Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013

 
 
Thread Tools
Old 02-16-2013   #1
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 117,320
Thanks: 9
Thanked 6,122 Times in 5,110 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 137
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Default Lộ diện quốc gia giúp Triều Tiên thử hạt nhân

Vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Triên đang khiến cả Mỹ và Hàn Quốc đau đầu. Dù đă ngay lập tức cử tàu chiến, máy bay trinh sát thu thập số liệu, song Hàn Quốc vẫn bó tay trong việc xác định bản chất vụ nổ. Tuy nhiên, những phát hiện mới đây đang dần hé lộ công nghệ cũng như quốc gia giúp Triều Tiên tiến hành vụ thử này.
Hàn Quốc bó tay
Ngay sau khi phát hiện “chấn động địa chất nhân tạo” ở Triều Tiên, Hàn Quốc đă điều các tàu chiến và máy bay trinh sát được trang bị các thiết bị ḍ t́m có độ nhạy cao nhằm t́m kiếm và thu thập mọi dấu tích của chất phóng xạ.

Nhưng cho tới 2 ngày sau vụ nổ (14/2), Ủy ban An ninh và An toàn hạt nhân Hàn Quốc thừa nhận dù đă phân tích 8 loại mẫu thu thập từ đất, nước biển và không khí nhưng "chưa phát hiện thấy đồng vị phóng xạ nào".

Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc vẫn chưa thể biết liệu Triều Tiên đă sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân mới nhất.
Địa điểm thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên
Theo giới phân tích, một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới sau khi Triều Tiên thử hạt nhân là xác định chính xác bản chất và quy mô vụ thử để từ đó xác định mức độ công nghệ mà chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng đă đạt được.

Giới chuyên gia rất muốn biết phải chăng Triều Tiên đă chuyển từ plutoni (vốn được sử dụng trong các vụ thử năm 2006 và 2009) sang urani làm giàu ở mức độ cao. Các số liệu địa chấn cho thấy sức công phá của vụ thử vào khoảng 6.000-7.000 tấn thuốc nổ TNT (6-7 kiloton).
Tuy nhiên, do vụ thử của Triều Tiên được thực hiện dưới hầm ngầm nên nhiều khả năng đă được khống chế tốt và không để thoát phóng xạ ra ngoài. Điều này đă khiến Hàn Quốc không thể xác định được Triều Tiên đă dùng plutoni hay urani cũng như công nghệ trong vụ thử.

Dấu ấn Pakistan
Dù chưa thể xác định chính xác bản chất vụ nổ, song việc phân tích các h́nh ảnh vệ tinh khu vực băi thử cũng như quá tŕnh phát triển hạt nhân của Triều Tiên đang hé lộ nhiều điều.

Các h́nh ảnh vệ tinh chụp băi thử Pungye-ri mà Triều Tiên vừa sử dụng cho vụ thử hạt nhân thứ 3 cho thấy có các đường hầm mới được đào ở phía Nam của đường hầm từng được sử dụng cho hai vụ thử trước đó. Theo các chuyên gia Mỹ, đây là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng đường hầm mới ở phía Nam băi thử.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ngày 12/2 cho rằng có thể B́nh Nhưỡng đă sử dụng đường hầm phía Tây trong vụ thử lần này. Nhưng các phân tích logic cho thấy nhiều khả năng Triều Tiên đă sử dụng đường hầm phía Nam. Đường hầm này được khởi công từ năm 2009, ngay sau vụ thử thứ hai.

Ông Siegfried S. Hecker, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Los Alamos của Mỹ (nơi chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới) cho rằng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Triều Tiên học hỏi công nghệ thử hạt nhân từ Pakistan.

Sau khi Pakistan thực hiện vụ thử hạt nhân ngầm năm 1998, các cuốn hồi kư của nhiều nhân vật liên quan công việc này đă tiết lộ thông tin tổng quát về việc đào đường hầm. Điều đáng nói là liệu Triều Tiên có trực tiếp tiếp cận sơ đồ thiết kế của Pakistan hay chỉ bắt chước công nghệ đào hầm thử hạt nhân từ những thông tin công khai.

Lịch sử cho thấy có thể Triều Tiên đă được phép tiếp cận trực tiếp với các tài liệu của Pakistan. Pakistan từng nhập tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong của Triều Tiên để triển khai cho tên lửa Ghauri có thể mang đầu đạn hạt nhân của nước này. Đổi lại, nhiều khả năng Pakistan đă chuyển sơ đồ thiết kế đầu đạn cũng như sơ đồ thiết kế đường hầm thử hạt nhân cho Triều Tiên.
Tên lửa Nodong của Triều Tiên
Bên cạnh đó, thời gian tiến hành vụ thử của Triều Tiên có nhiều nét tương đồng với Pakistan. Trên thực tế, B́nh Nhưỡng chỉ mất khoảng 2 tuần để thực hiện kế hoạch thử hạt nhân lần ba kể từ khi giới lănh đạo nước này ra quyết định.

Ngày 17/1, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “khẳng định quyết tâm thực hiện biện pháp quan trọng” th́ chỉ 16 ngày sau (12/2), Triều Tiên đă tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba. Trong trường hợp của Pakistan năm 1998 cũng tương tự.

Chỉ hơn nửa tháng sau khi Ấn Độ liên tiếp thử hạt nhân ngầm thành công (vào các ngày 11 và 13/5/1998), Pakistan đă đáp trả bằng vụ thử hạt nhân ngầm thành công đầu tiên vào ngày 30 cùng tháng.

Plutoni hay urani

Một trong những vấn đề được quan tâm là Triều Tiên đă sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân thứ ba. Trong các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009, Triều Tiên đă sử dụng plutoni. Năm 2006, quy mô vụ nổ hạt nhân chưa tới 1 kiloton. Vụ nổ plutoni thường được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân ban đầu với quy mô nhỏ do các vụ nổ có quy mô từ 5-20 kiloton thường phát sinh các vấn đề bất ổn đối với thiết bị nổ.

Quy mô vụ thử năm 2009 vẫn chưa được xác định cụ thể. Nga cho rằng vụ nổ vào khoảng 10-20 kiloton trong khi Mỹ lại dự đoán là chỉ khoảng 2 kiloton. Số lượng plutoni được sử dụng năm 2006 ước tính 5-6 kg, trong khi hiện vẫn chưa xác định được số lượng plutoni trong vụ thử năm 2009. Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc cho rằng sau 2 lần thử, Bắc Triều Tiên đang sở hữu plutoni tương đương với trên 6 vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên ăn mừng thành công vụ thử hạt nhân lần thứ ba hôm 15/2
Nhiều nguồn tin cho thấy Triều Tiên đă bắt đầu thử hạt nhân ngay sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Mục tiêu ban đầu của B́nh Nhưỡng là phát triển vũ khí hạt nhân với Plutoni, loại chất phóng xạ có thể dễ dàng được sử dụng dựa trên nền tảng công nghệ hạt nhân của Liên Xô. Với loại plutoni, từ năm 1956, Triều Tiên đă cử kỹ thuật viên tới Liên Xô học tập.

Năm 1965, Triều Tiên bắt đầu vận hành ḷ phản ứng hạt nhân dùng cho nghiên cứu tại tổ hợp Yongbyon. Tháng 5/1994, Triều Tiên đă sở hữu khoảng 8.000 thanh nhiên liệu đă qua sử dụng và hoàn tất quá tŕnh tái xử lư số thanh nhiên liệu này đến tháng 6/2003 và chiết xuất được plutoni. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ, Triều Tiên đă chiết xuất được khoảng 20-53 kg plutoni, tương đương với số lượng dùng cho 4-13 vũ khí hạt nhân.

Nhưng bất ngờ là năm 2008, Triều Tiên đă dỡ bỏ tháp làm lạnh plutoni sau khi Mỹ xem xét rút nước này khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố. Triều Tiên dừng sản xuất plutoni có thể do nước này đă chuyển sang sản xuất urani làm giàu ở cấp độ cao và đă sử dụng trong vụ thử hạt nhân lần thứ ba hôm 12/2 vừa qua.
Bên trong cơ sở hạt nhân Yongbyon
Mặt khác, giới chuyên gia cũng cho rằng Triều Tiên đă bắt tay vào làm giàu urani từ nửa cuối thập niên 1980. Đến giữa thập niên 1990, Triều Tiên c̣n tiếp cận được với công nghệ làm giàu urani của Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan của Pakistan và cũng đă nhập khẩu thành công các máy li tâm.

Năm 2010, Triều Tiên thậm chí c̣n cho ông Siegfried S. Hecke, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Los Alamos, tham quan bên ngoài cơ sở làm giàu urani tại tổ hợp Yongbyon. Triều Tiên khi đó tuyên bố nước này sở hữu 2.000 máy li tâm.

Mỹ và Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên c̣n đặt nhiều máy li tâm khác ngoài Yongbyon. Vào tháng 5/2012, hăng thông tấn AFP c̣n dẫn lời các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đủ khả năng sản xuất được 40 kg urani làm giàu ở cấp độ cao mỗi năm với 2.000 máy li tâm này. Với tốc độ như vậy, Triều Tiên nhiều khả năng đang sở hữu 3-6 vũ khí hạt nhân sử dụng urani.
cnet
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images1185842_No_Dong.jpg
Views:	4
Size:	31.7 KB
ID:	444496  
Romano_is_offline  
Old 02-16-2013   #2
queebee
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
queebee's Avatar
 
Join Date: Aug 2012
Posts: 7,275
Thanks: 6,091
Thanked 1,649 Times in 1,055 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 240 Post(s)
Rep Power: 20
queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7
queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7
Default

Let Israeli Airforce handle Nth Korea
queebee_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.