Go Back   VietBF > Funny Boxes > Young News | Thế Hệ Trẻ

 
 
Thread Tools
Old 10-05-2014   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Trung Quốc lọt vào trận đồ áp bức toàn diện

Thời kỳ cởi mở tương đối sau khi Tập Cận B́nh lên nắm quyền đă chấm dứt. Tự do phát biểu và nhân quyền bị chà đạp không nương tay. Hàng loạt văn nhân, trí thức, luật sư, nghệ sĩ, tu sĩ bị tống giam v́ can đảm chỉ trích chế độ. Chiến dịch chống tham nhũng lộ nguyên h́nh là thủ đoạn sát kê dọa hầu, giết gà nhát khỉ, của tân hoàng đế Trung Quốc, theo như giới phân tích độc lập tại Bắc Kinh.
Sau các phiên ṭa trừng trị vợ chồng cựu lănh đạo tỉnh Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai bị án tù chung thân c̣n bà vợ Cốc Khai Khai lănh bản án « tử h́nh treo », hàng loạt quan chức cao cấp khác của Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang và các đàn em, không kể Bạc Hy Lai, người đă vào tù kẻ nằm chờ lănh án với tội danh tham nhũng.
Chiến dịch đánh tham nhũng cũng không tha hàng tướng lănh quân đội như Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn, Dương Kim Sơn
Tuy nhiên đàng sau những sự kiện được truyền thông Trung Quốc loan tin rộng răi để đánh bóng chính sách « diệt hổ » của Tập Cận B́nh là cả một sách lược tinh vi nhầm củng cố quyền lực cá nhân của nhân vật mà dư luận gọi là tân hoàng đế Trung Quốc, nắm ghế Chủ tịch đảng Cộng sản vào tháng 11/2012 và lần lượt thu tóm toàn bộ quyền lực trong tay.


Tập Cận B́nh. Ảnh ngày 31/03/2014.Reuters

Trong bối cảnh giới trẻ Hồng Kông xuống đường phản đối Bắc Kinh nuốt lời hứa dân chủ, t́nh trạng trấn áp tại Hoa lục c̣n thô bạo hơn, thông tin bị kiểm duyệt, công dân mạng bị bắt nhốt.
Trong một bài phân tích dài gửi đi từ Bắc Kinh, phóng viên nhật báo Pháp Libération trong số báo thứ hai tuần này khẳng định: "Trung Quốc trở lại thời kỳ im hơi lặng tiếng".
Trường hợp điển h́nh là nhà trí thức Hoàng Trạch Vinh (Huang Ze Rong), 81 tuổi, từng bị cầm tù suốt 23 năm từ năm 1957 đến 1980 trong nhà tù cải tạo. Thực ra, công an chính trị quan tâm làm ǵ đến một cụ ông 81 tuổi. Từ nhiều thập niên qua tên tuổi nhà văn Hoàng Trạch Vinh đă « được » lá chắn bảo vệ chế độ quên lăng.
Nhà văn từng bị quy tội « phản động » sống yên b́nh trong một căn hộ nhỏ ở vùng ngoại ô buồn thảm của Bắc Kinh. Thỉnh thoảng ông vẫn viết bài, nhắn tin trên mạng internet mà nội dung dành riêng cho những người quan tâm đến thời cuộc. Tuổi đời gần đất xa trời của tác giả là một lá bùa hộ mệnh mà ngay đám mật vụ Trung Quốc của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng phải tôn trọng dù biết đối tượng không ưa chế độ này.
Thế nhưng, từ khi Tập Cận B́nh lên ngôi th́ t́nh thế đổi khác. Đầu tiên, con chó Mao giống Tây tạng trung thành của ông bị đánh thuốc độc. Có lẽ để chế diễu chế độ, ông đặt tên cho con chó trung thành giữ nhà là « Mao » như họ của Mao Trạch Đông.
Cả nhà không hiểu kẻ gian nào làm chuyện gian ác này và để làm ǵ ? Chỉ một ngày sau là họ có câu trả lời. Đêm 15/09, một ngày sau khi con chó canh trộm bị giết, một toán công an đang đêm đập cửa ào vô nhà Hoàng Trạch Vinh. Ông lăo 81 tuổi bị đánh thức, bị buộc phải thay quần áo và bắt khẩn cấp. Tất cả trang thiết bị điện tử từ điện thoại, máy điện toán cho đến sách vở, tài liệu viết tay bị tịch thu để gọi là làm tang vật.
Sau đó một thời gian, gia đ́nh mới nhận được lệnh bắt giam trong đó nhà văn Hoàng Trạch Vinh bị quy tội « gây mất trật tự và kích động căi vă ».
Ông cụ 81 tuổi này thật sự phạm tội ǵ ? Tiếp xúc với nhà báo Pháp, thân nhân của Hoàng Trạch Vinh dự đoán có lẽ ông bị trả thù v́ một bài thơ ngụ ngôn chỉ trích một ủy viên bộ Chính trị thiếu tư cách.
Một luật sư có kinh nghiệm biện hộ cho các nhà tranh đấu dự đoán : nếu ông Hoàng Trạch Vinh bị kết án tù th́ ông sẽ bi quy chụp tội danh h́nh sự chứ không phải là do hoạt động chính trị :
Công an hành xử theo kịch bản quen thuộc. Đầu tiên là bắt đối tượng bị cho là nói xấu chế độ. Rồi sau đó, họ mới t́m cách này cách kia ngụy tạo “chứng cớ” để truy tố, để quy buộc tội h́nh sự bằng cách truy t́m đời tư trong quá khứ hoặc ép cung bằng bạo lực hay bắt chẹt.
Đó là điều mà chính quyền Trung Quốc gọi là “xét xử theo pháp luật”.
Hàng loạt nhà báo, luật sư, đối lập, tu sĩ, tín đồ tôn giáo, giáo sư đại học, thành viên các tổ chức dân sự và đối thủ chính trị biến thành nạn nhân của chính sách siết chặt kiểm soát xă hội của Tập Cận B́nh.
Theo đạo luật mới “chống phát tán tin đồn” và nhân danh chỉ thị cấm “tiết lộ bí mật” trên báo chí, ṭa án Trung Quốc có quyền kết án tù bất cứ người nào. Vị luật sư giải thích:
Mục đích của chế độ là khủng bố tinh thần một số đông dân chúng, từng bộ phận một, để cuối cùng, không một ai dám lên tiếng phát biểu ǵ cả. Để làm cho các tiếng nói phản biện trong xă hội Trung Quốc phải im lặng, phương tiện tinh vi nhất là bộ máy tư pháp v́ đây là lớp sơn tạo cho chính sách đàn áp một vỏ bọc “hợp pháp”.
Một luật sư khác, cũng có nhiều kinh nghiệm bảo vệ giới ly khai nhận xét:
Trong thập niên 90 đă có một số cải tiến về một nhà nước thượng tôn pháp luật. Quy định về luật tố tụng dần dần được tôn trọng đôi chút. Tuy nhiên đến năm 2009, tức là một năm sau Thế vận hội Bắc Kinh, th́ t́nh h́nh tư pháp xấu đi. Cho đến khi Tập Cận B́nh lên nắm quyền th́ mấy thẩm phán không do dự sử dụng phương pháp du côn du đảng để dâng cấp trên những bản án mà lănh đạo mong chờ.
Trường hợp cụ thể nhất vừa xảy ra là vụ giáo sư kinh tế Ilham Tohti, người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Ông chỉ trích chính sách đồng hóa thô bạo của Bắc Kinh đang thực hiện tại Tân Cương nhưng bị kết án tù chung thân với tội danh “chủ trương ly khai”.
Để triệt hạ nhà trí thức được sinh viên kính trọng và quốc tế nể phục, an ninh Trung Quốc đă sử dụng một đoạn băng vidéo thu lại một bài giảng của ông tại giảng đường trong đó có đoạn liên quan đến lịch sử : trước đây Tân Cương mang tên Đông Thổ là đất của sắc tộc Duy Ngô Nhĩ chứ không phải của người Hán. Ṭa án gọi đây là bằng chứng để bắt giam và buộc tội giáo sư Ilham Tohti.

“Bỏ đói tù nhân hàng chục ngày để ép cung”

Tháng Giêng năm nay, giáo sư Ilham Tohti bị công an đến tận căn hộ trong cư xá đại học Bắc Kinh, nơi ông sống với người vợ và hai đứa con thơ, bắt khẩn cấp giải về tận Tân Cương và nhốt vào một “xà lim” chật hẹp trong một nhà tù ở thủ phủ Urumqi.
Trong nhà giam này, giáo sư Ilham Tohti bị bỏ đói trong nhiều giai đoạn dài có khi hơn 10 ngày. Tay chân của ông bị cùm bằng c̣ng sắt cắt sâu vào da thịt.
Ngày 23/09, trong một phiên ṭa dàn dựng theo kiểu Liên Xô cũ, giáo sư người Duy Ngô Nhĩ này bị kết án chung thân với tội danh “ thông đồng với báo chí nước ngoài” bởi v́ ông đă trả lời câu hỏi của các phóng viên quốc tế hoạt động tại Bắc Kinh. Bản án nặng nề không tương xứng này có lẽ do “cấp lănh đạo” chỉ thị.
Bất b́nh bản án này, một luật sư có tiếng tăm tại Bắc Kinh mà Libération không đưa tên v́ lư do an ninh, nhận định: Không phải là t́nh trạng nhân quyền ở Trung Quốc không cải thiện. Phải nói là nhân quyền càng ngày càng tệ hại. Theo quan điểm lập pháp th́ Trung Quốc có một số tiến bộ, chẳng hạn như bỏ các trại tù cải tạo lao động. Nhưng về mặt pháp lư th́ hoàn toàn thụt lùi đến mức tôi vô cùng bi quan cho nền tư pháp Trung Quốc.
Nhiều đồng nghiệp của luật sư này đă bị bắt giam trong những tháng gần đây như Phổ Chí Cường, bị buộc tội “gây mất trật tự, kích động căi vă”. Luật sư Đường Kinh Lăng th́ bị tội “ âm mưu khuynh đảo chế độ” c̣n Hứa Chí Vĩnh đă bị kết án 4 năm tù hồi tháng Tư năm nay, với tội danh “tổ chức tập họp gây mất trật tự công cộng”.
Giáo sư Ilham Tohti là tiếng nói Trung Hoa độc lập duy nhất dám tŕnh bày công khai những nguyên nhân sâu xa đưa đến t́nh trạng xung đột sắc tộc đẫm máu tại Tân Cương. Một khi “vô hiệu hóa” được tiếng nói này, Bắc Kinh tha hồ tiếp tục chính sách đồng hóa các sắc dân thiểu số và áp đặt quan điểm chính thống.
Nạn nhân thứ hai trong tương lai rất có thể là bà Tsering Woeser, cũng từ Hoa lục, can đảm tố cáo những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Tây Tạng gây tang tóc tại vùng đất Phật, nơi mà phóng viên quốc tế bị cấm văng lai. Hơn 130 vụ tự thiêu xảy ra trong ba năm 2011-2014.
Nữ sĩ Tsering Woeser là người có quốc tịch Trung Hoa mang ḍng máu Tây Tạng sinh năm 1966 trong gia đ́nh tôn sùng “cách mạng”. Tác giả của hàng chục tác phẩm nghiên cứu, được 5 giải thưởng quốc tế, bà can đảm chuyển đến báo chí Tây phương, qua internet, những thông tin liên quan đến Tây Tạng.
Tsering Woeser đă trả giá khá nặng, bị quản thúc.Người thân trong gia đ́nh bị công an bảo vệ chính trị đe dọa coi chừng “hậu quả” nếu không thuyết phục được nữ sĩ im lặng. V́ sợ mất việc, người em trai của bà không dám “nói chuyện” với chị từ hai năm nay.

“Sát kê dọa hầu”

Ilham Tohti, trước khi bị bắt, cũng bị nhiều áp lực tương tự. Bản thân ông và gia đ́nh bị công an thường phục đe dọa ám sát. Mục tiêu của những lời hăm dọa này một mặt là để buộc ông phải im tiếng và mặt khác để trấn áp những người tranh đấu khác theo mưu kế “ giết gà dọa khỉ”.
Để hù dọa giới phóng viên, an ninh chọn đối tượng cứng cỏi nhất để đánh phủ đầu. Năm nay, nhà báo Cao Du, một phụ nữ 70 tuổi, biết rơ nhiều việc cơ mật trong nội t́nh chóp bu đảng Cộng sản Trung Quốc đột nhiên “mất tích” hồi tháng Tư. Đến tháng Năm, người ta thấy bà xuất hiện trên đài truyền h́nh đọc “những lời thú nhận phạm tội tiết lộ bí mật quốc gia”.
Bằng cách nào công an chính trị ép buộc nhà báo có uy tín này chấp nhận tủi nhục tự tố cáo sĩ nhục ḿnh làm ớn lạnh hàng chục triệu khán giả màn ảnh nhỏ Trung Quốc ? Theo thân nhân của bà Cao Du, công an dọa truy tố cả đứa con trai của bà nếu bà không tuân thủ.
Chế độ Tập Cận B́nh điên tiết v́ “tài liệu mật số 9” của bộ chính trị bị tiết lộ. Tài liệu này do chính tay Tập Cận B́nh biên soạn “tuyên chiến với dân chủ và nhân quyền” :
"Chúng ta không nên để lan truyền những ư kiến khác biệt với quan điểm của Đảng và đường lối chính sách của Đảng. Chúng ta cũng không để cho các quan điểm chống lại quan điểm của lănh đạo được phổ biến".
Nhờ ḷng can đảm và yêu chuộng tự do của một phụ nữ ở đúng chỗ, làm đúng việc, mà chỉ đạo chiến lược của chủ tịch Trung Quốc về chính sách 10 năm tới đây trong tập tài liệu mật mang số 9 được công khai hóa. Ông chỉ rơ kẻ thù của đảng Cộng sản Trung Quốc là “ dân chủ hiến định theo mô h́nh Tây phương, giá trị phổ quát của nhân quyền, xă hội dân sự , tự do báo chí, chủ thuyết tân tự do…”.
Bước ngoặt cực kỳ chuyên chế độc tài mà Trung Quốc đang bị lôi vào vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của chính sách cải tổ cấu trúc của chế độ. Chủ trương “tập thể lănh đạo” do Đặng Tiểu B́nh đề xướng vào năm 1997 đă bị thay thế.
Từ ngày lên cầm quyền và nắm hết ba chức vụ lănh đạo cao nhất gồm chủ tịch Đảng, chủ tịch Nước và chủ tịch Quân ủy Trung ương tức quân đội, ông Tập Cận B́nh không ngừng củng cố quyền lực.
Trước hết, ông tự phong chức vụ đứng đầu bốn “cơ quan chỉ đạo” gồm an ninh, quốc pḥng, kinh tế, cải cách tổng quát và kiểm duyệt mạng. Tiếp theo đó, Tập Cận B́nh khéo léo khai thác chiến dịch chống tham nhũng, vừa để thu phục nhân tâm, vừa loại trừ một số đối thủ chính trị trong đảng và thay thế bằng những kẻ trung thành hoặc những người chịu ơn.
Cuộc thanh trừng chính trị này, tuy không nói tên, năm 2013 đă dẫn đến bản án chung thân cho Bạc Hy Lai, ngôi sao chính trị đang lên trong chính trường độc đảng tại Trung Quốc và hàng chục ngàn cán bộ bị cách chức, bị án tù v́ tội danh tham ô.
Động thái kế tiếp của Tập Cận B́nh là phát súng ân huệ dành cho cựu trùm mật vụ Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, nhân vật có thế lực nhất nh́ trong ban lănh đạo tiền nhiệm. Ông Chu cũng bị kết tội tham nhũng.

“Tôn sùng cá nhân lên ngôi”

Khi tấn công vào một thành viên của bộ Chính trị, Tập Cận B́nh muốn gửi thông điệp cảnh báo mọi người là không ai có thể chống lại ông. Nhân vật được một số người gọi là “tân hoàng đế” huy động toàn bộ phương tiện truyền thông vào cá nhân ḿnh, tái lập h́nh ảnh “lănh đạo tối cao” theo mô h́nh Mao đă bị cấm từ khi Mao Trạch Đông qua đời.
Song song với những tuyên bố của Mao Trạch Đông mà Tập Cận B́nh luôn trích dẫn đưa vào diễn văn, “hoàng đế mới” c̣n sáng chế ra những ngạn ngữ ca tụng cá nhân ḿnh. Chẳng hạn như hồi tháng Tư, ông tuyên bố : "vận tốc của đoàn tàu hỏa tùy thuộc vào đầu máy".
Theo giáo sư Willy Lâm, một nhà phân tích chính trị có uy tín tại Hồng Kông th́ trái với nhà lănh đạo cải cách Đặng Tiểu B́nh, ông Tập Cận B́nh nhấn mạnh đến vai tṛ cá nhân: khả năng và phẩm chất của người thủ lĩnh là ch́a khóa thành công của đảng và nhà nước.
Một nhà dân chủ được Libération giấu tên phân tích: Trước thời Tập Cận B́nh, công an bảo vệ chính trị có mục tiêu duy nhất là kiểm soát xă hội công dân. Họ bắt giam, trấn áp các nhà hoạt động dân chủ có uy tín hoặc có hành động vượt qua là ranh giới hạn đỏ. Giờ đây, với Tập Cận B́nh, công an bảo vệ chính trị từ nay có nhiệm vụ tạo môi trường như thế nào để xă hội công dân không c̣n không gian để sống”.
Theo thông tin mới nhất, từ khi phong trào tranh đấu “Cách Mạng Ô Dù” diễn ra tại Hồng Kông, hàng loạt dân mạng Hoa lục bị bắt v́ chia sẻ t́nh đoàn kết.
Danh sách của Asia News vào ngày hôm qua là 17 người. Hôm nay có thêm 10 người trong đó có phụ nữ hoạt động nhân quyền Lư Đông Mai và thi sĩ Vương Tạng bị mời về trụ sở công an.
Nếu hoàng đế Tập cư xử với dân Trung Hoa như vậy th́ liệu tương lai nào dành cho các dân tộc, đất nước láng giềng từ Tây Tạng, đến Tân Cương, từ Hồng Kông xuống tận Đông nam Á, khu vực nằm trong tham vọng biển đảo của Bắc Kinh ?

RFI
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nha-nghieng.jpg
Views:	0
Size:	8.6 KB
ID:	668974  
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.