15/09/2019
Tin Việt Nam.– Theo bản tin của *********, Xuất cảng nông sản sang Trung Cộng của Việt Nam giảm 9.2% hàng năm trong tháng 1 đến tháng 7 do các nhà xuất cảng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được thắt chặt.
Giá trị xuất cảng nông nghiệp đă giảm xuống 3.8 tỷ Mỹ Kim, với gạo giảm 67.5% xuống c̣n 159.4 triệu Mỹ Kim và rau quả giảm hơn 8% xuống c̣n 1.6 tỷ Mỹ Kim..Sự suy giảm xảy ra sau khi Trung Cộng bắt đầu thắt chặt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho hàng nhập cảng kể từ đầu năm nay. Ví dụ, chuối cần được đóng hộp với nhăn Trung Cộng, hoặc dưa hấu cần phải có mă để truy t́m nguồn gốc. Trung Cộng đă công bố các quy định này vào giữa năm 2018 nhưng nhiều doanh nghiệp đă không chú ư.
Các doanh nghiệp Việt Nam đa số hoạt động ở quy mô nhỏ và không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Bộ trưởng Bộ Công Thương cộng sản Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết nhiều nhà xuất cảng nông nghiệp Việt Nam sang Trung Cộng không chuyên nghiệp, và phụ thuộc vào các thông tin không chính thức. Nhiều người trong số họ là các doanh nghiệp nhỏ, không cập nhật thông tin mới nhất, không có nguồn cung cấp ổn định, dẫn đến sản xuất bị mắc kẹt trong nước.
Ông Lê Hoàng thuyết, người đứng đầu bộ phận thị trường Á-Phi thuộc Bộ thương mại, cho rằng cần lập kế hoạch sản xuất từng loại nông sản cho một số thị trường xuất cảng nhất định trên cơ sở các nghiên cứu về quy mô thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, và xu hướng toàn cầu.
Có chín loại trái cây Việt Nam được phép vào Trung Cộng thông qua các đường chính thức: thanh long, xoài, logan, vải, chôm chôm, chuối, dưa hấu, mít và măng cụt.
Từ tháng 1 đến tháng 7, Hoa Kỳ đă thay thế Trung Cộng trở thành quốc gia mua hàng nông sản hàng đầu của Việt Nam, theo dữ kiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Chính sách của chính CSVN thường là đầu tư nhỏ ngắn hạn, làm sản phẩm chất lượng thấp bán cho các thị trường dễ dăi như Trung Cộng. Nay chính sách này đang ngày càng gặp khó khăn.