Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ư - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ư
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia phát triển giữ vai tṛ rất quan trọng ở châu Á-Thái B́nh Dương. Giữa ba nước láng giềng có mối quan hệ vừa khó tách rời, vừa nảy sinh nhiều vấn đề, từ trong lịch sử đến hiện tại.

Quan hệ song phương và ba bên, từ lịch sử đến hiện tại
Quân phiệt Nhật Bản từng gây tội ác ở Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945). Vấn đề nổi cộm hiện nay giữa Tokyo và Bắc Kinh là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và những va chạm ở biển Hoa Đông. Gần đây, Trung Quốc hạn chế nhập khẩu thủy sản để phản đối Nhật Bản xả nước thải đă qua xử lư từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

Trung Quốc và Hàn Quốc đối đầu nhau hơn 40 năm, kể từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Tận năm 1992 mới kư tuyên bố chung thiết lập quan hệ. Seoul cố gắng cân bằng quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh theo phương châm “an ninh chọn Mỹ, kinh tế chọn Trung Quốc”. Năm 2017, Hàn Quốc đồng ư cho Mỹ triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm cao (THAAD), khiến Trung Quốc tức giận đáp trả.

Mỹ coi Trung Quốc là “đối thủ đáng gờm” cạnh tranh ngôi vị số một thế giới. Ngược lại, Nhật Bản, Hàn Quốc là “đồng minh cốt lơi” của Mỹ, sốt sắng tham gia liên minh do Mỹ dẫn dắt ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương như liên minh Bộ tứ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), chuỗi cung ứng chất bán dẫn “Chíp 4” (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan)… Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn đầu tiên, ngày 18/8 tại Trại David đưa quan hệ “tay ba” vào thời kỳ “trăng mật”. Một trong những mục tiêu của liên minh là kiềm chế Trung Quốc.

Các yếu tố bên ngoài luôn là tác nhân quan trọng đối với quan hệ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, vấn đề Đài Loan, chương tŕnh thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, sự xích lại gần nhau giữa Bắc Kinh, Moscow và B́nh Nhưỡng… càng khiến quan hệ “tay đôi”, “tay ba” giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc thêm phức tạp. Ngày 9/6, chính phủ Hàn Quốc triệu đại sứ Trung Quốc v́ phát ngôn “chọn phe”. Lập tức, Trung Quốc có hành động đáp trả tương tự.

Mỗi khi giữa ba nước xảy ra sự cố ngoại giao, pháp lư, thương mại… lại thổi bùng tư tưởng dân tộc cực đoan trong một bộ phận người dân. Tư tưởng dân tộc cực đoan khiến chính phủ cân nhắc thận trọng trong quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế. Nhiều “nút thắt” cản trở quan hệ, việc nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên thường niên bị đ́nh trệ từ năm 2019.

Dù vậy, ba nước vẫn có sự phụ thuộc lẫn nhau không thể tránh khỏi, nhất là về kinh tế, thương mại và hợp tác xử lư các thách thức an ninh chung. Các bên đều tránh đẩy mâu thuẫn vượt quá tầm kiểm soát. V́ thế, quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đan xen phức tạp các thăng trầm, giữa “ám ảnh quá khứ” với lợi ích tương lai. Nhưng gần đây, quan hệ Trung-Nhật-Hàn có dấu hiệu “tan băng”.

Động thái mới, mục đích và nguyên nhân

Ngày 3/7, tại diễn đàn hợp tác ba bên thường niên ở Thanh Đảo, Trung Quốc, nhà ngoại giao hàng đầu Vương Nghị phê phán phương Tây chia rẽ, nhắc nhở “cội nguồn châu Á” và kêu gọi tăng cường hợp tác v́ lợi ích chung, sự hồi sinh của châu Á.

Bên lề lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), Chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Han Duck Soo đă có cuộc gặp gỡ kéo dài 30 phút. Đây là cuộc gặp cấp cao lần thứ ba, tính từ khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lên cầm quyền, tháng 5/2022.

Ngày 26/9, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Byung có cuộc hội đàm “tay ba” hiếm hoi với Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takehiro Funakoshi.

Trong các cuộc gặp gỡ cấp cao, Hàn Quốc bày tỏ thông điệp theo đuổi “mối quan hệ lành mạnh và trưởng thành dựa trên các chuẩn mực và quy tắc quốc tế”; sẵn sàng làm mọi việc để khôi phục đàm phán liên chính phủ ba bên, nhằm tạo ra những “kết quả hữu h́nh”, mang lại lợi ích người dân có thể cảm nhận được. Phía Nhật Bản hy vọng hợp tác ba bên sâu sắc hơn.

Chủ tịch Tập Cận B́nh nói Hàn Quốc là “nước láng giềng không thể tách rời”, nhận lời mời thăm Seoul và hoan nghênh nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên trong năm 2023. Bên lề Diễn đàn Shangri-La, Singapore tháng 6/2023, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Lư Thượng Phúc “đổi giọng điệu” khi nói, vấn đề Điếu Ngư không phải là toàn bộ quan hệ Trung-Nhật, cần xem xét toàn diện, lâu dài…

Như vậy, các bên đă phát tín hiệu, sẵn sàng vượt qua quan ngại, khác biệt, chủ động tiến lại gần nhau. Động thái mới có vẻ bất ngờ, nhưng thực ra là bước đi tất yếu, phù hợp với bối cảnh, mục đích và sự điều chỉnh chính sách của các bên.

Nhật Bản và Hàn Quốc có lợi ích chung, tự tin hơn khi phối hợp cùng nhau trong hội nghị ba bên với Trung Quốc. Đó là duy tŕ kênh liên lạc, quan hệ an ninh ổn định, tránh đối đầu, xung đột. Quan hệ với Trung Quốc cũng là mở một cánh cửa để hy vọng tháo gỡ bế tắc trong kiểm soát chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Phát triển quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và các quan hệ đa phương khác nâng cao vị thế của Nhật Bản, Hàn Quốc. V́ thế, Seoul và Tokyo cố gắng trấn an Bắc Kinh rằng họ tham gia liên minh không nhằm kiềm chế Trung Quốc; không muốn quan hệ Mỹ-Nhật-Hàn tác động xấu đến quan hệ với Trung Quốc.

Một mặt, Trung Quốc lo ngại hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa Mỹ-Nhật-Hàn, nhất là về an ninh. Mặt khác, Bắc Kinh cho rằng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại ba bên là cách để vô hiệu hóa, chí ít là hạn chế tác động từ chiến lược kết nối đồng minh của Washington ở khu vực.

Dù có mâu thuẫn, tranh chấp, nhưng cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cần hợp tác với nhau, đều là đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Mặt tích cực của động thái mới trong quan hệ Trung-Nhật-Hàn là t́m kiếm lợi ích chung, duy tŕ kênh liên lạc, đối thoại, hợp tác, từng bước tạo dựng ḷng tin; không để “ám ảnh quá khứ” phủ bóng tương lai, mâu thuẫn, bất đồng vượt tầm kiểm soát.

Những hàm ư

Dù có dấu hiệu “tan băng” song chuyển động mới trong quan hệ ba bên vẫn ở dạng dự báo, hy vọng. Quan hệ hợp tác phát triển đến đâu phụ thuộc vào nỗ lực của các bên, tác động của bối cảnh quốc tế, khu vực và phải qua thử thách thực tế. Dù vậy, động thái “tan băng” vẫn mang nhiều hàm ư quan trọng đối với khu vực và thế giới.

Một là, Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác vẫn là nhân tố chi phối, tác động lớn đến cục diện, quan hệ quốc tế. Nhưng họ không thể một ḿnh quyết định tất cả. Họ không chỉ ngồi đợi các nước t́m đến mà cũng phải chủ động mở rộng quan hệ, hợp tác với càng nhiều nước càng tốt.

Hai là, mâu thuẫn là quy luật phổ biến, sự khác biệt luôn tồn tại trong quan hệ quốc tế. Nhưng cũng có thể t́m thấy những lợi ích chung để hợp tác, phát triển. Cơ sở cho hợp tác là ḷng tin, nhu cầu phát triển và tôn trọng nguyên tắc, luật pháp quốc tế và luật lệ chung.

Ba là, sự đan xen trong các mối quan hệ, các tập hợp lực lượng ngày càng sâu rộng, đa chiều. Chọn bên không là nguyên tắc duy nhất bao trùm. Các nước lựa chọn quan hệ theo từng lĩnh vực, nội dung cụ thể, dựa trên lợi ích quốc gia dân tộc.

Do đó, có thể phát sinh mối quan hệ chéo giữa một số nước trong các tập hợp lực lượng khác nhau, thậm chí có tính đối trọng. Một số nước có xu hướng chuyển từ liên minh sang liên kết, chủ động, linh hoạt hơn trong quan hệ đa phương.

Bốn là, trong quan hệ giữa các nước, kể cả nước lớn và nhỏ, luôn tồn tại tác động hai chiều. Cần gỡ bỏ các “nút thắt”, tăng sự cộng hưởng, cùng có lợi, tránh triệt tiêu lợi ích của nhau.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 10-08-2023
Reputation: 43353


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 116,301
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	558ace390c74e52abc65.jpg
Views:	0
Size:	13.0 KB
ID:	2281278  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,107 Times in 5,095 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 135 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:31.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09354 seconds with 15 queries