Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 01-14-2011   #1
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 18
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default Ông Việt kiều kỳ lạ

Nguyễn Đạt/Người Việt


Tới thăm Nguyễn Tiến Văn, lần nào chúng tôi cũng phải hỏi thăm, t́m nhà.

Nguyễn Tiến Văn định cư ở Toronto-Canada, về Sài G̣n từ hơn bốn năm nay, đă hai lần đổi nơi thuê trọ tại quận 4. Nơi thuê trọ cả hai lần đều là địa chỉ khó t́m, sâu măi trong khu xóm b́nh dân chi chít ngơ ngách, chỗ th́ rộng ph́nh, chỗ chỉ đủ cho một chiều lưu thông.



Ông “Việt kiều kỳ lạ” Nguyễn Tiến Văn ở Sài G̣n. (H́nh: Nguyễn Đạt/Người Việt)

Căn nhà Nguyễn Tiến Văn thuê trọ hiện nay thuộc đường Tôn Thất Thuyết, giữa khu xóm có chùa Linh Bửu. Chúng tôi hỏi thăm lối tới chùa Linh Bửu, sau đó hỏi tiếp nơi ở của “ông già râu tóc để dài.” Hầu như trong khu xóm ai cũng biết “ông già râu tóc để dài,” và khi chúng tôi hỏi thăm lối ngơ, thường được trả lời: “Ông Việt kiều kỳ lạ đó hả? Mấy chú đi lối này, tới chỗ đó rồi quẹo ngả bên tay trái, đi qua chừng sáu, bảy căn nhà...”

Chúng tôi biết tại sao bà con khu xóm b́nh dân gọi Nguyễn Tiến Văn là “Ông Việt kiều kỳ lạ.” Bà con thấy ông phục sức tuềnh toàng cũ kỹ, không khác một ông già bán vé số; thấy ông mua bó rau, gói ḿ ăn liền... cho bữa ăn thường nhật; thấy ông đi dép nhựa lẹp xẹp, vào uống cà phê quán cóc vỉa hè... “Việt kiều sao nghèo khổ dzậy?” Dù không hỏi, nhưng tất nhiên bà con đều biết Nguyễn Tiến Văn là Việt kiều. Khi thuê trọ, ông phải đăng kư ở địa phương; chủ nhà cũng phải đăng kư, với giá quy định cho Việt kiều thuê trọ tối thiểu là 3.5 triệu/tháng.

Chúng tôi quen biết Nguyễn Tiến Văn từ trước 30 tháng 4, 1975. Thuở đó Nguyễn Tiến Văn chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sáng, ông biên tập rồi đưa in ấn phát hành những tác phẩm văn học có giá trị, đặc biệt là bản dịch các tác phẩm kinh điển của thế giới. Ông viết những bài về văn hóa, văn tự-ngôn ngữ Việt, đăng tải trên báo chí Sài G̣n.

Sau biến cố 30 tháng 4, Nguyễn Tiến Văn định cư ở Toronto-Canada cùng gia đ́nh. Tại đây, trong khoảng thời gian từ 1994-96, ông thực hiện tờ báo in “Trăm Con,” là nguyệt san văn hóa-xă hội, với tâm t́nh hướng về văn hóa đất Việt.

Nguyễn Tiến Văn ở Sài G̣n đă hơn bốn năm nay, chúng tôi gọi đùa ông là “Việt kiều về luôn.” Là người thân thiết cũ, thường tới thăm Nguyễn Tiến Văn, chúng tôi biết rơ hiện trạng cuộc sống của ông, và phải nói thêm, là sự cảm phục: ông b́nh thản trong cuộc sống đạm bạc. Căn nhà không phải là lớn rộng, nhưng không có đồ đạc vật dụng ǵ để chật chội, ngoài sách chất đầy ở các kệ tre sắp đặt chung quanh vách tường. V́ là nhà cho Việt kiều thuê trọ nên chủ nhà có “trang thiết bị” máy nước nóng ở toa-lét, nhưng Nguyễn Tiến Văn không sử dụng bao giờ. Bếp ga nhỏ để nấu ăn, nồi cơm điện, b́nh đun nước sôi... đặt ngay bên cạnh chỗ ông ngồi. Khách khứa bạn bè th́ ngồi trên chiếc chiếu cói trải giữa nhà. Chúng tôi biết, hiện nay Nguyễn Tiến Văn hoàn toàn tự túc, chi phí cho cuộc sống hàng ngày của ông rất eo hẹp khó khăn.

Một trung tâm ngoại ngữ loại nhỏ tại Sài G̣n mời ông dạy một lớp luyện dịch tiếng Anh, tiền thù lao không tới 1.5 triệu đồng/tháng. Thỉnh thoảng là nhuận bút một bài viết đăng trên báo, khoảng vài trăm ngàn đồng, và họa hoằn một nhà xuất bản ứng trước tiền, một hay hai triệu đồng, đặt ông dịch một cuốn sách. Nhiều bạn thắc mắc, không hiểu sao Nguyễn Tiến Văn, một Việt kiều, lại chọn lựa cuộc sống ở Sài G̣n như vậy? Có bạn đă gặp, người bạn đời của Nguyễn Tiến Văn, từ Canada về Sài G̣n, để đón ông trở lại gia đ́nh, nhưng ông không đồng ư. “Tôi đă làm xong trách nhiệm của tôi với gia đ́nh, bây giờ đă ngoài bảy mươi tuổi, tôi phải được sống cho chính tôi...,” Nguyễn Tiến Văn từng nói với chúng tôi, quan điểm của ông như vậy.

Chúng tôi được biết nhiều hơn về Nguyễn Tiến Văn: ông là người sống tâm huyết với lư tưởng của ḿnh. Nói về thời gian thực hiện nguyệt san “Trăm Con” ở Toronto-Canada, ra được 14 số rồi đ́nh bản, Nguyễn Tiến Văn cho biết: “Ở hải ngoại, tôi thấy ḿnh rất cô đơn. Tôi phải đ́nh bản nguyệt san ‘Trăm Con,’ không phải v́ hết tiền in báo, mà chính là v́ tôi không t́m được những đồng vọng, thậm chí c̣n bị ngộ nhận nữa... Ở Sài G̣n, gặp gỡ trực tiếp người này người khác, những ǵ muốn nói với nhau sẽ dễ nói hơn, để đi đến hiểu biết nhau đích thực, cùng đóng góp cho sự khơi ḍng sinh mệnh văn hóa Việt Nam.”

Chúng tôi không có niềm tin tưởng như Nguyễn Tiến Văn đă tin tưởng, và chợt nhớ tới nhà văn Mỹ, Jerome David Salinger, đă trả lời phỏng vấn của báo chí: Một khi sự thông cảm đă không có sẵn trong ḷng người, th́ những lời những chữ cũng chẳng để làm ǵ. Và Salinger đă sống kín đáo ở một nơi thôn dă, tiếp tục viết mà không ấn hành phổ biến.

Tới thăm Nguyễn Tiến Văn lần nào chúng tôi cũng gặp người thân quen, cả những người không quen biết mà chỉ nghe nói về ông, tới chuyện tṛ thú vị bên tách trà với “ông Việt kiều về luôn,” trên chiếc chiếu cói trải giữa gian chính của căn nhà. Có người học hỏi ông về ngoại ngữ, có người nhờ ông chuyển dịch thơ sang tiếng Pháp tiếng Anh, có người hăng say bàn bạc trao đổi về văn hóa văn nghệ... Nguyễn Tiến Văn đă dịch sang tiếng Anh một số tập thơ, trong đó có tập thơ của Trang Thế Hy, nhà văn-nhà thơ lăo thành, từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp; tập thơ của Lư Đợi, thuộc nhóm Mở Miệng, Sài G̣n. Nhóm Mở Miệng chuyên in vi tính và photocopy các tác phẩm không qua kiểm duyệt của nhà nước.

Biết chúng tôi viết bài cho báo chí ở hải ngoại, khi nhà văn Toan Ánh mất, Nguyễn Tiến Văn hỏi chúng tôi đă viết ǵ về Toan Ánh chưa? “Toan Ánh là người miền Bắc di cư, vào Sài G̣n chuyên viết về phong tục tập quán của đồng bào miền Bắc. Ḿnh không viết ǵ về một người như vậy, th́ ai sẽ viết đây?” Hiển nhiên Nguyễn Tiến Văn muốn nói: không thể trông đợi báo chí nhà nước viết về những nhà văn như Toan Ánh, vốn là Bắc-kỳ-di-cư.

Nguyễn Tiến Văn đang khởi viết về nhà biên khảo văn học Đỗ Long Vân, tác giả Vô Kỵ giữa chúng ta; Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương... Ông nói: “Một nhà biên khảo văn học quan trọng bậc nhất như Đỗ Long Vân, vậy mà ở đây không có ai nhắc nhớ tới, dù chỉ một ḍng chữ.” Có ai, những người cầm bút, báo chí ở Việt Nam hiện nay, nhắc tới Đỗ Long Vân, cũng như nhắc tới Toan Ánh, cũng như nhắc tới bao nhiêu tác giả, nhà thơ nhà văn của miền Nam tự do?

Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe Nguyễn Tiến Văn tỏ lời trách cứ những người cầm bút của nền “văn hóa văn nghệ quốc doanh” như vậy. Nên chúng tôi cũng muốn gọi Nguyễn Tiến Văn là “ông Việt kiều kỳ lạ,” như bà con xóm chùa Linh Bửu-quận 4, nhưng ở khía cạnh khác, không phải ở chuyện ăn mặc. Ông kỳ lạ ở chỗ, đă dư tuổi đời hiểu biết và kinh nghiệm, để thấy ḿnh ḿnh đang ôm giữ một giấc mơ vô vọng.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	125649-VN_ND_NguyenTienVan-400.jpg
Views:	39
Size:	21.9 KB
ID:	254781  
cuopbank_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.