Lư do nhà máy Trung Quốc chịu 'vạ lây' trong biểu t́nh Myanmar - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
 
Thread Tools
Old 03-16-2021   #1
june04
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
june04's Avatar
 
Join Date: Oct 2014
Posts: 58,589
Thanks: 1
Thanked 3,017 Times in 2,643 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 18 Post(s)
Rep Power: 68
june04 Reputation Uy Tín Level 6
june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6
Arrow Lư do nhà máy Trung Quốc chịu 'vạ lây' trong biểu t́nh Myanmar

Hàng chục nhà máy do Trung Quốc rót vốn đă bị đốt phá, sau khi nhiều người biểu t́nh cho rằng Trung Quốc đang trợ giúp chính quyền quân sự Myanmar.

Thị trấn Hlaing Tharyar ở ŕa phía tây Yangon là một trong những khu vực lớn nhất và đông dân cư nhất của Myanmar. Rộng 67 km2 với 700.000 dân, nơi đây tập trung khoảng 850 nhà máy, cung cấp việc làm cho khoảng 350.000 người. Rất nhiều công nhân là lao động nhập cư đến từ các vùng nông thôn đi t́m kiếm cơ hội thoát nghèo.

Hôm 14/3, hơn 20 người thiệt mạng tại thị trấn khi binh sĩ chính phủ nổ súng vào người biểu t́nh phản đối cuộc đảo chính của quân đội nhằm lật đổ chính quyền dân cử.

Bất b́nh v́ những cái chết của người biểu t́nh, đám đông giận dữ mang theo vũ khí tự chế và xăng đă đốt cháy 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư ở thị trấn trên, gây thiệt hại 37 triệu USD, khiến hai nhân viên Trung Quốc bị thương, theo Global Times.

Bạo lực đă có dấu hiệu lan ra bên ngoài các nhà máy. Theo một số thông tin trên mạng xă hội ngày 15/3, một khách sạn do Trung Quốc sở hữu cùng vài nhà hàng ở Hlaing Tharyar cũng bị phá hủy.

Hành động đốt phá nhà máy là biểu hiện mới nhất của tâm lư phản đối Trung Quốc đă bùng phát ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính của quân đội. Người biểu t́nh đặt câu hỏi v́ sao Trung Quốc và Nga không đưa ra những tuyên bố cứng rắn và áp đặt trừng phạt đối với chính quyền quân sự Myanmar.

Phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc đang sôi sục trong những tuần gần đây và người biểu t́nh tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh lên án cuộc đảo chính.

Trong số các mục tiêu bị tẩy chay có hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc và điện thoại di động Huawei. Theo những người biểu t́nh, tập đoàn viễn thông này đă hỗ trợ chính quyền quân sự bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của ḿnh.

Thậm chí cả những tṛ chơi điện tử trên điện thoại di động do các công ty Trung Quốc phát triển cũng không thoát khỏi t́nh trạng tương tự. Các phần mềm như TikTok đă bị nhiều người dân xóa khỏi thiết bị.

Trên mạng xă hội, bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi phản đối một đường ống dẫn khí đốt của Bắc Kinh sẽ chạy xuyên qua Myanmar, nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương.

Một số chuyên gia nhận định t́nh trạng bạo lực được thúc đẩy bởi lo ngại trước sự ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Công chúng Myanmar trước đây từng phản đối các khoản đầu tư từ Trung Quốc với những hoài nghi lâu nay về mục tiêu của Bắc Kinh cũng như các điều kiện mà họ đặt ra khi tuyển dụng công nhân địa phương tại những nhà máy Trung Quốc.

Trung Quốc coi Myanmar là một đối tác quan trọng trong chiến lược của họ ở châu Á và sáng kiến Vành đai Con đường. Nhưng những dự án do Trung Quốc hậu thuẫn từ lâu đă vấp phải phản kháng, ví dụ đập Myitsone trên sông Mekong đă bị phản đối suốt nhiều năm qua.

Giới phê b́nh nói rằng các khoản đầu tư mà Trung Quốc rót vào Myanmar chỉ nhằm mục đích theo đuổi những mục tiêu địa chính trị riêng của Bắc Kinh. Nó không liên quan đến việc đem lại lợi ích cho người lao động b́nh thường ở các khu vực như Hlaing Tharyar, nơi các công nhân làm việc tại những nhà máy dệt may do Trung Quốc sở hữu nhận mức lương chỉ 3,5 USD/ngày.

Nhiều công nhân phải sống trong các kư túc xá chật hẹp v́ không thể có đủ tiền mua căn hộ riêng. Họ cùng chia sẻ tiền thuê nhà khoảng 35 USD/tháng cho một căn pḥng nhỏ với tối đa ba người khác.

Hôm 14/3, một thông báo đăng trên trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar về việc bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc đă thu hút hơn 52.000 ḍng b́nh luận.

"Có đau không? Vậy những người đă phải chết th́ sao", tài khoản tên Naing Oo viết.

"Nếu các bạn muốn làm ăn kinh doanh yên ổn ở Myanmar, hăy tôn trọng người dân Myanmar", một tài khoản khác tên Aye Myat Kyaw b́nh luận, kêu gọi Trung Quốc ngừng hỗ trợ quân đội và "tham gia cùng người dân Myanmar".

Nhiều người lại cáo buộc chính lực lượng an ninh Myanmar hoặc những kẻ kích động khác đă gây ra các vụ đốt phá nhà máy nhằm khiến t́nh h́nh thêm rắc rối.

"Trung Quốc đang nói về lợi ích của chính họ thay v́ những hy sinh, mất mát đáng quư trên đường phố Myanmar. Trung Quốc đứng về lợi ích của chính họ, không như kỳ vọng của hàng triệu người dân Myanmar. Họ sẽ nhận được những ǵ xứng đáng", một người dùng Facebook viết.

Trong khi đó, Trung Quốc kể từ khi khủng hoảng ở Myanmar nổ ra vẫn giữ một thái độ thận trọng.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 7/3 tuyên bố nước này "sẵn sàng tiếp xúc, liên lạc với tất cả các bên trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và ư nguyện của người dân Myanmar, nhằm đóng vai tṛ xây dựng để xoa dịu căng thẳng".

Hôm 11/3, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân, cũng lên tiếng kêu gọi Myanmar "giảm leo thang căng thẳng", sử dụng "ngoại giao và đối thoại" thay v́ bạo lực.

Tin đồn Bắc Kinh "ủng hộ hoặc ngầm bật đèn xanh" cho đảo chính quân sự tại Myanmar dấy lên sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị đến thủ đô Naypyidaw hồi tháng một. Trong chuyến thăm theo kế hoạch này, ông gặp nhiều quan chức Myanmar, trong đó có Thống tướng Min Aung Hlaing, người đang nắm quyền tại nước này sau đảo chính.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng cuộc đảo chính thực tế có thể gây rắc rối về địa chính trị cho họ.

"Trung Quốc là bên thua cuộc lớn nhất v́ cuộc đảo chính này. Tất cả nỗ lực nhằm cải thiện h́nh ảnh tại Myanmar suốt 5 năm qua, bằng cách hợp tác với đảng Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ (NLD), đều trở nên công cốc", Enze Han, phó giáo sư tại Đại học Hong Kong, nhận định.

Một cựu quan chức ngoại giao cấp cao Myanmar c̣n cho biết Thống tướng Min Aung Hlaing "không đặc biệt thân thiện với Trung Quốc".

"Bắc Kinh đă đổ nhiều thời gian và sức lực vào xây dựng quan hệ với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và đạt một số thành công", Bilahari Kausikan, cựu nhà ngoại giao Singapore, đánh giá. "Giờ đây, họ phải bắt đầu lại với một loạt tướng lĩnh mới, những người không chỉ gây khó khăn cho phương Tây, mà c̣n lạnh nhạt với tất cả".
june04_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07866 seconds with 12 queries