Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung
Sau những cuộc thảo luận không mấy dễ dàng trong thời gian dài, Liên minh châu Âu (EU) đă t́m được hướng đi “đoàn kết và trách nhiệm” để tháo gỡ bài toán khó di cư, một vấn đề nan giải lâu nay khi hàng triệu người, từ Trung Đông, châu Phi và châu Á t́m về nơi mà họ cho là “miền đất hứa” để tránh bạo lực, xung đột, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế và nghèo đói, bất chấp chặng đường rủi ro, và thậm chí là cả nguy cơ không được tiếp nhận.

“Đoàn kết và trách nhiệm”

Tinh thần toát lên trong Hiệp ước mới về Tị nạn và Di trú là điều được dư luận đánh giá cao, bởi dù ít dù nhiều, khu vực cũng đă có nhận thức và nền tảng quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng trong vấn đề tiếp nhận người di cư. Hiệp ước mới, thay thế chính sách tị nạn chung hiện nay của châu Âu (được gọi là Quy chế Dublin - luôn bị xem là gánh nặng cho các nước tuyến đầu như Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp) gồm 4 nhóm giải pháp chính là đẩy nhanh quá tŕnh sàng lọc, kiểm tra những người nhập cư trái phép; thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới EU; tăng tốc quy tŕnh trục xuất những người bị từ chối quy chế tị nạn; và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực đối với các quốc gia “tuyến đầu” phía Nam Âu.Trong hiệp ước, một số quy định mới đặc biệt đáng chú ư như yêu cầu rơ ràng về sàng lọc trước khi nhập cảnh, công nhận t́nh trạng người tị nạn hoặc t́nh trạng cần được bảo vệ bổ sung; đồng thời làm mới các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người xin tị nạn. Sau sàng lọc, các đơn xin tị nạn sẽ phải trải qua quá tŕnh xét duyệt được rút ngắn xuống c̣n tối đa 6 tháng, và người xin tị nạn buộc phải hồi hương hoặc quay lại điểm trung chuyển trong thời gian ngắn nhất nếu bị từ chối. Bên cạnh đó c̣n là các quy định về cập nhật cơ sở dữ liệu quy mô lớn về lưu trữ sinh trắc học được thu thập trong quá tŕnh sàng lọc, căn cứ thông tin cá nhân thay v́ số đầu đơn để tránh t́nh trạng trùng lặp người gửi đơn. Theo các quy định mới, sẽ có 2 hướng thủ tục tị nạn – truyền thống và biên giới nhanh, áp dụng đối với những người di cư có nguy cơ gây rủi ro cho an ninh quốc gia và những người đến từ các quốc gia có tỷ lệ công nhận thấp.

Với một hệ thống theo kiểu “đoàn kết bắt buộc”, các quốc gia thành viên có 3 lựa chọn để quản lư ḍng người di cư: Tiếp nhận và tái phân bổ một số lượng người xin tị nạn nhất định; Hỗ trợ bồi hoàn cho mỗi trường hợp mà họ từ chối di dời hoặc cung cấp nguồn lực phục vụ hoạt động di trú. 30.000 đơn xin tị nạn mỗi năm cho các thành viên c̣n lại là cách để liên minh chia sẻ trách nhiệm với các nước tuyến đầu.

Hiệp ước mới c̣n bao gồm cả những dự trù và phương án dự pḥng cho những t́nh huống khẩn cấp, chẳng hạn như sự xuất hiện đột ngột và ồ ạt của những người tị nạn, điều từng thấy trong cơn “sóng thần tị nạn” năm 2015 - 2016, hoặc những t́nh huống bất khả kháng như đại dịch COVID-19. Tất nhiên, trong những hoàn cảnh đặc biệt, các quốc gia được phép áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, bao gồm cả gia hạn thời gian giam giữ.

Điều chỉnh để thích nghi

Luật Darmanin (Luật Nhập cư mới được Pháp thông qua cuối tháng 12/2023) có hiệu lực đầu năm nay. Luật Darmanin, được chính phủ ban hành v́ mục đích đảm bảo sự hội nhập tốt hơn của người nước ngoài nhờ những quy định chặt chẽ hơn, ngăn chặn hành vi lạm dụng người nhập cư và tăng cường kiểm soát biên giới, đơn giản hóa các thủ tục tố tụng liên quan đến việc nhập cảnh, lưu trú, trục xuất người nước ngoài. Luật cũng bổ sung các điều khoản như thiết lập hạn ngạch di cư; thắt chặt các điều kiện đoàn tụ gia đ́nh, các điều kiện tiếp cận giấy phép cư trú v́ lư do gia đ́nh; cho phép từ chối cấp hoặc thu hồi giấy phép cư trú, đặc biệt trong các trường hợp gian lận giấy tờ hoặc tội phạm và hành vi phạm tội đối với các nghị sỹ, người thi hành công vụ và người nhà nước.

Các quy định về giấy phép ngắn hạn, dài hạn, nhập quốc tịch, hai quốc tịch… đều được bổ sung, tăng cường hoặc siết chặt. Ngược lại, các thủ tục khiếu nại, kiện tụng, tranh chấp liên quan đến nhập cảnh, lưu trú và trục xuất được đơn giản hóa, cho phép giải quyết nhanh các trường hợp vi phạm vốn tồn đọng rất nhiều tại Pháp trong những năm qua.

Tất nhiên, điều ǵ cũng có giá của nó. “Bước ngoặt trong nhiệm kỳ 5 năm” của Tổng thống Emmanuel Macron không tránh khỏi sự phản đối của một số bộ phận trong xă hội Pháp, trong đó có giới chủ, người lao động không hợp pháp, các trường đại học, ngành ṭa án, ngành y tế và nhiều hiệp hội, lo ngại rằng một số quy định cứng nhắc sẽ gây khó cho việc tuyển dụng lao động trong ngắn hạn và ảnh hưởng tới lực lượng lao động của đất nước trong lâu dài. Trong khi đó, dư luận đang đề cập việc Đức sẽ đối mặt với áp lực phải thi hành những biện pháp cứng rắn hơn, đặc biệt là liên quan những điều khoản giúp giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia trên tuyến đầu ứng phó với ḍng người di cư khi hiệp ước mới có hiệu lực.

Theo ước tính, Đức sẽ phải tiếp nhận khoảng 6.600 người tị nạn/ năm, tuy nhiên có thể được khấu trừ số lượt đến của năm trước. Đức vẫn chưa hoàn thành những điều chỉnh về mặt pháp lư, thực tiễn, kỹ thuật và các điều chỉnh khác. Một phần nguyên nhân này là bởi những điều chỉnh pháp lư có thể sẽ ảnh hưởng đến Đạo luật Tị nạn và Đạo luật Cư trú, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, và các bang.

Thực tế Đức là một quốc gia phụ thuộc vào lượng nhập cư, ước tính khoảng 400.000 người/ năm, để duy tŕ sự phồn vinh của nền kinh tế. Các ước đoán cho rằng khi thế hệ người Đức sinh ra sau chiến tranh nghỉ hưu ồ ạt vào đầu những năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 700.000 người/ năm.

Theo số liệu của Chính phủ Đức, hiện nay cứ 4 người lớn và 2 trẻ em dưới 10 tuổi th́ có một người có nguồn gốc nhập cư, và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng. Trong số hơn 640.000 việc làm có đóng góp an sinh xă hội trong năm 2023, gần 70% là thuộc về các lao động có nguồn gốc nhập cư. Thực tế, người nhập cư đă trở thành một phần không thể thiếu trong xă hội Đức từ nhiều thập kỷ qua. Thị trường lao động Đức sẽ có những khoảng trống lớn nếu không có nguồn lao động này. Xét cho cùng việc thực hiện các chính sách đúng cách, hợp lư và tính đến các lợi ích của các nhóm xă hội, nhập cư có thể trở thành động lực tăng trưởng của xă hội Đức trong tương lai. Đă đến lúc nước Đức cần một khế ước xă hội mới, đảm bảo cơ hội và đối thoại trên cơ sở b́nh đẳng và hiệu quả.

Quyết liệt và đồng bộ

Ở tuyến đầu, Italy đă có những sáng kiến và nỗ lực để cùng EU giải quyết t́nh h́nh dù khó khăn đặt ra là không ít. Ḍng người di cư đổ về Italy vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni. Theo các số liệu chính thức, khoảng 157.600 người di cư bằng thuyền đă đến Italy trong năm 2023, gấp đôi so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ năm 2016.

Ư thức rơ ràng rằng vấn đề di cư không phải là bài toán một nước có thể tự giải quyết, Thủ tướng Meloni là một trong những nhà lănh đạo mạnh mẽ kêu gọi EU có động thái đồng bộ để ngăn người di cư vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi, đề nghị các nước châu Âu khác tiếp nhận và phân loại để hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn. Chính phủ Italy kỳ vọng có thể giải quyết từ gốc vấn đề di cư bằng các thỏa thuận hỗ trợ các nước xuất phát di cư, thông qua việc cải thiện đời sống người dân bản địa, ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và hỗ trợ lực lượng tuần duyên địa phương ngăn cản tàu thuyền chở người tị nạn ra khơi, cùng các biện pháp đồng bộ trong EU.

Một trong những cam kết bầu cử của Thủ tướng Giorgia Meloni là ngăn chặn ḍng người nhập cư bất hợp pháp đến Italy. Để hiện thực hóa các cam kết và thể hiện tầm nh́n đoàn kết với EU trong việc ngăn chặn cũng như xử lư bài toán di cư, chính phủ Itala đă có những biện pháp quyết liệt.

Thứ nhất, Italy thể hiện đường lối cứng rắn đối với các tổ chức vướng cáo buộc hợp tác với những kẻ buôn người và khuyến khích người di cư. Nhiều điều luật mới được ban hành để quản trị ḍng người tị nạn được tàu cứu hộ đưa vào từ Địa Trung Hải. Thứ hai, Chính phủ Italy kéo dài thời gian giam giữ người di cư chờ hồi hương lên 18 tháng, từ mức chỉ 3 tháng trước đây, song song với việc xây thêm các trung tâm giam giữ ở các khu vực cách ly.

Thứ ba, không xoay xở một ḿnh, Italy đă t́m đến các nước thứ ba để giảm tải việc xử lư ḍng người di cư được giải cứu ở Địa Trung Hải. Phải kể đến thỏa thuận với Albania nhằm xây dựng 2 trung tâm do Italy điều hành trên lănh thổ Albania để tiếp nhận và xử lư tới 3.000 trường hợp người di cư và người tị nạn mỗi tháng. Đây cũng là kết quả đánh dấu lần đầu tiên một quốc gia không phải thành viên EU thay mặt cho quốc gia nội khối tiếp nhận người di cư. Nỗ lực này được kỳ vọng có thể sớm trở thành mô h́nh học tập và nhân rộng trong tương lai.

Thứ tư, Chính phủ Italy đă thông qua “Kế hoạch Mattei”, với cam kết đầu tư lên tới 5,5 tỷ euro cho châu Phi, một trong những nguồn di cư lớn nhất thế giới. Đây cũng là nhận thức xác đáng khi châu Âu cần xác định rơ mục tiêu và kế hoạch để giải quyết vấn đề người di cư từ gốc bằng việc giúp các nước châu Phi và cả Trung Đông trở nên ổn định và an toàn hơn. Xung đột và bất ổn tràn lan vẫn sẽ là ng̣i châm những làn sóng di cư, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sinh mạng của con người trong hành tŕnh lênh đênh trên biển và đe dọa hàng loạt vấn đề lâu dài cho các quốc gia đích đến.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 1 Week Ago
Reputation: 43353


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 116,301
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano is_online_now
Thanks: 9
Thanked 6,107 Times in 5,095 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 135 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:05.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06249 seconds with 15 queries