Thất bại ê chề của Walmart tại Đức: Lỗ 1 tỷ USD, phải sa thải 11.000 lao động và tháo chạy - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Thất bại ê chề của Walmart tại Đức: Lỗ 1 tỷ USD, phải sa thải 11.000 lao động và tháo chạy
Người Đức không có thói quen cười với người lạ, nên việc Walmart bắt các nhân viên ân cần chào hỏi, mỉm cười với khách hàng lại bị coi thành "quấy rối", "tán tỉnh" với người tiêu dùng địa phương.

Văn hóa kinh doanh địa phương là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng với bất kỳ tập đoàn đa quốc gia nào khi tham chiến ở nước ngoài.

Điều này có lẽ không ai hiểu hơn Walmart khi chuỗi siêu thị lớn nhất Mỹ này từng phải trả một cái giá cực kỳ đắt đỏ khi áp dụng y nguyên công thức thành công từ Mỹ vào Đức.

10 năm đau khổ

Vào năm 1997, Walmart tự tin tiếp cận nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức.

Với ưu thế 8.500 cửa hàng ở 15 nước, là doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng nhiều lao động nhất ở Mỹ và Mexico, thậm chí là trên toàn thế giới tại thời điểm đó, Walmart hoàn toàn tự tin khi tham dự cuộc chơi bán lẻ ở Đức.


Ngay cả ở Trung Quốc, xứ sở nổi tiếng là hay gây khó dễ cho doanh nghiệp Phương Tây v́ khác biệt văn hóa cũng có đến 108 chi nhánh của Walmart và hơn 100 thương hiệu chuỗi bán lẻ địa phương khác nằm dưới quyền điều hành của ông lớn bán lẻ Mỹ.

Thế nhưng chưa đầy 10 năm sau, thương hiệu này đă phải bỏ chạy khỏi thị trường bán lẻ trị giá 370 tỷ USD của Đức và trở thành một trong những bài học kinh điển về văn hóa địa phương.

Từ vị thế chiếm 2% doanh số bán thực phẩm ở Đức, Walmart bị lỗ đến 200 triệu USD mỗi năm cho hoạt động kinh doanh ở đây và cuối cùng trở thành tṛ cười trong ngành.

Ban đầu, Walmart tưởng chừng như việc áp dụng thành công từ quê nhà Mỹ vào Đức sẽ dễ dàng khi cùng là Phương Tây chứ không khác biệt quá nhiều như ở Châu Á. Tại các siêu thị Đức đa phần đều không có nhân viên nên khách hàng thường phải tự đi ḷng ṿng mà chẳng mấy ai tư vấn.

Do đó, Walmart rất tự tin khi đưa phong cách phục vụ tại Mỹ vào đây:

-Bất kỳ khách hàng nào bước vào cửa sẽ được nhân viên tiếp đón.

-Bất kỳ khi nào khách hàng tiếp cận nhân viên trong khoảng cách 3m th́ nhân viên đó phải nh́n vào mắt khách, chào hỏi, mỉm cười và xem khách có cần hỗ trợ ǵ không.

-Mỗi khi thanh toán, nhân viên sẽ phải gói hàng và mỉm cười cảm ơn khách.

Chuyên nghiệp là vậy nhưng chính công thức này lại bị đánh giá đă gây nên thất bại cho Walmart khi không chịu t́m hiểu kỹ văn hóa địa phương.

Tờ Medium cho hay người Đức không thích sự cởi mở của người Mỹ. Văn hóa Đức coi trọng sự riêng tư, thậm chí nếu hết giờ làm th́ ông chủ cũng không được quyền can thiệp hay bắt nhân viên làm thêm giờ.

Bởi vậy việc một người lạ, kể cả khi đó là nhân viên Walmart, chào đón, hỏi han, đụng vào đồ đạc người mua cũng trở thành thứ ǵ đó cực kỳ khó chịu với người Đức. Thậm chí nhiều khách hàng c̣n than phiền là họ cảm thấy nhân viên Walmart đang cố tán tỉnh người mua vậy.

Những khách hàng thanh toán ở quầy th́ cho rằng việc nhân viên liên tục mỉm cười khi gói hàng cho họ chẳng có ǵ là thân thiện mà có vẻ đáng sợ như bộ phim kinh dị hơn.

Xin được nhắc rằng Walmart tuyển dụng nhiều lao động nhất thế giới thời đó nên chi phí nhân công của họ thậm chí cao hơn đối thủ, nhưng hiệu quả th́ lại dọa sợ khách hàng thay v́ thu hút người mua như mong muốn.

Sai công thức

Theo Medium, trong khi Walmart cố gắng coi trọng yếu tố con người th́ người Đức lại chú trọng đến công việc. Đây là lư do họ cực kỳ kỷ luật, nghiêm túc trong giờ làm nhưng cũng thẳng thắn từ chối làm thêm giờ. Thời gian làm việc là làm việc, thời gian cho gia đ́nh là nghỉ ngơi.


Chính v́ lư do này mà nhân viên Walmart cảm thấy công ty đang phá vỡ văn hóa làm việc của người Đức khi can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của họ, mặc dù mục đích thực tế của Walmart là xây dựng mối quan hệ khăng khít trong tập thể.

Trước mỗi ca làm việc, Walmart bắt các nhân viên chia thành các nhóm và thực hiện một số động tác giăn cơ, đồng thời hô lên: "Walmart! Walmart! Walmart!" để cổ vũ tinh thần làm việc cũng như gia tăng độ trung thành của người lao động.

Thật không may, người Đức lại cho rằng chúng là hành động ngu ngốc, đáng xấu hổ và mang tính ép buộc, thiếu suy nghĩ của người lănh đạo Walmart. Sự trung thành đáng lẽ phải đến từ tự nguyện th́ nay trở thành sự ép buộc.

Chưa hết, việc Walmart yêu cầu nhân viên theo dơi lẫn nhau để báo cáo sai phạm bị người Đức coi là thiếu đạo đức, vi phạm quyền riêng tư và thậm chí là quấy rối.

Những quy định như cấm nhân viên yêu nhau trong công ty là b́nh thường với Walmart tại Mỹ, nhưng lại bị coi là quá giới hạn khi can thiệp vào đời sống riêng tư ở Đức.

Thêm nữa, do đă quen với văn hóa Mỹ nên việc ép làm thêm giờ là điều b́nh thường tại Walmart, nhưng điều này là không thể chấp nhận được với phong cách làm việc của người Đức khi thời gian cho gia đ́nh bị xâm phạm.

Ngoài ra, việc Walmart quen đàn áp các công đoàn ở Mỹ, trả lương thấp và buộc người lao động chấp nhận đă khiến người Đức tức giận. Nhân viên ở Đức đă quá quen với việc các công đoàn đàm phán lương và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Bởi vậy khi Walmart không thể thống nhất về tiền lương, họ trở thành một doanh nghiệp Mỹ xấu xa trong mắt người dân Đức.

Đánh giá thấp khó khăn

Nhiều người có lẽ sẽ nhớ tới lợi thế giá rẻ của Walmart khi kinh doanh ở Mỹ. Với lợi thế nắm giữ mạng lưới phân phối lớn, Walmart hoàn toàn có thể đàm phán giá cả với nhà cung ứng để bán với mức giá rẻ hơn thị trường.

Sau khi đă chiếm được thị phần, Walmart sẽ có quyền nâng giá với tệp khách hàng trung thành của ḿnh và dần loại bỏ đối thủ.

Thất bại ê chề của Walmart tại Đức: Cười với khách bị chê, tập thể dục nhóm th́ bị nói ép buộc, cuối cùng lỗ 1 tỷ USD, phải sa thải 11.000 lao động và tháo chạy- Ảnh 4.
Thế nhưng chính quyền Berlin lại chẳng thích điều này khi một tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang dẹp bỏ những cửa hàng nhỏ lẻ địa phương cũng như ép giá nhà cung ứng của họ với chiến lược chi phí thấp.

Hậu quả là chính phủ Đức đă ban hành luật cấm các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này, qua đó yêu cầu Walmart phải nâng giá sản phẩm bán cũng như nguồn cung bằng mức thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, nhà cung ứng và các cửa hàng bán lẻ địa phương.

Việc bị tước mất vũ khí cạnh tranh này khiến Walmart tốn nhiều tiền mà chẳng có lợi thế ǵ thực sự trước các đối thủ tại Đức, và thua lỗ là điều dễ hiểu.

Không dừng lại đó, văn hóa tiêu dùng Đức cũng khác với Mỹ khi coi trọng chất lượng sản phẩm bên cạnh giá cả nên sẽ không chạy theo những đợt khuyến măi. Họ cũng không sẵn sàng từ bỏ các cửa hàng tạp hóa quen thuộc của ḿnh để đi theo một Walmart quá khác biệt mà không có ưu đăi ǵ thực sự.

Một yếu tố nữa là người Đức thường đến các cửa hàng chuyên biệt cho từng mảng sản phẩm cụ thể, từ quần áo đến phụ tùng ô tô, dụng cụ làm vườn, để mua sắm chứ không có thói quen đến trung tâm lớn như Walmart, nơi cái ǵ cũng có nhưng chẳng chuyên biệt thứ ǵ.

Hậu quả là Walmart có mọi thứ nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu chuyên sâu của người dùng cho những mảng sản phẩm nhất định.

Thêm nữa, dù thị trường bán lẻ tại Đức đầy tiềm năng nhưng tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 0,3% mỗi năm. Điều này khiến miếng bánh thị phần có hạn và nếu Walmart mắc lỗi, họ chẳng có cơ hội sửa sai khi bị đối thủ lấy hết thị phần.

Giờ đây khi Elon Musk và Tesla đang bị người lao động Bắc Âu đ́nh công, câu chuyện Walmart ở Đức lại bị nhắc lại khi một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng ngủ quên trên thành công mà quên mất sự đáng sợ của văn hóa địa phương.

VietBF@ Sưu tập

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 02-23-2024
Reputation: 33358


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 78,831
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2024-02-23 at 12.48.27.jpg
Views:	0
Size:	62.0 KB
ID:	2339117  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,246 Times in 5,558 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 89 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05330 seconds with 13 queries