Liệu Việt Nam có dấu hiệu "hụt hơi", đua theo hổ châu Á hay lại đi vào vết xe đổ? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Liệu Việt Nam có dấu hiệu "hụt hơi", đua theo hổ châu Á hay lại đi vào vết xe đổ?
Liệu Việt Nam có thể đua với hổ châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc hay lại bước vào vết xe đổ của nhiều nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia? Các chuyên gia kinh tế lưu ý, quá trình phát triển của Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi". Do đó, cần có đối sách nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường và phát triển trong tương lai.

Liệu Việt Nam có thể như Đài Loan, Hàn Quốc hay sẽ đi vào vết xe đổ?

Sáng 22-2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách "30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới".

Phát biểu tại đây, GS.TS Phạm Hồng Chương, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, một trong những cái nôi đào tạo cán bộ lãnh đạo và các nhà kinh tế học tốt nhất của Việt Nam hiện tại đã có những chia sẻ thẳng thắn.

Ông bày tỏ, hơn ba thập kỷ qua (tức kể từ sau Đổi mới 1986 – PV), Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất và định hướng xuất khẩu trên thế giới, chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Tiếp nối thành công này, Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu Việt Nam trở thành "quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao" vào năm 2030 và "quốc gia phát triển có thu nhập cao" vào năm 2045.



Theo Thời báo Tài chính dẫn phát biểu của GS. Phạm Hồng Chương, để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong vòng 20 năm tới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đánh giá chung rằng, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong thời gian qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào...

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: "Liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc và Đài Loan đã làm được trong thời gian qua, hay chúng ta lại bước theo vết xe đổ của một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Indonesia sau một thời gian dài vẫn loay hoay chưa thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình là một câu hỏi lớn?".

Các chuyên gia khuyến nghị, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược, những hành động cụ thể để duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững và trở thành nước có thu nhập cao trong tương lai.

Tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi"?

Hiện có một số xu hướng lớn đang định hình tương lai của Việt Nam.

Đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mang đến cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững về kinh tế, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình sản xuất.

Tuy nhiên, đi cùng đó là nhiều thách thức to lớn như gia tăng thất nghiệp; vấn đề về hạ tầng; an toàn, an ninh thông tin; rủi ro về cạnh tranh và tụt hậu...

Mặt khác, dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm và các doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường và xã hội, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đang gia tăng, đại dịch Covid-19, các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới… đang đặt ra những thách thức chưa từng có có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển.

GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế quốc dân nêu quan điểm tại toạ đàm rằng, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã luôn đặt mục tiêu cao về tăng trưởng kinh tế, cũng như công bằng xã hội và luôn đạt nhiều mục tiêu đề ra.

Dù trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng chúng ta luôn đạt mức tăng trưởng cao. Các chỉ tiêu phản ánh thành quả tiến bộ xã hội có xu hướng được cải thiện tích cực cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh.

Vì vậy, ông Lợi nhấn mạnh, Việt Nam đã đạt được 2/3 "cửa ải" lớn. Thứ nhất là đảm bảo được an ninh lương thực, thứ hai là vượt qua được mức thu nhập trung bình thấp, xây dựng được nền tảng cho một nước công nghiệp. Còn lại, mục tiêu thách thức thứ ba chưa vượt qua được là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Chuyên gia lưu ý, quá trình phát triển của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi" theo thời gian.

"Việt Nam đã cơ bản xây dựng được tiền đề của một nước công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi" theo thời gian".

Đồng thời, biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội.

Cũng còn một vấn đề đáng lo ngại nữa, đó là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang chậm lại dần (hiệu quả đầu tư, năng suất lao động), nhất là những năm gần đây và ở mức khá thấp so với các nước từng ở cùng thời kỳ như Việt Nam (Hàn Quốc, Nhật Bản…), làm giảm khả năng gia tăng thu nhập của nền kinh tế.

Hiệu ứng của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện tiến bộ xã hội giảm dần. Các vùng động lực chưa đủ đòn bẩy để phát triển đột phá. Vùng chậm phát triển lại đang bế quan tỏa cảng so với các vùng khác.

"Việt Nam không thể không tăng trưởng nhanh, nhưng phải gắn với chất lượng tăng trưởng. Điều này đòi hỏi phải có mô hình phát triển hài hòa nhằm đạt tác động tốt nhất từ tăng trưởng cho tiến bộ xã hội. Trong đó, bệ đỡ của phát triển hài hòa chính là thể chế phát triển hài hòa".

Kinh nghiệm và bài học thế giới cho thấy các quốc gia có thể đạt mức thu nhập trung bình nhờ tự do hóa, tư nhân hóa và hội nhập quốc tế, nhưng đạt mức thu nhập cao hơn đòi hỏi nỗ lực chính sách để kích thích sự năng động của khu vực tư nhân, chứ không phải tự do kinh doanh.

Điểm mấu chốt?

Các chuyên gia lưu ý, việc nhìn nhận, đánh giá lại các thành quả phát triển trong ba thập kỷ qua, cũng như phân tích những thách thức mới và khả năng ứng phó của Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tăng trưởng bền vững và đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 và thu nhập cao trước năm 2045.

Theo GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản, điểm mấu chốt để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, chính là cần tăng liên tục năng suất lao động. Cả tích lũy tư bản và cách tân công nghệ đều quan trọng trong quá trình chuyển từ một nước phát triển trung bình lên vị trí của nước thu nhập cao.

Ông Thọ cho biết, tăng trưởng đều đặn, liên tục trong năng suất lao động là yếu tố quan trọng để tránh bẫy thu nhập trung bình. Trong quá trình theo kịp các nước thu nhập cao, chuyển dịch cơ cấu (chuyển nguồn lực từ khu vực năng suất thấp đến khu vực năng suất cao) là lực đẩy quan trọng nhất để tăng năng suất và duy trì cạnh tranh quốc tế. Trong quá trình đó, cả tích lũy tư bản và tiến bộ kỹ thuật/công nghệ đều quan trọng.

Việt Nam cần chuẩn bị cho thời đại tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo cho thập niên 2030 và xa hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển hoán cơ cấu và liên tục tăng năng suất sẽ làm cho Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

"Đây là điều kiện để Việt Nam tránh được vị trí của "bánh sandwich", là trường hợp của một nước không cạnh tranh được với nước đi sau có chi phí sản xuất rẻ hơn, nhưng chưa cạnh tranh được với nước đi trước".

Về phát triển các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Thắng Lợi khuyến nghị thực hiện phát triển bao trùm. Chú trọng vào tạo môi trường, cơ hội để các doanh nghiệp có chung một sân chơi để thoả sức thực hiện phát triển kinh doanh.

Ông cũng cho rằng, cần coi trọng hơn nữa môi trường phát triển cho kinh tế tư nhân, đặc biệt nhấn mạnh vai trò sếu đầu đàn, thu hút các doanh nghiệp nhỏ và người dân vào trong quỹ đạo của các doanh nghiệp lớn.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 02-23-2024
Reputation: 20938


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 69,377
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	5.PNG
Views:	0
Size:	215.5 KB
ID:	2339048  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,966 Times in 4,000 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 79 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:51.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09624 seconds with 15 queries