Khí đốt: Châu Âu khổ công t́m kế phá ṿng lệ thuộc Nga - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Khí đốt: Châu Âu khổ công t́m kế phá ṿng lệ thuộc Nga
Làm thế nào để tự chủ hơn về khí đốt và bớt bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp từ Nga ? Một trong những giải pháp đang được Liên Hiệp Châu Âu đẩy mạnh là "Tuyến ống dẫn khí Xuyên biển Adriatic" gọi tắt là TAP (Trans-Adriatic Pipeline), chuyển khí đốt của Cộng ḥa Trung Á Azerbaijan từ vùng biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ đến miền Nam nước Ư, xuyên qua miền Bắc Hy Lạp, Albania và biển Adriatic.

Trạm trung chuyển khí đốt từ Nga sang Tây Âu qua ngả Ukraina tại Velke Kapusany (Slovakia)REUTERS/Radovan Stoklasa

Thủ tướng Ư, nước hiện là chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, ông Matteo Renzi, đă ghé thăm Azerbaijan hôm 20/09/2014 để tiếp tục thảo luận về đề án Tuyến ống dẫn khí Xuyên biển Adriatic. Đây là phương án đă được đèn xanh, nhưng công cuộc xây dựng vẫn chưa bắt đầu, và sớm nhất th́ phải chờ măi đến năm 2019, Châu Âu mới có thể được cung cấp khí đốt qua ngă này.

Đối với ông Pierre Terzian, chủ nhiệm chuyên san Pétrostratégies (Chiến lược dầu hỏa), kể cả khi được hoàn tất, do công suất rất hạn chế, TAP vẫn chưa thể giúp Liên Hiệp Châu Âu giảm được đáng kể mức lệ thuộc vào khí đốt của Nga.

Sau đây là bài phỏng vấn chuyên gia Pierre Terzian dành cho RFI.

RFI :
Khủng hoảng Ukraina đă nêu bật trở lại sự lệ thuộc của Châu Âu vào nguồn năng lượng đến từ Nga. Khí đốt do Nga cung cấp hiện được chuyển đến Châu Âu qua các đường ống dẫn khí nào ?

Pierre Terzian : Từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, toàn bộ khí đốt từ Nga chuyển đến châu Âu đều đi qua ngă Ukraina. Trước đó, khi Liên Xô c̣n tồn tại, hoàn toàn không có vấn đề ǵ, nhưng khi Ukraina trở thành độc lập, các bên đă phải có một số dàn xếp.

Một vài năm sau đó, Ukraina bắt đầu gây khó khăn cho việc trung chuyển khí đốt, buộc Nga và Châu Âu phải tính đến việc xây dựng các đường ống dẫn khí mới, không đi ngang Ukraina, để khỏi phải lệ thuộc vào một tuyến duy nhất là qua ngă Ukraina, bởi v́ khí đốt của Nga đă và vẫn chiếm 30% lượng khí đốt tiêu thụ ở Châu Âu.

Châu Âu và Nga trước hết đă xây dựng một đường ống dẫn khí đi qua Ba Lan. Sau đó, họ thiết lập một đường ống khác dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ. Và bước thứ ba là xây dựng một đường ống dẫn đi qua biển Baltic để chuyển khí đốt trực tiếp từ miền bắc nước Nga sang Đức.

Đề án mới nhất không đi qua Ukraina mang tên South Stream - vốn cho phép tránh hẳn t́nh trạng trung chuyển qua Ukraina - hiện đang gặp vấn đề : Dự án này đă bị chặn lại từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraina vào tháng Hai vừa qua.

Tóm lại, ngay khi giành lại được độc lập, Ukraina đă có thế độc quyền trong việc cho khí đốt Nga quá cảnh để sang Châu Âu. Thế độc quyền này đang trên đà bị xóa bỏ hoàn toàn do các vấn đề nẩy sinh với Nga. Ukraina hiện không c̣n khả năng mua khí đốt của Nga do t́nh h́nh kinh tế gần như bị phá sản của ḿnh.

RFI : Đường ống dẫn khí Xuyên biển Adriatic phải chuyển khí đốt từ Azerbaijan đến Ư. Liệu đây có phải là một phương cách tốt nhất để tránh nhập khẩu khí đốt của Nga hay không ?

Pierre Terzian : Đây là chỉ là một biện pháp có tác dụng rất nhỏ bởi v́ sẽ chỉ có khoảng 10 tỷ m3 khí đốt từ Thổ Nhĩ Kỳ đi vào Châu Âu. Một khối lượng quá ít so với mức tiêu thụ của Châu Âu, hiện đă vượt quá 450 tỷ m3 và sẽ lên đến 500 tỷ. Để so sánh, lượng khí đốt nhập từ Nga là 150 tỷ m3.

Lư do Châu Âu chọn tuyến đường đưa khí đốt về miền Nam Ư khá bí ẩn. Một cách logic, nếu muốn cạnh tranh với khí đốt Nga, dù chỉ trên quy mô nhỏ, Châu Âu lẽ ra phải chọn dự án Nabucco.

Châu Âu từ lâu đă đấu tranh cho Nabucco v́ muốn đưa khí đốt đến khu vực trung tâm của Châu Âu, tức là đến Áo, chứ không phải là đến miền nam nước Ư, một khu vực rất xa các nơi tiêu thụ quan trọng, và cũng đă được cung ứng dư thừa bằng nguồn khí đốt, đặc biệt là đến từ Libya và Algeri, cũng như bằng khí hóa lỏng.

Rủi thay Tuyến đường ống xuyên biển Adriatic lại được chọn, với một khối lượng khí đốt cực nhỏ - chỉ 10 tỷ m3 - và sẽ chuyển đến một nơi tệ hại nhất, tức là miền nam nước Ư.

RFI : Phải chăng đây là một dự án mặc nhiên loại trừ các nước châu Âu bị lệ thuộc nhiều nhất vào nguồn khí đốt từ Nga ?

Pierre Terzian : Đúng vậy. Thoạt đầu được tŕnh bày như một biện pháp cho phép đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt và giảm sự lệ thuộc vào Nga, dự án này rốt cuộc đă "x́ hơi" và biến thành một phương tiện cung cấp thêm khí đốt cho Ư, một nước đă được cung ứng đầy đủ, trong khi một bộ phận của Châu Âu phụ thuộc nặng nề nhất vào khí đốt của Nga, nghĩa là vùng Trung Âu, Đông Âu và Bắc Âu th́ lại không được dự án này quan tâm.

Hơn nữa, TAP là một dự án cực kỳ tốn kém, và sẽ không thể nào có lời. Điều đó đă khiến cho hai tập đoàn Châu Âu trong nhóm tham gia đề án - cụ thể là Total và Statoil - rút lui. Người ta đă nói đến một mức đầu tư 56 tỷ đô la. Đó là con số chính thức và người ta cũng chính thức thừa nhận rằng chi phí đó rất có thể sẽ bị vượt qua.

RFI : Phải chăng đó là lư do khiến cho Ủy ban Châu Âu không tha thiết với dự án này ?

Pierre Terzian : Ủy ban Châu Âu phải miễn cưỡng đồng ư v́ dự án Nabucco mà họ ủng hộ đă bị hủy bỏ v́ những lư do bí ẩn. Họ nói : "Thôi được ! Hăy chấp nhận những ǵ có sẵn và cái có sẵn là dự án này !"

Trong thực tế, Nga chưa bao giờ thực sự cắt khí đốt bán sang Châu Âu. Họ cúp khí đốt bán cho Ukraina v́ nước này không trả tiền mua. Những vấn đề đă nẩy sinh khi kinh tế Ukraina bị suy yếu và nước này không thể thanh toán tiền mua khí đốt của Nga và bắt đầu hút khí mà Nga bán qua Châu Âu. Chính Châu Âu cũng công nhận điều này. Gốc rễ vấn đề nằm ở đó.

RFI : Hợp đồng 45 tỷ euro mà Matxcơva đă kư với Trung Quốc, có thể giúp Nga gia tăng áp lực trên Châu Âu hay không ?

Pierre Terzian : Hợp đồng mà Nga đă kư với Trung Quốc là một giấc mơ cũ của Vladimir Putin. Khi lên nắm quyền, Putin đă nhận ra rằng nước Nga quá phụ thuộc vào Châu Âu trong vấn đề bán khí đốt của ḿnh. Trong thực tế, Nga chỉ có một khách hàng là Châu Âu, và về mặt chiến lược, họ ở trong một t́nh huống rất dễ bị tổn thương. Người ta nói rất nhiều đến sự lệ thuộc của Châu Âu đối với Nga, nhưng lại quên rằng Nga thậm chí c̣n phụ thuộc nhiều hơn vào Châu Âu.

Vladimir Putin lúc đó đă tự nhủ rằng ông phải quay sang Châu Á. Các cuộc đàm phán để bán khí đốt cho Trung Quốc đă bắt đầu từ lâu, nhưng chỉ vào tháng Năm vừa qua th́ hợp đồng mới được kư kết v́ Nga muốn đa dạng hóa thị trường của họ. Thời điểm không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên v́ việc kư kết chỉ diễn ra hai tháng sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraina. Nga trước mắt sẽ bán cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt, sau đó khối lượng này sẽ tăng lên 60 tỷ.

Sau này, một đường ống dẫn khí đốt, được gọi là "phía Tây" sẽ được xây dựng hướng tới Trung Quốc. Trong ṿng 15 năm tới đây, Nga sẽ bán khí đốt qua Châu Á, chủ yếu là qua Trung Quốc, nhưng cũng qua Nhật Bản dưới dạng khí đốt hóa lỏng, một khối lượng tương đương với những ǵ họ đang bán sang Châu Âu, tức là từ 100 đến 150 tỷ m3.

Vào thời điểm đó, lợi thế đàm phán của Châu Âu sẽ bị suy yếu. Đó là những khả năng cần phải dự đoán, nhưng rủi thay chính trị lại có một logic mà kinh tế không hiểu được.

RFI : Hoa Kỳ nuôi tham vọng lớn là xuất khẩu được khí đá phiến của họ sang Châu Âu. T́nh h́nh hiện ra sao ? Điều đó có thực tế hay không ?

Pierre Terzian : Các dự án xuất khẩu khí đốt của Mỹ đang phát triển theo tốc độ riêng. Hiện nay, đă có bốn hoặc năm dự án được phê duyệt hoàn toàn, cả trong lănh vực xuất khẩu lẫn xây dựng vốn là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về mặt kỹ thuật.

Tuy nhiên, khí đốt đó không nhất thiết là sẽ được xuất qua Châu Âu, hiện có sự cạnh tranh của Châu Á, với Nhật Bản, Hàn Quốc, vốn cũng rất cần khí đốt.

Quả là khí đá phiến của Mỹ sẽ là một nguồn cung cấp khi đốt mới cho Châu Âu, nhưng không nên tin rằng điều đó sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề khí đốt của Châu Âu. C̣n rất lâu mới giải quyết xong.

Mai Vân/RFI

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-22-2014
Reputation: 67345


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,513
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2014-04-15T112034Z_841583143_GM1EA4F1GZ601_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-GAS-SLOVAKIA_0.JPG
Views:	0
Size:	63.3 KB
ID:	662862  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,721 Times in 10,132 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08424 seconds with 15 queries