PDA

View Full Version : Câu chuyện người 'ra đi'


vuitoichat
12-21-2013, 20:14
Hàng triệu người Việt ra đi, mỗi số phận có một cảnh ngộ, một trải nghiệm, thậm chí một câu chuyện bi thương. Nhưng t́nh yêu nơi chôn rau cắt rốn không bao giờ tàn phai trong góc sâu thẳm của tâm hồn mỗi con người… Chỉ có người ra đi và người ở lại tự nắm tay nhau mới thành sức mạnh của một dân tộc… Và khi đó 30-4, ngày kỷ niệm chiến tranh kết thúc mới được gọi là toàn vẹn.
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=259012&stc=1&d=1387656460
Vượt biển. Ảnh: Wiki.

Tôi nhớ lần ấy, có cuộc biểu diễn văn hóa đa dân tộc của các nhân viên đại diện cho từng quốc gia tại nơi công tác, một tổ chức quốc tế tại Washington DC. Mỗi nước có một tiết mục của dân tộc ḿnh. Người Hàn Quốc biểu diễn đánh trống. Dân Latin nhảy vũ điệu sampa sôi động. Điệu múa Mohiniatoom của các cô gái Ấn Độ thể hiện sắc đẹp Kerala của miền Nam nước Ấn. Các chàng trai và cô gái Bulgaria nhảy điệu Horo tưng bừng. Cô bé Cam phu chia cầm ghi ta hát bài ca đồng quê với những hàng cây thốt nốt trên đồng lúa xanh làm người xem rơi nước mắt.

Kết thúc cuộc biểu diễn là bài hát “Tôi yêu Trung Hoa”, kể về một cô gái trở về từ nước ngoài và khó khăn để hội nhập, cuối cùng cô đă yêu nước Trung Hoa hơn bao giờ hết. Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội của người xem.

Đợi măi không thấy đoàn Việt Nam của chúng ta đâu, dù có khoảng vài chục người Việt cả bắc – trung – nam ngồi đó, im lặng nh́n nhau. Nếu họ muốn th́ hẳn cũng đóng góp được, ít nhất là bài “Trống cơm” hay không kém bài hát của các dân tộc khác. Nhưng h́nh như họ đang phải “dè chừng” người đồng bào của chính ḿnh.

Ḷng tôi chợt xót xa. Giọt cafe Starbuck chợt đắng ngắt trong miệng. Cuộc chiến tranh đă gây bao mất mát và chia rẽ, cho dù đă hơn 30 năm qua. Có lẽ v́ thế tiếng hát người Việt nghẹn lại, không cất lên nổi cho dù ở giữa nước người.

Người Trung Hoa, Camphuchia, hay Hàn Quốc đến nước Mỹ hẳn cũng có những lư do và nỗi niềm riêng. Chỉ có điều khi đến đây, họ lại làm người của chính đất nước họ đă sinh ra chứ không phải cố làm người của một nước khác. Nhưng nhiều người Việt ta trên xứ người đang lúng túng v́ không biết đi đâu về đâu.

Một lần ở khách sạn bên Washington DC, chợt nghe tiếng Quảng B́nh nằng nặng phía ngoài hành lang. Tôi gặp một chị chắc cũng khoảng ngoài năm mươi. Chị làm tạp vụ và chồng là thợ điện. Hỏi làm sao đến nước Mỹ th́ được biết do hai vợ chồng đánh cá ngoài khơi v́ thấy “thuyền bạn đi ḿnh cũng bắt chước”.

Sang đến đây, không một chữ tiếng Anh, không nghề nghiệp. Cũng may, sau 25 năm, anh chị đă có nhà cửa, hai con trai vào đại học đàng hoàng. Chị nói, sang đây mừng nhất là không bao giờ bị đói. Không như ở Quảng B́nh, lúc nào cũng sợ không có đủ gạo cho con ăn. Bây giờ chỉ mong đủ tiền để mua vé và mua quà về quê. Anh chị thuộc loại gia đ́nh nghèo bên Mỹ, v́ thế con cái đi học được trợ cấp của chính phủ, vay tiền cho con học, mua nhà, xe hơi có giá ưu đăi.

Ra đi lúc đă lớn tuổi nên sự gắn bó với quê hương càng sâu nặng. Ước mong trở về “cố hương” đă kéo dài hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ anh chị thực hiện được. Và cũng c̣n có nỗi niềm, không hiểu bây giờ trở về có “việc ǵ” không? Anh chị sợ nhất lũ con không c̣n khái niệm quê Việt, không c̣n ràng rợ với miền nắng gió và cát trắng Quảng B́nh.

Một người bạn khác ra đi đúng vào ngày sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích v́ những lư do riêng. Anh chị cưới nhau trong một đêm Sài G̣n bị mất điện. Có lẽ anh chị là người cuối cùng lên máy bay ra đi trước khi sân bay bị đóng cửa hoàn toàn. Đến nước Mỹ với hai bàn tay trắng. Có tŕnh độ, tay nghề cao nên bây giờ anh là một chuyên gia nổi tiếng về công nghệ thông tin, phụ trách hàng trăm người tại xứ sở Hoa Kỳ.

Mỗi lần đi công tác vùng Châu Á, thế nào anh cũng t́m cách rẽ qua Sài G̣n, về lại góc phố, chỉ để ngắm ngôi nhà cũ của anh hay chụp tấm ảnh lưu niệm thời thơ ấu. Nhưng anh buồn bă kể với tôi, mỗi lần như vậy anh lại bắt gặp ánh mắt xua đuổi, khó chịu hoặc nghi ngại của những người chủ mới.

Một người bạn khác, tôi rất hay gặp anh trên chuyến tầu điện ngầm, cả lúc đi lẫn lúc về. H́nh như chúng tôi có thời gian biểu làm việc giống nhau, cùng building với hàng chục ngàn nhân viên. Tôi biết chắc anh là người gốc Việt, từ mầu tóc, mầu da đến cách ăn mặc. Dáng đi cúi đầu, nghĩ ngợi, cho thấy anh là người đă trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời.

Có lần anh và tôi ngồi cạnh nhau trong tầu điện. Nh́n anh cầm cuốn sách “Hà nội, 36 phố phường” bằng tiếng Việt của Thạch Lam, tôi liền làm quen: “Xin lỗi, anh là người Việt Nam?”. Nhưng anh thản nhiên “văng” luôn một tràng tiếng Anh:”Sorry, I don’t understand – Xin lỗi tôi không hiểu”.

Sống ở một phương trời xa lạ, gặp người đồng hương lẽ ra phải thú vị biết bao. Nhưng không hiểu rào cản nào đă làm anh không muốn tiếp xúc với tôi.

Lâu sau, một lần gặp anh trong thang máy, tôi chủ động: “Hello” th́ bất ngờ, anh lại cười rất tươi và nói luôn tiếng Việt : “Chào anh” rất thân mật. Anh bảo cái giọng bắc của tôi đă làm anh phải dè chừng. Cuộc sống ở đây nó thế. Ai biết người nấy. Rất sợ làm quen ngoài đường. Nhất là người Việt với nhau. Anh có thể bên này, tôi ở phía bên kia, ai mà biết được. Anh hỏi tôi rồi làm hại tôi th́ sao? Hàng tá những câu anh tự hỏi và tự trả lời như thế, rồi tự cười ḿnh khi kể lại với tôi về nỗi sợ “mơ hồ” luôn ám ảnh

Anh đến nước Mỹ như một “thuyền nhân”. Sau bao ngày lênh đênh trên biển, đói khát, được người ta cứu và ở trại tỵ nạn Indonesia một năm như trong tù. Mới 12 tuổi anh đă phải chứng kiến người ta vứt xác mẹ xuống biển và sau đó vài ngày là xác cha. Cha anh trăng trối, khi nào có tiền nhớ về thăm quê. Có lẽ người ra đi, lúc gần đất xa trời mới thấy quê nhà quan trọng và dấu yêu như thế nào. Anh không khóc nổi nữa mà chỉ mong sống để vào được đất liền.

Đến bây giờ, anh vẫn không hiểu tại sao anh có thể sống được. Anh đă khá thành đạt và nỗi đau đó cũng đă nguôi ngoai. Bản thân anh chưa từng muốn xin làm công dân Mỹ. Anh muốn trở về quê để đắp hai ngôi mộ giả cho song thân và giữ lấy mảnh đất quê hương chôn rau cắt rốn. Nhưng mỗi lần đọc báo thấy ai đó gọi những người như anh là “dân vượt biên” th́ anh cảm thấy ḿnh chỉ c̣n nước Mỹ là nơi trú ngụ cuối cùng. Ước muốn về quê cũng mất dần với năm tháng.

Anh lo lũ trẻ của anh đang lớn lên thành Mỹ con. Chúng nó sinh ra ở Mỹ, đi học và trưởng thành ở đây. Có thể, chúng không có khái niệm ǵ về một miền đất ở tận xứ Đông dương xa lạ. Với chúng chỉ có bánh mỳ kẹp thịt McDonald với coca hay phim Hollywood.

Thế hệ anh vẫn c̣n nhiều gắn bó, nặng ḷng với nước Việt, nhưng thế hệ con cháu sẽ có thể không biết nước Việt Nam ở đâu. Anh như đang đứng giữa hai thế giới, một thế giới anh đang sống với thực tại và một thế giới là những hoài niệm. Đôi lúc, ḷng anh day dứt không biết ḿnh đi về đâu. Anh bảo anh xa lạ nơi đang sống và cũng làm người khách qua đường của chính nơi ḿnh đă sinh ra. (

Hàng triệu người Việt ra đi, mỗi số phận có một cảnh ngộ, một trải nghiệm, thậm chí một câu chuyên bi thương. Nhưng t́nh yêu nơi chôn rau cắt rốn không bao giờ tàn phai trong góc sâu thẳm của tâm hồn mỗi con người. Dân tộc Việt ta vốn có ḷng vị tha, vị tha với người ruột thịt, với bạn và khi cần, vị tha với cả kẻ thù.

Nhưng để biến t́nh yêu quê hương hay ḷng vị tha ấy thành một sức mạnh của một dân tộc th́ cần có một nước Việt thực sự ḥa hợp, “rũ bỏ quá khứ, cùng nh́n về tương lai”. Không dân tộc nào, người Mỹ hay người Nga có thể giúp chúng ta đoàn kết với nhau. Chỉ có người ra đi và người ở lại tự nắm tay nhau mới làm được điều đó.

Tôi chợt nhớ tiếng hát da diết của cô gái Trung hoa bỏ tổ quốc của cô ra đi, quay về với khó khăn trong cuộc sống và cuối cùng cô t́m thấy t́nh yêu chính nơi cô đă sinh ra. Tiếng hát ấy, lời hát ấy mới chính là nơi trú ngụ cuối cùng trong tâm hồn mỗi con người. Nơi đó chính là tổ quốc, cho dù con người ta sống và làm việc ở một phương trời nào.

Tôi chợt nhớ tiếng hát da diết của cô gái Trung hoa bỏ tổ quốc của cô ra đi, quay về với khó khăn trong cuộc sống và cuối cùng cô t́m thấy t́nh yêu chính nơi cô đă sinh ra. Tiếng hát ấy, lời hát ấy mới chính là nơi trú ngụ cuối cùng trong tâm hồn mỗi con người. Nơi đó chính là tổ quốc, cho dù con người ta sống và làm việc ở một phương trời nào.

Từ sâu thẳm trong ḷng, tôi ước mong ngày nào đó được nghe bài hát “Việt Nam quê hương tôi” với những ca từ mượt mà: “ Việt Nam yêu dấu xanh xanh lũy tre…” vang lên đâu đó giữa Paris, California hay Luân Đôn do chính những người Việt xa xứ cất lên, cho dù họ đi xa, họ ở xứ người v́ bất kỳ lư do ǵ. Bốn, hay năm triệu tâm hồn Việt ở nước ngoài cùng với 80 triệu người trong nước có thể giúp bài hát đó được bay cao, bay xa như cánh chim không biết mỏi.

Và khi đó 30-4, ngày kỷ niệm chiến tranh kết thúc mới được gọi là toàn vẹn.
Nguồn: Hiệu Minh Blog

willyqle
12-21-2013, 22:33
30-4 ngay mat nuoc, khong phai de ky niem duoc toan ven

hungnam
12-22-2013, 00:43
Nhưng để biến t́nh yêu quê hương hay ḷng vị tha ấy thành một sức mạnh của một dân tộc th́ cần có một nước Việt thực sự ḥa hợp, “rũ bỏ quá khứ, cùng nh́n về tương lai”. Không dân tộc nào, người Mỹ hay người Nga có thể giúp chúng ta đoàn kết với nhau. Chỉ có người ra đi và người ở lại tự nắm tay nhau mới làm được điều đó.

Đúng vậy không một ai .Chỉ có người ra đi và người ở lại tự nắm tay nhau ,ngẩng cao đầu ,một ḷng lật đổ chế độ CS , điều đó mới mong thực hiện được .
Và khi đó 30-4 mới là ngày đáng ghi nhớ :Ngày đồng bào miền Nam hiểu rơ thêm về CS ,và ngày đồng bào miền Bắc thấy rơ được bộ mặt thật của CS .Cũng kể từ ngày đó người dân VN không kể Bắc ,Trung,Nam hễ có điều kiện là vượt biên t́m đến tự do .

congluan
12-23-2013, 16:45
"Rủ bỏ quá khứ nh́n về tương lai" ???đây chỉ là thủ đoạn ru ngủ của CSVN ḥng lôi kéo những kẻ nhẹ dạ để quên đi tội ác tày trời mà bọn chúng đă mang đến cho toàn thể dân tộc VN.Nhất là trong giai đoạn này bọn chúng lại càng cố gắng ru ngủ chúng ta để khỏa lấp cái tội bán nước phản quốc đốn mạt của chúng.Làm sao để rủ bỏ quá khứ khi mà mổi năm bọn chúng đều tổ chức rầm rộ ăn mừng chiến thắng Mậu Thân,chiến thắng 30/04.???làm sao để nh́n về tương lai khi xă hội càng ngày càng băng hoại???làm sao có tương lai khi những người VN c̣n có lương tâm và nhiệt t́nh với đất nước bị đối xữ như những tội đồ bị c̣ng tay bịt miệng,???làm sao có tương lai khi CA CSVN bắt bớ đánh đập không thương tiếc những người (đă dám xuống đường phản đối Trung cộng cướp biển,đảo của chúng ta) bằng những ngón đ̣n tra tấn đầy thú tính,dă man.Người Việt Quốc Gia ai cũng sẳn ḷng chung tay xây dựng đất nước nhưng không đến nổi ngây thơ để tin vào lời lẽ tráo trỡ của những con người CS.