PDA

View Full Version : V́ sao tuyển Anh chỉ là đội bóng tầm thường?


megaup
10-14-2013, 15:49
Do sự xuất hiện của nhiều cầu thủ ngoại nhập nên các tài năng bản địa dần bị mất chỗ đứng. Đó là nguyên nhân lư giải tại sao Premier League càng phát triển, tuyển Anh lại càng đi xuống.

Người Anh có thể tự hào rằng họ có một giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, chắc chắn rất nhiều người đồng ư với điều đó. Nhưng chắc hẳn, sẽ rất ít người dân xứ sương mù tự tin để nói rằng tuyển Anh là một đội bóng mạnh. Thực tế xét qua thành tích của “Tam sư” qua các giải đấu suốt từ khi Premier League ra đời tới nay th́ tuyển Anh chỉ là một đội bóng hạng trung ở châu Âu. Điều đó thật thực sự là một nghịch lư.



http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=246568&stc=1&d=1381765673
Tuyển Anh chỉ được xem là đội bóng trung b́nh khá của châu Âu

Một giải đấu hay hội tụ sẽ nhiều cầu thủ giỏi, nhưng không hẳn là người bản địa. V́ cùng với sự phát triển của Premier League, các đội bóng được đầu tiên nhiều hơn, sức ép thành tích cũng rất mạnh, bởi vậy các CLB cũng chịu khó đi săn t́m các tài năng từ khắp nơi trên toàn thế giới đem về xứ sương mù. Do sự xuất hiện của quá nhiều cầu thủ ngoại nhập nên các tài năng bản địa dần bị mất chỗ đứng, và khi số lượng bị hạn chế th́ việc lựa chọn cũng bị bó hẹp. Đó là nguyên nhân lư giải tại sao Premier League càng phát triển, tuyển Anh lại càng đi xuống.

Theo con số thống kê cho thấy, mùa giải năm nay số cầu thủ Anh chỉ c̣n 32.26%, giảm hơn 3% so với cách đây 6 năm (35.43%, mùa 2007/08). Với việc gần như toàn bộ các tuyển thủ Anh được triệu tập từ Premier League (thỉnh thoảng có một vài trường hợp thi đấu nước ngoài, hay giải hạng Nhất) th́ có thể thấy với 500 cầu thủ được đăng kư thi đấu ở giải đấu này, chỉ khoảng 160 người Anh.

Từ 160 con người trên để chọn ra một đội tuyển khoảng 20 người tất nhiên đó không phải là tỷ lệ tồi, nhưng chẳng phải ai trong số trên cũng có được vị trí thi đấu thường xuyên trên sân. Theo thống kê số lượng đông đảo các cầu thủ ngoại quốc đă chiếm đến 60.36% số phút ra sân thi đấu tại Premier League mùa giải trước và giai đoạn đầu mùa giải năm nay cũng xấp xỉ con số trên.


http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=414771&stc=1&d=1381765675

Townsend lang bạt 9 CLB theo dạng cho mượn mới trở lại Tottenham, dù thời gian qua được đá chính nhưng anh cũng đang bị Chadli và Lamela cạnh tranh vị trí gắt gao

Nếu so với các giải đấu hàng đầu châu Âu khác như Tây Ban Nha, Đức th́ người Anh phải phát thèm, bởi tại xứ ḅ tót 59% số phút thi đấu tại La Liga thuộc về cầu thủ bản địa, các cầu thủ Đức cũng chiếm 50% số phút thi đấu ở Bundesliga. Điều đó lư giải tại sao tuyển Đức và Tây Ban Nha hiện nay lại khá thừa thăi nhân tài để lựa chọn cho tuyển quốc gia.

Khi cơ hội ra sân trụ lại ở các đội bóng Premier League bị hạn chế, rất nhiều các cầu thủ bản địa đă phải lang bạt xuống hạng nhất thi đấu. Điều đó khiến tỷ lệ cầu thủ của vương quốc Anh tại giải hạng Nhất năm nay tăng thêm 7% (từ 63% lên 70%) so với năm trước. Một điều thường thấy ở các đội bóng tại giải hạng Nhất là mỗi khi họ được thăng hạng th́ lại thường xuyên mua sắm “điên cuồng” nhằm trụ lại Premier League (Crystal Palace Hè vừa rồi mua nhiều đến mức hơn cả 17 cầu thủ đăng kư dự PL, họ đă phải bớt lại 2 người). Đa phần các bản hợp đồng mới đều đến từ nước ngoài.

Tất nhiên các đội bóng mới ở tốp dưới c̣n như vậy th́ các đội bóng ở tốp trên sẽ mua sắm khủng khiếp hơn. Có thể thấy rơ việc đó việc chiêu mộ quân số của các CLB hàng đầu Prermier League mùa Hè vừa qua, từ đội mua nhiều như Tottenham, Chelsea rồi đến mua vừa Liverpool, , Man City hay mua ít Arsenal, MU, tất cả đều không mua cầu thủ bản địa. Mùa Hè vừa qua, người Anh chỉ duy nhất có một bản hợp đồng có giá trị trên chục triệu bảng là trường hợp Liverpool tống khứ món nợ Andy Carroll sang West Ham với giá 15 triệu bảng.

Việc xuất hiện quá nhiều các cầu thủ nước ngoài khiến cơ hội ra sân của các cầu thủ bản địa ngày càng trở nên khó khăn, ngay cả những ngôi sao hàng đầu của “Tam sư” cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt vị trí tại CLB. Điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển của các cầu thủ Anh. Rất nhiều ư kiến kêu gọi các nhà tổ chức Premier League cần có một kế hoạch nhằm nhạn chế các cầu thủ nước ngoài.


http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=525509&stc=1&d=1381765684

Rafael được tính là cầu thủ trưởng thành từ ḷ đào tạo Vương quốc Anh

Tại Anh hiện tại chỉ duy tŕ giấy phép lao động đối với các cầu thủ ngoài quốc tịch ngoài khối cộng đồng chung châu Âu (EU), việc xin giấy phép lao động không quá khó khi các CLB chiêu mộ “ngôi sao” nước ngoài (điều kiện cấp giấy phép lao động là có 5 trận đá cho tuyển quốc gia, hoặc tuyển trẻ). Bên cạnh đó, một phần khá đông các cầu thủ đang chơi bóng tại Anh đến từ các nước trong EU (không cần xin phép), ví dụ như số phút thi đấu tại Premier League của các cầu thủ người Pháp chiếm 8.1%, Hà Lan (4%) và Tây Ban Nha (6.27%)…

Hiện tại điều kiện cho một CLB thi đấu tại Premier League đăng kư 25 cầu thủ tham dự giải đấu này chỉ cần 8 cầu thủ họ trưởng thành từ ḷ đào tạo trong nước (không xét vấn đề quốc tịch). Các điều kiện này dễ bị các CLB dễ dàng lách qua (mua các tài năng trẻ, đào tào 3 năm ở Anh trước tuổi 21 được xem là trưởng thành từ ḷ đào tạo xứ sương mù). Thực tế này đang tồn tài khiến cơ hội phát triển của các cầu thủ người Anh đang bị bó hẹp dần.

Sẽ chẳng thể trông chờ vào các đội bóng tại Premier League ư thức về việc sẽ phát triển tài năng nội địa, thứ nhất đa phần các đội bóng tại giải đấu này đều thuộc sở hữu của các ông chủ nước ngoài, thêm vào đó gánh nặng về thành tích, tiền bạc khiến họ phải t́m những phương án đầu tư ngắn nhất và hiệu quả nhất. V́ thế để tăng lượng cầu thủ bản địa cả về số lượng lẫn số phút thi đấu trên sân chỉ c̣n biết trông chờ vào các chiến lược mới của các nhà quản lư bóng đá Anh.

Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề khó khăn này chẳng phải công việc một sớm một chiều, cũng chẳng phải một vài tháng. Và như thế “Tam sư” sẽ chẳng thể là một đội tuyển hùng mạnh như Đức hay Tây Ban Nha trong tương lai gần.


Vĩ Giang