà trọ, đăng kư lớp học, mua sách rồi chia nhau gơ lại trên máy tính, mang đi in thành sách chữ nổi để anh học. "Người Việt rất thân thiện, tốt bụng. Nếu không có họ, chắc chắn con đường học của tôi không thể suôn sẻ", Apichit nói.

Căn trọ của anh cách trường chỉ vài trăm mét. Anh đi học bằng xe ôm và thường nhờ bạn bè mua cơm. Đến trường, anh nhờ sự hỗ trợ của những người bạn. Apichit tham gia nhiều khóa học tiếng Việt từ cơ bản đến nâng cao bằng cách ghi âm toàn bộ buổi học của giáo viên, về nhà nghe đi nghe lại.

Không chỉ ghi âm bài giảng của lớp ḿnh theo học, anh c̣n nhờ những người bạn ghi âm bài dạy ở lớp khác. "Tôi ṭ ṃ về cách dạy của những giáo viên khác, nghe thêm biết đâu lại học được thêm điều mới", anh phân trần.

Cô Vơ Thanh Hương, giảng viên bộ môn Đọc hiểu - khoa Việt Nam học, dạy Apichit trong những buổi học đầu tiên chia sẻ: "Em ấy có niềm đam mê đặc biệt với tiếng Việt, có ư chí và tinh thần học đến cùng. Nghỉ giải lao, Apichit đến hỏi tôi về cách sử dụng những câu tục ngữ để áp dụng trong giao tiếp".

Tháng 8/2014, sau hơn một năm ở Việt Nam, Apichit hết tiền. Thu nhập từ việc dạy thêm tiếng Anh cho con của chủ nhà không giúp anh có thể học tiếp. Ba tháng trước khi về nước, anh duy tŕ việc học bằng cách nhờ một cô bạn người Nhật Bản ghi âm bài giảng. Đều đặn trước mỗi buổi học, anh đi xe ôm đến đứng đợi trước cổng trường, chờ cô bạn đến gửi máy ghi âm, cuối buổi lại đến lấy.

"Tôi biết ḿnh hèn nhưng không c̣n cách nào khác v́ không c̣n tiền", anh nói. Khi cả tiền trọ, tiền ăn cũng cạn, Apichit chia tay Việt Nam. Nhưng có trong tay hàng trăm file ghi âm, anh nghĩ: "Tôi chỉ tạm thời nghỉ để ôn tập thôi, nhất định sẽ quay lại".

Những năm sau, dù chưa giỏi tiếng Việt nhưng anh vẫn nhận công việc dịch tài liệu từ tiếng Thái sang tiếng Việt cho một công ty để kiếm thêm thu nhập và tăng vốn ngoại ngữ.

Tháng 9/2017, anh sang Việt Nam đăng kư thi chứng chỉ C2, cấp độ cao nhất trong khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Cuối năm 2018, anh quyết định sang Việt Nam lần nữa v́ muốn "học tiếng Việt tới nơi tới chốn".

Lần này, anh đăng kư vào ngành Việt Nam học hệ chính qui Đại học Khoa học xă hội và Nhân văn. V́ đă đạt tŕnh độ C2, Apichit được miễn học năm thứ nhất.

Apichit học như một người b́nh thường bằng cách ghi âm. Bài thi trắc nghiệm, anh nhờ giáo viên đọc đáp án để ḿnh chọn. Với bài thi viết, thay v́ nộp bài viết tay, Apichit gơ máy tính gửi email cho giảng viên. Hai năm học đại học, anh luôn là sinh viên xuất sắc của khoa.

"Ban đầu tôi thấy rất hoang mang khi người Việt ở mỗi vùng miền nói giọng khác nhau. Cùng một từ "diễn viên" nhưng người miền Bắc lại nói khác hẳn người miền Nam. Giờ đă quen, miễn họ không dùng từ địa phương th́ giọng miền nào tôi cũng nghe được", Apichit cười.

"Apichit là sinh viên khiếm thị đầu tiên của khoa Việt Nam học trong hơn 20 năm qua. Lúc đầu khoa rất đắn đo bởi v́ em ấy là trường hợp đặc biệt. Nhưng với vốn tiếng Việt "quá giỏi", khoa tin em có thể theo học nên nhận ", Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó trưởng khoa Việt Nam học chia sẻ.

Hiện tại, Apichit đă thi xong tất cả các môn, chờ ngày tốt nghiệp. Sắp tới, anh sẽ mở rộng việc dạy tiếng Thái cho người Việt và tiếng Việt cho người Thái của ḿnh. Trước đây, v́ sợ học viên không tin tưởng, Apichit giấu việc ḿnh là một người khiếm thị. Nhưng giờ đây, dù biết rằng thầy của ḿnh là người mù, nhiều học viên vẫn t́m đến anh.

Trường Giang, 24 tuổi, một học viên của Apichit chia sẻ: "Ḿnh chọn học thầy v́ sẽ được học tiếng Thái với người Thái. Thầy nói tiếng Việt rất giỏi nên việc học rất dễ dàng. Thỉnh thoảng, thầy c̣n chỉnh phát âm tiếng Thái để tụi ḿnh nói giống người bản xứ nhất có thể".

Apichit c̣n lập một câu lạc bộ và kênh YouTube mang tên Tiếng Thái thiết thực để dạy miễn phí và cũng là nơi để mọi người giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Thái. Đây là một cách anh đáp lại t́nh cảm, sự giúp đỡ của những người bạn Việt Nam dành cho ḿnh.

"Việt Nam và tiếng Việt là một mối duyên lớn trong đời của tôi. Tôi hy vọng sẽ được gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây như một cầu nối gắn kết những người yêu thích ngôn ngữ Việt -Thái với nhau", anh cười.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-29-2020
Reputation: 24240


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,770
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	thai.jpg
Views:	0
Size:	72.9 KB
ID:	1609146  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,693 Times in 3,238 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06698 seconds with 15 queries