VN Nguyên nhân toàn bộ miền Nam sắp chết đói - Page 2 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
Page 2 of 2 1 2
 
Thread Tools
 
Old  vnchcir Nguyên nhân toàn bộ miền Nam sắp chết đói
Vài năm tới miền Tây sẽ càng khó khăn hơn vs dự án kênh đào Phù Nam Techo của Cambodia. Được khởi công cuối năm nay. Nước Mekong sẽ được dẫn xuống biển Kampot. Lượng nước đổ xuống Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ ít đi. Ít phù sa và mặn nhiều hơn.
LinhHo


Việc Trung Quốc giúp Campuchia đào kênh funan techno dài 180km như một con sông nhân tạo nhằm 2 mục đích đó là phát triển kinh tế Campuchia và ngăn ḍng nước Mê kông đổ về Việt Nam sau khi Trung Quốc giúp Lào và Campuchia xây dựng nhiều thủy điện trên Mê kông đă làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và phù sa đổ về vựa lúa của Việt Nam. Nguy cơ nước biển xâm thực làm hại toàn bộ nền nông nghiệp và kinh tế Việt Nam cùng với động thái xâm lấn Vịnh Bắc Bộ và kiểm soát, lấn chiếm Biển Đông cùng các đảo, đá, thềm lục địa Việt Nam thể hiện rơ mưu đồ của Trung Quốc kiềm chế, phá hoại Việt Nam, thuần phục Việt Nam theo quỹ đạo của Trung Quốc...

Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation) được xác định là công ty thực hiện nghiên cứu khả thi và cũng là công ty đầu tư vào siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.
Xét về tầm ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), có thể thấy Lào và Campuchia là hai nước trong khu vực hạ lưu sông Mekong "nhiệt t́nh đón nhận" các dự án BRI nhất, hơn là Việt Nam.
Gần đây, căn cứ hải quân Ream ở Campuchia cũng làm dấy lên quan ngại gia tăng về khả năng Trung Quốc tài trợ cho căn cứ này.
Mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Trung Quốc và Campuchia đang tạo một thách thức ngày càng lớn cho Việt Nam.

Tháng 5-2023, Vương quốc Cambodia có hai sự kiện quan trọng. Một đàng tổ chức Sea Games rất ŕnh rang. Một đàng th́ chính phủ lặng lẽ hơn chuẩn thuận dự án Funan Techo Canal (Kênh đào Đế chế Phù Nam).
Thật ra dự án đă được âm thầm chuẩn bị từ nhiều năm trước trong khuôn khổ Vành đai con đường (Nhất đới nhất lộ) của Trung Quốc, mà chỉ đến ngày 3-3-2023 mới có những thông tin công khai đầu tiên về việc lập nghiên cứu khả thi. Ảnh lấy từ trang Twitter cá nhân của học giả người Campuchia Chhengpor Aun thuộc Học viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược (IISS) có trụ sở chính tại London.
Tháng 8-2023, chính phủ Campuchia mới gửi thư cho Ủy hội sông Mekong (MRC). Tháng 8 và tháng 9 mới có những bài báo đầu tiên về tác động của ḍng kênh này. Các báo tiếng Việt lề phải đăng rất sơ lược.
Măi đến hôm 18-10 vừa rồi, nhân khai mạc Diễn đàn Vành đai con đường tại Bắc Kinh, tân Thủ tướng Hun Manet mới kư tám bản ghi nhớ (MOU) về các dự án hạ tầng do Trung Quốc đầu tư, trong đó có dự án Funan Techo Canal.
Phù Nam là tên gọi một quốc gia cổ đại đă tồn tại trong vùng Đông Nam Á, từ trước Công nguyên, với di tích cảng Óc Eo ở tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là nơi trao đổi từ Trung Hoa xuống và từ Địa Trung Hải qua. Vương quốc cổ này chỉ tồn tại đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, sau bị Chân Lạp và đế quốc Khmer thay thế…
Hệ thống đường thủy “Funan Techo Canal” đă được xây dựng và vận hành từ Triều đại Đế chế Funan - Khmer có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Dự án mới nhằm phục hồi và cải thiện giao thông đường thủy trong nội địa. Kịch bản được Campuchia – Trung Quốc nói chỉ cần đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD, nhưng trên thực tế có thể tiêu tốn đến 30 tỷ USD. Đây có thể cái bẫy nợ mà Campuchia có thể mắc phải và Việt Nam với tư cách là nước hạ nguồn sông Mekong có thể liên đới chịu hậu quả gián tiếp và trực tiếp từ dự án kênh đào mới.
Tờ Khmer Times mô tả rằng kênh nhân tạo sẽ dài 180 km và sẽ nối Prek Takeo với Prek Ta Ek và Prek Ta Hing của hệ thống sông Hậu và vào tỉnh Kep. Sau khi hoàn thành, con kênh sẽ đi qua Kandal, Takeo và Kampot và lắp đặt ba cống hoặc âu thuyền (theo kế hoạch hiện tại, những cống này sẽ được bổ sung bên ngoài Phnom Penh, ở Takeo và tại Kep), cũng như 11 cây cầu, và bổ sung 208 km đường cao tốc dọc hai bên con kênh được xem là “Đại Vận Hà” của Campuchia.
Kênh sẽ rộng 100m ở thượng nguồn và 80m ở hạ lưu và có độ sâu 5,4m. Sẽ có hai làn đường vận chuyển để cho phép các tàu thuyền có thể di chuyển an toàn theo các hướng ngược nhau cùng một lúc. Trong khu vực bị ảnh hưởng, ước tính có tổng dân số là 1,6 triệu người sống ở cả hai bên đường thủy.
Dự án dự kiến sẽ gấp rút hoàn thành vào năm 2027 và vận hành từ năm 2028.
Campuchia đang thiếu đường sông trực tiếp thông ra biển và đang phụ thuộc vào hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của Việt Nam. V́ vậy mục tiêu của dự án này là khơi luồng cho tàu bè từ biển Kep - Kampot tới Phnom Penh. Từ hướng đó th́ Funan Techo Canal chạy song song với kinh Vĩnh Tế bên phía Việt Nam.
Tiến sỹ Brian Eyler thuộc Stimson Center ở Mỹ nói rằng dự án là “chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL”. Một số chuyên gia tính toán Việt Nam sẽ mất khoảng 70-80 triệu m3 nước mỗi năm. Nhưng kỹ sư Phạm Phan Long, P.E. Giám đốc điều hành Việt Ecology Foundation, nói rằng lượng nước sẽ lớn hơn nhiều. Ông nhận định rằng rằng Campuchia có thể đơn phương bơm nước từ 180km con kênh này để tưới cho khắp vùng châu thổ bốn tỉnh từ Takeo xuống tới Kep trước khi đổ ra Vịnh Thái Lan. Và như vậy th́ lưu lượng nước lấy từ con sông Mekong và con sông phụ lưu Bassac không phải chỉ 113 triệu m3 mỗi năm mà sẽ nhiều lần lớn hơn và Việt Nam ở cuối nguồn không thể nào lường trước được.
Thời điểm này là thế khó và nhạy cảm của Việt Nam và cả Campuchia. Và ngay cả nước chủ nhà, có những tác động môi trường và thiệt hại kinh tế xă hội mà Campuchia chưa tính trước như Biển Hồ có thể mở rộng diện tích gấp năm lần vào mùa mưa, nhưng sẽ teo lại nhiều hơn so với trước vào mùa khô, vựa lúa Takeo có thể giảm sản lượng và phẩm cấp…
Các vấn đề của Việt Nam ngày càng trầm trọng.
Thiếu nước tưới, hạn mặn xâm nhập, an ninh lương thực, các ư đồ phát triển logistics cho ĐBSCL có thể phải thay đổi, Hà Tiên và Phú Quốc sẽ trở thành tiền tuyến mới trong công cuộc canh chừng Trung Quốc, nhất là khi xứ chùa tháp có thể phá sản với dự án 30 tỷ USD và phải gán nợ kênh Phù Nam cho Trung Quốc…

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 74864


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,998
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VBF2024-04-11-1.jpg
Views:	0
Size:	125.6 KB
ID:	2359446  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,954
Thanked 15,560 Times in 6,667 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
8 tàng (2 Weeks Ago), anhtu1965 (1 Week Ago)
Old 2 Weeks Ago   #21
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,998
Thanks: 24,954
Thanked 15,560 Times in 6,667 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Nguyễn Huy Cường: Đời cha bán gạo, đời con khát nước
(Bài tiếp theo về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long)
Nếu bây giờ tập trung truy t́m nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long th́ thật dễ dàng t́m ra vài lư do vừa thực, vừa mơ hồ, như: Do biến đổi khí hậu. Do biến động ở thượng nguồn sông Mê Kông. Do ư thức người dân trong việc sử dụng nước v.v...
Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện, đó là chính sách “An ninh lương thực” (ANLT) được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.
Bài viết hôm nay sẽ làm sâu sắc vấn đề này.
Để dễ h́nh dung, ta hăy tưởng tượng đến một vùng nhỏ hơn, là một huyện. Huyện này mỗi năm tiêu dùng hết 100 tấn lương thực. (Tôi giả định nên làm tṛn số cho dễ h́nh dung).
Để tạo được an ninh lương thực, huyện phải sản xuất ra 150 tấn. Nếu mất mùa, sẽ đủ ăn qua một vụ. Là đủ. Nếu để huyện này phải "bao" ANLT cho một… tỉnh, phải sản xuất ra 200 tấn. Tạm hiểu là gấp hai lần mức tiệu thụ cho dân huyện này.
Trở lại vấn đề sản xuất lương thực và tiêu dùng lương thực ở ĐBSCL. Sản xuất lương thực của vùng ĐBSCL chiếm 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, b́nh quân lương thực có hạt theo đầu người ở đây là 1.360 kg/ năm.
Nên biết, về đại thể, mỗi người dân một năm chỉ tiêu thụ hết 150 kg gạo là cao, c̣n ở vùng đô thị chỉ 50 kg, đă dư. B́nh quân theo tính toán của một nhà chuyên môn là khoảng 8 kg/ tháng. Như vậy, lượng lương thực ĐBSCL nếu để đáp ứng an ANLT cho họ rồi c̣n dư khoảng 1.250 kg mỗi đầu người!
Khi vươn rộng ra hai chữ “quốc gia” th́ hơi khác. Thử xem xét, nếu vùng này khó khăn, chỉ sản xuất ra một nửa số thóc trên, tức khoảng 650 kg, ăn hết 150 kg, vẫn dư ra nửa tấn, th́ sao? Th́ mười bảy trịêu dân ĐBSCL vẫn “nuôi” được một dân số gấp hơn ba lần dân vùng này, là khoảng 50 triệu người. Số c̣n lại làm lấy mà ăn chứ!? Làm lấy mà giữ ǵn ANLT chứ?
Số 45 tỉnh c̣n lại, trong đó nhiều tỉnh có diện tích nông nghiệp khá lớn như Thái B́nh, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương v.v… họ cùng gánh vác với Đồng Bằng Nam bộ này chứ!?
Xin ngó sang một đại lượng khác để thấy câu chuyện này thực ra đă vượt ra khỏi mấy chữ cao quư “An ninh lương thực”. Đó là xuất khẩu gạo. Việt Nam mười năm nay thường “Nhất thế giới, nh́ thế giới” về xuất khẩu gạo!
Nghe rất hào hứng. Nghe rất lạc quan. Nó vượt ra ngoài cái "ngưỡng" giữ ǵn ANLT rồi. Nhưng...
Cần biết số tiền xuất khẩu 4-5 triệu tấn lương thực mỗi năm ít ư nghĩa về năng lực tài chính lắm. Nêu để so sánh cụ thể, nó chưa bằng số tiền ta nhập phân hóa học, nhập các chất tiền chế để sản xuất phân hoá học, thuốc trừ sâu và mua thức ăn gia súc mỗi năm của Thái Lan đâu!
Ấy là nói chuyện với kiểu “sông bằng nước phẳng” chứ nếu so với số tiền thất thoát từ vụ Trương Mỹ Lan th́ số tiền bán 4-5 triệu tấn này “Không là cái đinh ǵ”, theo cách nói của các cháu tuổi teen.
Cần nói thêm là, như năm 2023, thu được 4,8 tỷ USD từ tiền bán gạo. Ta thường tưởng “tiền bán gạo” là lợi nhuận nhưng đó là nói đại thể. Nếu nh́n sâu số tiền xem như “lăi” thực của hai giới, giới Doanh nghiệp buôn bán gạo không hơn 500 triệu USD; giới nông dân trồng lúa, ít hơn nhiều.
Vậy th́ số tiền c̣n lại trong 4,8 tỷ USD kia đi đâu? Đó là nội dung cốt lơi trong bài hôm nay. Đó là tiền công lao động thủ công, tiền "bao" cả những vụ mất mùa, sâu bệnh, tiền mua phân hóa học vân vân.
Và tiền bán… nước.
Tôi đă bám rất sâu đề tài này (cùng với Đỗ Hồng Cường, Voọc Hành và các nhà khoa học) từ nhiều năm nay và không khó để nhận thấy: Để đáp ứng chủ trương “tăng một triệu tấn lương thực” ở vùng ĐBSCL, ta đă bắt đầu bằng cái nh́n dễ dăi theo kiểu ngạn ngữ xứ bắc nói “Càng bở càng đào”.
Ai đó cảm thấy muốn thêm một triệu hay ba triệu tấn gạo ở vùng này dễ như bỡn. Việc đầu tiên là đắp đê ép ḍng sông hẹp lại, đồng ruộng rộng ra để có đất theo … chủ trương.
Có rất nhiều hệ quả xă hội khác mà trong bài này tôi chỉ kể thêm một nét.
Trước chủ trương này hệ sinh thái nước vùng này phong phú vô cùng, sản lượng cũng rất lớn.
Một bác nông dân đi thả lưới ba giờ về, đổ ra sân một đống tôm cá, vợ con ngồi lựa vài giờ chưa hết. Số tôm cá ngon đem bán (Thu nhập cao hơn thóc lúa nhiều) số phụ phẩm c̣n lại làm mắm, chăn nuôi, thu nhập gia đ́nh rất vững.
Từ ngày đắp đê, sông hẹp lại, tôm cá giảm xuống 20 lần so với trước, cuộc sống khó khăn hơn và con em họ lên thành phố ly hương để bán hương ngày càng nhiều.
Nước: Vấn đề lớn nhất hiện nay là nước. Khi chưa đắp đê, chưa đuổi mặt nước đi chơi chỗ khác, th́ hai cánh đồng lớn nằm bên sông Tiền, sông Hậu có tư cách là hai hồ chứa nước ngọt khổng lồ. Nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về chỉ hai ba trận mưa cuối mùa, mưa đầu mùa khô là lấp đầy hai cái siêu hồ này.
Lượng nước này tồn lại “gối đầu” đủ cho dân sinh sống đến mùa mưa năm sau. Lượng nước này cũng đủ cho nguồn thuỷ hải sản, bảo đảm cuộc sống người dân khá vững vàng. Nhưng, điều tuyệt vời nhất là lượng nước này đủ để tạo sức ngăn chặn nước mặn từ biển xâm thực vào đồng bằng này.
Đó là sứ mệnh lịch sử, là giá trị không thể tính bằng USD của hai túi nước, hai “siêu hồ chứa” nói trên. Khi ta từ chối nguồn lợi này th́ một là liều, hai là chưa… tính đến.
Tôi nghĩ, những tác giả của cú “Tăng một triệu tấn lương thực” dù là cấp nào, dù có học hàm học vị nào nhưng không thể thấu được nội dung này, không thấy được hiện t́nh hôm nay chính là cái “Quả” của cái “Nhân" có tên “tăng 1 triệu tấn” khi xưa.
Hiện nay, song hành với hiện tượng này c̣n có vùng café vĩ đại trên Tây Nguyên. Mùa khô người ta hút hàng tỷ mét khối nước từ độ sâu vài chục mét để có lượng café hiện nay, có lúc vươn lên hàng hai thế giới!
Người đời nói “bể dâu” nhưng với cung cách làm ăn này từ nương cà phê Tây Nguyên có chung nguy cơ thiếu nước với vùng ĐBSCL là hiển hiện. Dâu sẽ thành bể, bể cạn.
Viết bài này, tôi thề là không phê phán ai, mà chỉ CHỈ RA cái các cụ nói là “thái quá bất cập” mà thôi.
Thấy, để hiểu ra, không đổ vấy cho trời cho đất. Thấy để sau này, muốn xây dựng chính sách, làm ơn đi ra ngoài pḥng máy lạnh, đến nơi cần thấy.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 2 Days Ago   #22
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,998
Thanks: 24,954
Thanked 15,560 Times in 6,667 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Song Chi: Không phải chỉ tham và dốt, mà là cố t́nh phá hoại
Lãnh đạo Sài Gòn tham, dốt nên chặt bỏ những hàng cây rợp bóng mát khiến Sài Gòn đã nóng càng thêm nóng, hay đây chỉ là một trong những sự cố tình phá hoại thành phố này?
Vì như nhiều người cũng nhận xét, trước kia tại những con đường có bóng mát việc kinh doanh cũng sầm uất hơn, người đi lại nhộn nhịp hơn, khách du lịch cũng thích thú đi dạo. Còn bây giờ, ngay cả những đại lộ khu trung tâm như Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng… cứ vào những giờ nắng lên cao là vắng ngắt.
Về kinh tế thì xem Sài Gòn như con bò để vắt sữa, làm ra bao nhiêu tiền phải đóng vào ngân sách tới 82% rồi 79% (trong khi có những thành phố chả đóng góp hoặc đóng góp rất ít vào ngân sách quốc gia thì tối ngày xây cổng chào, tượng đài tiền tỷ để “ăn”); hạ tầng cơ sở thì không xây dựng, không những thế còn phá. Phá nát tất cả những gì thuộc Sài Gòn xưa, từ kiến trúc cũ, những địa điểm, địa danh lịch sử cho tới phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt cũng bị biến thành phi trường nội địa, rồi những hàng cây rợp bóng mát một thời lãng mạn của Sài Gòn… Không phải cố tình phá hoại thì là gì?
Cộng sản ở đâu cũng tâm địa nhỏ nhen giống nhau. Cứ nhìn Hong Kong, từ một làng chài nghèo qua tay người Anh đã trở thành một trung tâm tài chính thương mại quốc tế, một thành phố tự do, dân chủ, văn minh, hiện đại, âm nhạc, phim ảnh gì cũng đều phát triển (thập niên 50, 60, 70, 80 của thế kỷ trước các nước láng giềng trong đó có Việt Nam đều mê phim Hong Kong, diễn viên tài tử ca sĩ Hong Kong, hồi đó phim Hàn, nhạc Hàn làm gì đã “xuất hiện” đình đám như bây giờ). Vậy mà, chỉ về với “đất mẹ” chưa tới 3 thập niên, toàn bộ sự tự do dân chủ của Hong Kong bị triệt tiêu, Hong Kong xuống về mọi mặt, bởi vì sau khi học hỏi những cái hay của Hong Kong một thời gian là Bắc Kinh siết lại, và chỉ tập trung đầu tư cho những thành phố lớn của đại lục như Thượng Hải, Thẩm Quyến…
Không chỉ Sài Gòn, miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long từng một thời trù phú, làm chơi ăn thật, không bao giờ biết đến hạn hán là cái gì, người nông dân Nam Bộ thông minh biết thuận theo thiên nhiên, mùa nào thì trồng cây gì, nuôi con gì. Vào tay các lãnh đạo duy ý chí, dốt nát, đem những bài học xử lý đê điều các thứ của vùng đồng bằng sông Hồng áp dụng vào miền Tây, làm đảo lộn hệ sinh thái sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long gây bao nhiêu thiệt hại, hạn hán ngập mặn bắt đầu xảy ra, cộng thêm việc Trung Cộng, Lào, Campuchia xây các đập thủy điện gây tác hại thêm mà không thấy Việt Nam có những động thái mạnh mẽ gì hoặc lo có kế hoạch đối phó; đến vụ kênh đào Funan Techo đã rập rình từ mấy năm nay rồi bây giờ mới thấy Việt Nam bắt đầu chính thức lên tiếng, liệu có quá trễ?
Quan chức lãnh đạo từ trên xuống dưới chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham, rồi lo đánh nhau giành ghế, có quan tâm đến chuyện gì khác đâu?
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Reply
Page 2 of 2 1 2

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05219 seconds with 13 queries