Nhân dịp Tết nói về Đi Lễ Chùa - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhân dịp Tết nói về Đi Lễ Chùa
Có một số phụ huynh cảm thấy băn khoăn về cách ứng xử sao cho “khỏi phải tội” đối với việc con cái đến chùa nhất là trong dịp Tết, thường nhắc nhở:

- Các con đến chùa phải cẩn thận, ăn mặc đàng ḥang, đi đứng từ tốn, không ngó ngang nh́n dọc kẻo phải tội

Thái độ quá thận trọng như thế lâu dần trở thành nỗi ám ảnh, khiến người ta ngần ngại khi tới chùa. Thực tế, kinh Phật đă dạy rơ rằng Đức Phật không phải là Thần Linh ban phúc giáng họa mà Ngài là:

Thiên nhân chi đạo sư
Tứ sanh chi từ phụ...

nghĩa là:

...”...Thày dạy khắp Trời, người,
Cha lành chung bốn loài...”...

Và trong giới tu pháp môn Niệm Phật bên Nhật, có truyền tụng câu chuyện về anh chàng kia, mỗi khi tới chùa là anh nằm lăn ra chánh điện một cách rất thoải mái. Có người trách anh rằng nằm như thế mất trang nghiêm đi, th́ anh bèn trợn mắt lên cự lại:

- Tôi về nhà cha mẹ tôi mà, v́ anh không nhận ra được đây là nhà cha mẹ, nên anh mới cư xử như đến nhà người lạ.

V́ đức Phật là Thày, là cha lành của tất cả các loài như thế, cho nên nếu có Phật tử nào coi đức Phật là Thày, là cha mẹ, khi tới chùa cảm thấy thân thiết như về nhà cha mẹ th́ thật là điều đáng quư, quá quư, không nên để cho Phật tử cảm thấy xa cách với nhà Phật. Nếu Phật tử mà xa cách với nhà Phật th́ các Trưởng tử Như Lai, tức là các vị tu sĩ cũng không thể làm tṛn được ư nguyện hoằng pháp lợi sanh, là lời nguyện khi mới bước vào đường tu.

Thuật ngữ của đạo Phật có từ “gieo duyên”, nghĩa là tạo cơ hội cho người ta tiếp cận với các sinh hoạt của nhà Phật, thí dụ nghe một tiếng niệm Phật, nh́n thấy cuốn kinh, tượng ảnh Phật, nh́n h́nh ảnh người tu hành thanh tịnh, thăm viếng cảnh chùa, cũng là đă gieo vào tàng thức (kho chứa nghiệp thức) của người ta những chủng tử có liên quan đến đạo Phật, sẽ trổ thành quả tu sửa thân tâm theo Phật pháp trong tương lai.

Cho nên nếu chúng ta có được cách ứng xử sao cho mọi người đều thấy thân thiết với sự về chùa, có cảm giác thoải mái như về nhà cha mẹ, lâu không về th́ nhớ, mới đúng với bản hoài của “mười phương Như Lai”

Như chúng ta đă biết, đức Phật là một vị đạo sư chứ không phải là Thần Linh. Lại càng không thể nghĩ rằng Phật là một vị Thần Linh sẽ thưởng cho người này được lên Trời và phạt người kia phải xuống Địa Ngục. Chính đức Phật đă xác nhận rằng Ngài không phải là Thần Linh, không ban phúc giáng họa cho ai. Ngài là Đạo Sư, chỉ cho chúng sinh con đường Giải Thoát, mọi người phải tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi, tự ḿnh làm thuyền bè, làm hải đảo cho chính ḿnh. Nếu theo lời Ngài dạy mà tự tu tự độ th́ sẽ thành đạo quả, thành người Giác Ngộ, thành Phật như Ngài. Muốn biết đường tu, tất nhiên là phải cần đến đạo sư. Chùa chiền chính là nơi những người muốn tu tập t́m về nương tựa.

Thế nhưng bây giờ tại một vài nơi, do vô t́nh mà người ta đang cản trở con đường của chúng sinh muốn về nhà Phật. Một nơi kia, bà nữ tu sĩ có trách nhiệm dạy mấy cô thiếu nữ rằng:

- Các cô phải cột chặt hai ông quần khi lên chánh điện, kẻo mà có ǵ ô uế rớt xuống th́ cửa Địa Ngục mở sẵn.

Mấy cô sợ quá th́ thầm với nhau “không đến chùa th́ chẳng bị xuống địa ngục, đến chùa mà mặc skirt, làm sao cột được đây”. Thế là từ đó họ đâm ra ngần ngại. Họ bảo nhau:

- Tôi sợ đến chùa có ǵ vô ư lại phải tội, chẳng thà không đến th́ chẳng sao. Chỉ Tết nhất hay có đám cầu siêu cầu an mới đến chùa mà thôi.

Than ôi! Một trường học dạy người giác ngộ giải thoát, khai phóng tâm linh, lại đến nỗi trở thành địa điểm mà dân chúng chỉ tới khi có tang ma th́ đáng buồn biết bao.

Truyền thống đạo Phật là mở rộng cửa chùa để cứu nhân độ thế. Kẻ lỡ độ đường, người đói khát đều được nhà chùa cưu mang. Những người đó khi đến chùa, hẳn là không thể ăn mặc chỉnh tề, mà quần manh áo rách cũng được nhà chùa mở ḷng cứu giúp.

Có người nói rằng v́ trong chùa có những tu sĩ trẻ, người khác phái tới ăn mặc hở hang có thể làm cho tâm người tu bị chao đảo.

Xin thưa rằng, nói như thế là coi thường các pháp môn tu tŕ của nhà Phật rồi. Thực tế, nếu tu sĩ có hành tŕ thiền quán, niệm Phật, tŕ chú, vân vân, th́ sẽ tăng trưởng Định Lực, tâm hồn không đến nỗi bị chao đảo khi nh́n thấy người khác phái đâu. C̣n nếu không hành tŕ, để tâm buông lung bay nhẩy, không có Định Lực, mà chỉ giữ Giới qua sự đè nén th́ khi gặp cảnh duyên, sẽ nảy sinh những t́nh huống bất ngờ, do sức bật của sự đè nén tung lên.

Có câu chuyện huyền thoại rằng tại một tu viện trong rừng kia, có hai thày tṛ, ông thày chủ trương cách ly người đệ tử với trần thế để khỏi bị ô nhiễm, nên từ nhỏ đến lớn, ông không cho cậu đệ tử tới nơi phố xá, chợ búa.

Năm đó người đệ tử được 18 tuổi, đến tuổi trưởng thành, ông mới dắt học tṛ ra nơi thị tứ.

Trên đường, cậu học tṛ nh́n cái ǵ cũng thấy lạ, từ con trâu đang cày ruộng, con ḅ kéo xe, con gà vừa chạy vừa kêu quác quác, đều hỏi thầy để biết tên, ông thầy đều dạy cẩn thận. Đến khi xuống chợ, cậu ta gặp một thiếu nữ, bèn hỏi:

- Bạch thày, đây là con ǵ?

Thày dạy:

- Đấy là con cọp chợ, nó dữ lắm, đừng tới gần.

Cậu học tṛ cứ lấm lét nh́n hoài. Trên đường về, cậu đệ tử lặng lẽ âm thầm đi...

Nhưng từ ngày gặp ''cọp chợ'' trở về, cậu ta cứ buồn buồn. Một hôm thày hỏi:

- Sao dạo này con rầu rĩ vậy, con muốn ǵ?

Cậu đệ tử rụt rè:

- Bạch thầy, con muốn gặp con cọp chợ.

Vậy câu chuyện nói lên cái ǵ? Xin thưa rằng chỉ là một câu chuyện huyền thoại thôi, nhưng nó nói lên rằng tu hành là phải chuyển hóa từ trong nội tâm. Nếu chỉ t́m cách tránh né tức là một h́nh thức lấy đá đè cỏ. Cỏ vẫn c̣n sống và sẽ vươn lên rất mạnh khi nhắc ḥn đá ra. Người tu hành nào mà có tu tập theo lời dạy của chư Phật và chư Tổ th́ sẽ không có “cô yếm thắm” nào có thể bỏ bùa.

Trong cuốn Collection of Stone and Sand, tác giả là thiền sư Muju người Nhật ở thế kỷ 13, Paul Reps dịch sang tiếng Anh, có câu chuyện như sau:

“Vào những kỳ đả thiền thất do thiền sư Bankei chủ tŕ, có rất đông thiền sinh từ nhiều miền trên nước Nhật về tham dự.

Tại một trong những kỳ thiền thất như thế, có một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự việc được tŕnh lên thiền sư Bankei với lời đề nghị kẻ phạm pháp phải bị tống xuất. Nhưng thiền sư Bankei bỏ qua. Sau đó, người đệ tử lại tái phạm và bị bắt, và cũng như lần trước, thiền sư Bankei lại bỏ qua.

Sự việc này chọc giận đám đệ tử, khiến cho họ phải làm thỉnh nguyện thư, xin đuổi tên ăn cắp, nếu không cả nhóm sẽ bỏ đi.

Sau khi đọc xong thỉnh nguyện thư, thiền sư Bankei gọi tất cả học tṛ đến trước mặt mà bảo rằng:

- Quí vị là những sư huynh sáng suốt nên quí vị biết phân biệt đúng và sai. Nếu muốn, quí vị có thể đi nơi khác để tham thiền học đạo. Nhưng người sư đệ đáng thương này th́ ngay đến thế nào là đúng, là sai, cũng c̣n không biết. Nếu tôi không dạy hắn th́ ai sẽ dạy? Cho nên tôi sẽ cho hắn ở đây dù tất cả quí vị ra đi.

Trên gương mặt của người sư đệ tội lỗi, nước mắt tuôn ra như thác đổ. Ḷng ham muốn trộm cắp trong khoảnh khắc tiêu tan hoàn toàn”.

Thiền sư Bankei là một bậc thầy chân chính, xứng đáng là đạo sư của nhà Phật. Là bậc thày cao quư, ngài đă hạ bàn tay nhân từ xuống để cứu vớt người lầm lạc, mở lối thoát cho người đệ tử tội lỗi có cơ hội chuyển tâm.

Kinh Hoa Nghiêm nói:

Nếu người muốn biết rơ
Tất cả Phật ba thời
Phải quán pháp giới tính
Tất cả do tâm tạo.

Ba thời là quá khứ, hiện tại và tương lai. “Tất cả do tâm tạo”, mà tâm th́ vô thường, không cố định. Cho nên đối với nhà Phật, dù người nào xấu tới đâu, hoặc ngay đến cả là kẻ cướp, nếu chịu buông dao xuống mà nhất tâm tu hành, th́ cũng thành Phật.







Chỉ có tấm ḷng rộng mở mới chuyển hóa được con người. Nếu cửa chùa luôn rộng mở, không xét nét cách ăn mặc và những chuyện lặt vặt, miễn sao tác phong người đến chùa cũng tương đương với về nhà cha mẹ họ, th́ họ nên được hoan nghênh để mọi người cảm thấy thoải mái khi về chùa.

Nếu không có sự hài ḥa trong giao tế th́ thế hệ sau, khi các cụ không c̣n nữa, con cháu không c̣n phải v́ nể nang cha mẹ mà tới chùa, e rằng cửa chùa sẽ vắng vẻ. Lúc đó chúng ta nghĩ tới câu “bản hoài của mười phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con”, sẽ cảm thấy chua xót biết bao.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 01-16-2020
Reputation: 201047


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,229
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	024_2477818-400.jpg
Views:	0
Size:	36.0 KB
ID:	1515875  
florida80_is_offline
Thanks: 7,294
Thanked 45,888 Times in 12,764 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
anhhaila (01-16-2020)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06525 seconds with 13 queries