Vợ Việt lấy chồng Mỹ thuộc tộc người bí ẩn: Ly khai thế giới hiện đại, không dùng điện, đi bằng xe ngựa - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Vợ Việt lấy chồng Mỹ thuộc tộc người bí ẩn: Ly khai thế giới hiện đại, không dùng điện, đi bằng xe ngựa
H́nh dung của cô gái Nguyễn Yến Nhi về nước Mỹ, chưa từng có khái niệm về cộng đồng người Amish. Đến khi yêu và trở thành vợ của John Lapp, Nhi mới biết giữa ḷng nước Mỹ xa hoa, hiện đại lại có một tộc người trung thành với lối sống tối giản, từ chối gần như mọi tiện nghi của nhân loại.



Tộc người này không sử dụng điện lưới trong nhà, không dùng tivi, radio, không chụp ảnh, không dùng pin sạc, không dùng máy tính kết nối mạng hay điện thoại di động… Cả cộng đồng đi lại chủ yếu bằng xe ngựa, coi nông nghiệp và nghề mộc là nền tảng cơ bản.

Họ cho rằng, công nghệ và lối sống công nghiệp của thế giới hiện đại sẽ ảnh hưởng đến văn hóa, khiến các thành viên trong cộng đồng xa cách nhau. Thế nên, họ chủ động sống tách biệt và bảo toàn những nét văn hóa riêng.

John cũng sống như những người Amish khác, cho đến năm 2018. Anh chỉ học hết lớp 9 và đi làm nghề mộc, dựng nhà gỗ. John không được phép lái xe, không sở hữu ô tô. Thi thoảng đi đâu xa, anh mới được phép sử dụng các phương tiện công cộng.

V́ không dùng điện nên nhà của John chỉ có các thiết bị chạy bằng ga như bếp ga, tủ lạnh ga. Gia đ́nh anh cũng không có tivi, máy tính cũng bị lược bỏ hết các thiết bị có thể kết nối mạng.

Người đàn ông Mỹ này, v́ muốn tiếp xúc với thế giới náo nhiệt bên ngoài mà chủ động rời bỏ cộng đồng của ḿnh. John xin vào làm ở một công ty về in ấn 3D và máy móc, háo hức làm quen với các tiện nghi của cuộc sống hiện đại.

Anh làm nhà riêng, sống ngay sát nhà bố mẹ - khu vực tập trung đông người Amish tại bang Pennsylvania nhưng không được phép tham dự các hoạt động chung của cộng đồng này như trước kia.

Thông qua mạng xă hội, John vô t́nh quen biết Yến Nhi - một cô gái quê Kiên Giang. Tháng 11/2018, John đến Việt Nam du lịch và ngỏ ư muốn gặp nhưng Nhi từ chối, chỉ muốn giữ việc tṛ chuyện tâm t́nh qua mạng xă hội.

Tháng 2/2019, John lại đến Việt Nam, quyết gặp Nhi bằng được. Lần này, cô đồng ư gặp và xác lập mối quan hệ hẹn ḥ. Họ đính hôn vào giữa năm 2019 và đến 2020 th́ kết hôn.

Nhi c̣n nhớ, thời điểm đó là cao điểm dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Cô làm xong thủ tục giấy tờ, đặt chân sang Mỹ được 1 tuần th́ toàn bộ sân bay đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Họ đă có một đám cưới vô cùng đơn giản, chỉ tốn khoảng… 100 USD. Gần như không có gia đ́nh John tham gia lễ cưới (v́ anh đă từ bỏ cộng đồng Amish), chỉ có một người cháu gọi anh bằng cậu và một vài người bạn có mặt chứng kiến.

Nhi không tủi thân, v́ thấu hiểu nỗi khổ của chồng và cái khó của gia đ́nh anh cũng như các điều luật của cộng đồng người Amish tại đây.

Thời gian đầu kết hôn, họ sống ở bang Pennsylvania. Nhi kể, đó là vùng đất êm ả, mọi người đều thân thiện, ấm áp. Gia đ́nh chồng yêu mến Nhi, cô cũng cảm thấy được an ủi, bớt cô đơn hơn, v́ chồng đi làm phần lớn thời gian trong ngày.

Mới được hơn 1 năm, Nhi vừa ḥa nhập được với văn hóa nước Mỹ và phong tục của cộng đồng người Amish, John lại đặt vấn đề chuyển đi nơi khác sống. John nói, khát vọng của anh là muốn làm chủ cuộc đời, muốn có nhiều thời gian dành cho gia đ́nh, chăm sóc vợ con. Nhi nhớ lại, thời điểm đó cô không khỏi bối rối.



Khi bé David (tên ở nhà là Lúa) 5 tháng tuổi, John lên kế hoạch nghỉ việc. Anh t́m một nơi ở mới để xây nhà, dự kiến sống đời tự cung tự cấp, tương tự như cộng đồng đă nuôi anh lớn lên.

Tháng 7/2021, John bán mảnh đất riêng rộng 5 mẫu (khoảng 2 hecta) ở bang Pennsylvania và mua mảnh đất rộng 19 mẫu (gần 8 hecta) tại thị trấn Crossville bang Tennessee, thuộc khu vực rừng nguyên sinh cũ, thưa vắng dân cư và rất ít xe cộ qua lại.

Nơi đây cách nhà cũ của họ 10 giờ lái xe, có nền nhiệt ấm áp hơn và mức thuế phải đóng thấp hơn. John tin đây là nơi lư tưởng để gia đ́nh Việt - Mỹ sinh sống, nuôi con.

Những ngày tháng đầu ra riêng hết sức vất vả. John vẫn phải dành khoảng 2/3 thời gian trong tháng đi làm ở Pennsylvania để có tiền trang trải cuộc sống; 1/3 thời gian dành cho dọn đất, xây nhà.

Khu đất họ mua nhiều động vật hoang dă, chưa có người khai hoang cũng chưa có lối đi. John phải thuê người làm một con đường nhỏ từ ngoài đường lớn vào nơi dựng nhà.

Tất cả mọi hoạt động xây dựng sau đó đều do người đàn ông Mỹ đảm nhiệm. Nhi nhớ lại: “John tự đào đất, đào hầm, lái máy phát cây, chặt rễ. Anh ấy cũng tự thiết kế, đo đạc, mua gỗ về dựng vách, làm mái… Dù chỉ mới học hết lớp 9 nhưng với kinh nghiệm dựng nhà của người Amish, anh thiết kế được một ngôi nhà rất chắc chắn, với 2 tầng nổi, 1 tầng hầm.

Anh không có bằng kỹ sư xây dựng, nên mỗi khâu trong việc xây dựng đều phải có người của chính quyền đến kiểm tra, thẩm định thiết kế và an toàn. Vậy mà tất cả đều được duyệt, có lẽ do anh có kinh nghiệm nhiều năm, và làm ǵ cũng tỉ mỉ, kỹ lưỡng”.

Họ dành phần lớn diện tích đất để làm vườn. John quy hoạch từ đầu nên khu vườn rất quy củ, chia từng khoảng rất hợp lư. Khu vườn ngoài trời được chia thành các ô, đóng khung gỗ và chia tầng như ruộng bậc thang; vườn rau trong nhà để chăm bón các loại cây giống, cây con, rau mầm.

Họ chọn cách làm nông nghiệp theo lối truyền thống, canh tác hữu cơ, hoàn toàn không dùng các chế phẩm hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón cũng làm từ phân chuồng, mùn cưa… Ngoài rau củ quả, Nhi cũng trồng thêm hoa oải hương để làm nến hoặc bán hoa khô trang trí.

Điều bất lợi nhất của ngôi nhà là không kết nối được với hệ thống nước sạch của công ty địa phương. John và Nhi từng đào giếng khoan nhưng nước bị phèn không thể sử dụng, phải chuyển qua mua bồn chứa nước mưa, tận dụng thêm nước suối và đào ao để có đủ nước sinh hoạt.

Ngoài việc lựa chọn lối sống nông nghiệp, cặp vợ chồng Việt - Mỹ c̣n học các bí quyết bảo quản thực phẩm, rau củ quả theo cách của người Amish để trữ các loại thực phẩm từ 2 đến 3 năm mà không cần tới tủ lạnh.

Trong nhà, họ không sử dụng tivi v́ cho rằng xem tivi rất mất thời gian. Cả hai hạn chế đến bệnh viện, chữa bệnh bằng các loại thảo dược.

Bé David được sống trong môi trường gần gũi với thiên nhiên, có nhiều thời gian tương tác với bố mẹ. Bạn thân nhất của bé là chú chó tên Phở. David cũng chơi với trẻ con hàng xóm và được bố mẹ dẫn đi công viên tại trung tâm thị trấn để giao lưu.

Cậu nhóc rất mê chơi đàn, thích ca hát líu lo, thích lăng xăng phụ giúp bố mẹ làm vườn. David tỏ ra lém lỉnh, tươi vui, hoạt bát và phát triển ngôn ngữ rất tốt.

Sau gần 1 năm sống tự cung tự cấp, gia đ́nh John - Nhi cũng có thu nhập kha khá nhờ vào việc kinh doanh nông sản vườn nhà. Họ đến hội chợ nông sản mỗi tuần để bán rau củ quả tự tay trồng.

Với gia đ́nh của Nhi ở Việt Nam, việc con gái lấy chồng Mỹ nhưng phải tự xây nhà, làm nông, hàng tuần đi chợ buôn bán khiến cả nhà sốc. “Mọi người nói, tưởng lấy chồng Mỹ phải sướng chứ sao lại sống cực như vậy? Nhiều bạn bè cũng hỏi tôi sao phải chọn con đường đó?”, cô kể.

Việc sống tại vùng thưa thớt, tách biệt với cuộc sống hiện đại, cộng thêm chồng xuất thân từ tộc người Amish cũng khiến gia đ́nh đôi khi bị bàn tán, “miệt thị” v́ khác thường.

Nhưng với Nhi, cô đang hạnh phúc với lựa chọn của ḿnh. Cô cũng t́m thấy nhiều giá trị tích cực trong lối sống của người Amish như thân thiện với môi trường, luôn đặt t́nh yêu và sự tha thứ lên hàng đầu.

Đặc biệt, những người Amish truyền thống thường không muốn lấy bất cứ thứ ǵ của người khác nên rất hạn chế nhận trợ cấp. Họ cũng không muốn người khác nghĩ ḿnh là người nghèo và rất chăm chỉ lao động.

“Nét tính cách này thể hiện rất rơ ở con người John. Nhiều thời điểm gia đ́nh vô cùng khó khăn, nhưng chưa khi nào anh nghĩ đến việc sẽ ngồi không nhận hỗ trợ cả. Anh cũng rất hiền lành, đặc biệt là dành rất nhiều thời gian để chăm sóc gia đ́nh, yêu thương vợ, nuôi dạy con”.

Do đó, Yến Nhi thấy tự hào về chồng và hài ḷng với cuộc sống hiện tại của gia đ́nh nhỏ.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 20938


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 69,377
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.PNG
Views:	0
Size:	256.1 KB
ID:	2359145   Click image for larger version

Name:	1a.PNG
Views:	0
Size:	129.1 KB
ID:	2359146  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,966 Times in 4,000 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 79 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
The Following User Says Thank You to nguoiduatinabc For This Useful Post:
emut21 (2 Weeks Ago)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04017 seconds with 13 queries