Chuyện t́nh nửa thế kỷ của “ông điếc - bà mù” lênh đênh bên bờ sông Hồng - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chuyện t́nh nửa thế kỷ của “ông điếc - bà mù” lênh đênh bên bờ sông Hồng
Đây quả là “Vợ nhặt” đời thực. “Thương em nhạt phấn hoa đào/ Đèn khuya hắt bóng xanh xao mộng đời/ Nụ cười thắm nở vành môi/ Nhân duyên là lẽ mây trời nước sông”, ông Thành dùng cái tứ thơ đó để kể về chuyện t́nh cảm với người “vợ nhặt” đă chung sống ḿnh suốt hơn nửa thế kỷ.

Chuyện t́nh của “ông điếc - bà mù” bên bờ sông Hồng

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 2km, dọc theo lối xuống từ chân cầu Long Biên, chúng tôi hỏi thăm tới căn nhà phao của ông Nguyễn Văn Thành (88 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thuỷ (87 tuổi).

Lênh đênh bên bờ sông Hồng, căn nhà của ông bà Thành - Thuỷ nằm trong khu vực của CLB TDTT cựu chiến binh sông Hồng. Sau những ngày mưa phùn nồm ẩm, Hà Nội có một ngày nắng đẹp. Chúng tôi t́m tới và bắt gặp ông Thành đang phơi chỗ quần áo chưa khô từ mấy hôm trước và chiếc chiếu cói mà ông bảo “cất từ Tết tới giờ, sợ hỏng”.

Chúng tôi đánh tiếng từ trên bờ nhưng không nhận được phản hồi từ ông Thành. Chỉ thấy ông nở một nụ cười thật tươi trên gương mặt phúc hậu tṛn trĩnh, để lộ hàm răng đă móm quá nửa.

Phía trong nhà, tiếng người phụ nữ lớn tuổi hét lớn: “Ông ơi, có ai đến ḱa. Chào ông mà ông không nghe à”. Liền đó, ông mời chúng tôi vào căn nhà đang dập dềnh theo từng đợt sóng mà tàu thuyền tạo ra mỗi lần đi ngang qua.

“Ông nhà tôi điếc, chả nghe thấy ǵ. Tôi th́ mù, chỉ có ở trong này. Ấm ớ gặp ậm ờ, chả biết đường nào mà lần”, bà Thuỷ cười lớn và nói.

Căn nhà của ông Thành bà Thuỷ được đóng bằng những miếng gỗ, lợp mái tôn, phía dưới là những chiếc thùng phi để giúp căn nhà nổi trên mặt nước.

Căn nhà chật hẹp chỉ khoảng 15m3 nhưng rất mực gọn gàng, sạch sẽ. Đồ xin được, ông Thành đều mang về lau rửa sạch sẽ, sắp xếp hợp lư trong nhà.

“Một năm nay, nhà tôi chắc khá nhất khu xóm Phao này rồi đấy. Nhiều người biết, quư mến, tới thăm rồi giúp đỡ, chúng tôi cũng đỡ vất vả”, ông Thành tự hào kể.

Ông rót nước mời khách rồi cầm cuốn sách dày cộp đang đọc dở trên sàn xếp ngăn nắp cùng mấy cuốn sách vở khác ở đầu giường.

“Tôi đang đọc sách, thơ Phật cho bà ấy nghe”, ông Thành bảo.

Một điều bất ngờ với chúng tôi v́ ông Thành cho biết, cả đời hai vợ chồng ông sống bằng nghề nhặt rác, ve chai ở đường, ông không được đi học và biết đọc chữ từ việc “học lỏm”.

Điều bất ngờ hơn, ông c̣n làm tới cả trăm bài thơ đủ các thể từ lục bát tới ngũ ngôn, Đường luật. Từ những bất ngờ ấy, tôi hỏi ông Thành đă bao giờ viết thơ tặng bà Thuỷ chưa.

Ông liền đọc: “Xưa kia tôi mới gặp bà/ Tuổi đời c̣n trẻ, tóc là c̣n xanh/ Gọi nhau một tiếng em anh/ Tỉ tê tâm sự trở thành t́nh yêu….”.

Đó cũng là cách ông mở đầu câu chuyện về t́nh yêu của hai ông bà. Hơn 50 năm trước, ông Thành là một chàng trai mồ côi quê Thanh Hoá, ra Hà Nội nhặt rác để mưu sinh sống qua ngày.



Ông Thành xăm lên cánh tay con số 26-9/69. Đó là ngày chính thức hai ông bà về sống với nhau. Ảnh: Phạm Thứ

Ngày 26/9/1969, khoảnh khắc định mệnh mà có lẽ cả đời ông Thành chẳng bao giờ muốn quên. Đó là ngày mà hai ông bà gặp nhau, đều trong bộ dạng rách rưới tả tơi. Câu chuyện “Vợ nhặt” ngoài đời thực của ông Thành bà Thuỷ, giống như Tràng và thị trong tác phẩm văn học của Kim Dung bắt đầu.

Ông Thành hồi tưởng: “Thời điểm đó, cả hai chúng tôi đều mặc cái bộ quần áo rách. Tôi thấy bà ấy đang nhặt gạo vào ống bơ ở sau nhà ga nên ra thăm hỏi. Biết được cô gái này quê Thái B́nh và có hoàn cảnh tương đồng nên mới ngỏ lời bảo bà ấy về ở chung, có rau cháo ǵ ăn nấy, lúc ốm đau th́ có người mà nương”.

Bà Thuỷ ngồi bên cạnh cụng đầu vào ông Thành và bộc bạch: “Cụng đầu nhau cái là xong rồi. Hai ông bà đi nhặt rác cùng nhau đến với nhau thôi, chả cưới xin ǵ cả. Về với nhau để khỏi phải giành rác với nhau (cười lớn)”.
“Vợ nhặt” đời thực: Chuyện t́nh nửa thế kỷ của “ông điếc - bà mù” lênh đênh bên bờ



Ông Thành biết chữ từ "học lỏm" nhưng có năng khiếu viết thơ rất hay và cảm động, đặc biệt là những bài thơ về mẹ. Ảnh: Phạm Thứ.

Ông Thành khoe một bài thơ khác, không phải do ông viết nhưng bao quát được toàn bộ về cuộc đời hai ông bà do vị khách tới thăm viết lưu bút tặng: “Thương em nhạt phấn hoa đào/ Đèn khuya hắt bóng xanh xao mộng đời/ Nụ cười thắm nở vành môi/ Nhân duyên là lẽ mây trời nước sông”.

“Thuở ấy mà được đi học th́ cuộc sống bây giờ đă hơn khối”, ông Thành chia sẻ.

Nói rồi ông cầm giấy bút ngồi phía cửa sổ viết tiếp mấy ḍng thơ ông đang viết dở.
Chuyện t́nh đẹp: Cuộc sống nghèo khó nhưng đầy ắp tiếng cười

Đă là năm thứ 55 kể từ ngày ông Thành bà Thuỷ về nương tựa sống với nhau. Cuộc sống có thể bữa đói, bữa no; những đắng cay ngọt bùi cũng nếm đủ cả.

Bữa cơm hằng ngày của cặp vợ chồng già chỉ quanh quẩn nồi cơm trắng thổi xoong gang bằng lửa bếp ga, đĩa rau luộc và bát mắm ớt. Hoặc bữa th́ ḿ tôm trộn nhộng tằm, hiếm lắm có bữa cơm nào có thịt. Ông Thành bảo có khi ăn uống đạm bạc thế mà ít bệnh.

Nhưng cũng không hẳn là vậy, bởi nước sinh hoạt dùng trong ăn uống, tắm giặt và rửa chén bát đều được… múc lên từ sông Hồng.

“Năm 2017, tôi bị hỏng đôi mắt. Chả biết lúc ấy làm sao mà tai ông cũng bị nặng. Nói chuyện với ông cứ phải hét lên, bây giờ th́ đủ sức chứ mấy nữa không c̣n sức không biết đường nào. Lắm lúc tôi cũng trách ông giời sao mà khổ thế, nhưng rồi lại cũng chấp nhận. Bây giờ th́ tôi cảm thấy may mắn, v́ ông sức khỏe tốt, ít ốm đau. Thương ông vất vả, phải lo hết mọi thứ. Có mấy hôm ông ốm mà phải cố lết dậy cơm nước, không th́ cả hai đều nhịn…”, bà Thuỷ nghẹn nào.

Hằng ngày, ông Thành lang thang trên các phố phường với chiếc xe đạp để nhặt rác từ khoảng 20h tới 1-2h sáng hôm sau, có hôm th́ tới sáng mới về. Ngày nhiều th́ 40-50 ngh́n đồng, ít th́ chỉ được 10-20 ngh́n đồng.

Mỗi lần ông Thành đi đều phải đóng kín các cửa để đề pḥng bà Thuỷ không thấy đường mà ngă xuống sông. Bà Thuỷ ở nhà cũng chẳng yên tâm, sợ cái tai ông lăng, c̣i xe chẳng nghe thấy rồi không may bị tai nạn.

Trước đây, ông Thành cũng từng có thời gian “cướp cơm của hà bá”, đó là công việc vớt người chết. Cũng có cả những lần ông Thành cứu sống được những người tự tử.

Vợ chồng ông Thành sống chan hoà, dễ mến nên hằng ngày có khá nhiều người ra băi sông để ghé thăm căn nhà của vợ chồng ông. Từ độ nhiều người biết tới, cuộc sống ông bà cũng khá hơn một chút v́ nay người này cho cái này, mai cho cái kia. Đồ dùng tiện nghi cũng gần đầy đủ cả. Có điều, thỉnh thoảng đồ dùng trong nhà ông bà bị người ta lấy trộm mất.

Đôi vợ chồng kể về cuộc đời lang thang, trôi nổi của ḿnh mà thản nhiên cười ha hả. Thi thoảng, hai ông bà lại thay phiên nhau rít hơi thuốc lào. Cách đôi vợ chồng già b́nh thản đón nhận những điều không như ư khiến cuộc sống của họ trở nên nhẹ bẫng. Giống như căn nhà phao của họ cứ dập dềnh trước những đợt sóng gió, vẫn lênh đênh bên bờ sông Hồng.

“Chỉ mong làm sao có sức khỏe, vợ chồng nương tựa nhau mà sống. Tôi làm sao th́ cả nhà khổ. Có lần bị người ta hiểu nhầm, phải ở trại trên Ba V́ tận 4 tháng. Phải giải thích biết bao lần là c̣n vợ mù ở nhà không ai chăm sóc, họ mới cho về. Lần ấy đến khổ”, ông Thành rưng rưng kể lại.

Ông Nguyễn Đăng Được (người được dân xóm Phao phong là trưởng xóm) cho biết: "So với các hộ gia đ́nh khác ở xóm phao, cuộc sống hiện tại của ông Thành và bà Thuỷ dường như tốt hơn. Ông bà ấy dễ mến, nên được mọi người thường xuyên ghé chơi và giúp đỡ. Ông Thành dù tuổi cao nhưng sức khoẻ vẫn tốt và tháo vát. Mọi sinh hoạt rồi sửa nhà sửa cửa một ḿnh ông ấy lo hết. Tôi biết 2 ông bà ấy hơn 20 năm nay từ hồi bà Thuỷ c̣n khoẻ, 2 ông bà vẫn thường xuyên cùng nhau đi nhặt rác, nhưng chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay bất hoà ǵ với ai cả".

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 4 Weeks Ago
Reputation: 35345


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,180
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	521.jpg
Views:	0
Size:	148.9 KB
ID:	2351431   Click image for larger version

Name:	522.jpg
Views:	0
Size:	166.7 KB
ID:	2351432   Click image for larger version

Name:	523.jpg
Views:	0
Size:	187.8 KB
ID:	2351433  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,207 Times in 6,384 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07866 seconds with 15 queries