Log in

View Full Version : Trẻ em ở Mỹ bị dư mỡ quá nhiều!


Hanna
09-07-2015, 22:10
Trẻ bị bệnh gì thì không nhưng bị bệnh béo phì lại chính là bệnh gây nên các bệnh khác. Báo động không nên ép trẻ ăn đã được lan truyền khắp nơi. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

Báo cáo mới được Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố vào hôm 25 tháng 8 cho thấy 17,5% trẻ em và thanh thiếu niên từ 3 đến 19 tuổi bị béo phì. Con số này hoàn toàn đối nghịch với tỉ lệ béo phì ở những năm cuối 1970, chỉ 5,6%.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=806160&stc=1&d=1441663771
Một thiếu nữ được đo vòng bụng khi cô tham gia vào nghiên cứu ngăn ngừa béo phì tại trung tâm Y khoa tại đại học Rush ở Chicago - Photo Courtesy: AP

DanVietBolsa.com - Hơn 1/3 người Mỹ bị bệnh béo phì, và bây giờ thì những con số mới cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên cũng không xa phía sau bao nhiêu.

Báo cáo mới được Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố vào hôm 25 tháng 8 cho thấy 17,5% trẻ em và thanh thiếu niên từ 3 đến 19 tuổi bị béo phì. Con số này hoàn toàn đối nghịch với tỉ lệ béo phì ở những năm cuối 1970, chỉ 5,6%.

Tuy nhiên, các nhà điều tra phát hiện tỉ lệ béo phì ở trẻ em có chững lại trong thập niên qua, với chỉ số tăng chỉ 0,9% kể từ giai đoạn nghiên cứu 2001-20014.

Có điều, báo cáo mới chưa vẽ bức tranh đầy đủ về tỉ lệ béo phì ở Mỹ, theo Michael Goran, giáo sư y khoa và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Béo phì Trẻ em tại đại học miền Nam California, người không liên quan đến báo cáo của CDC.

Về tổng quát, tỉ lệ béo phì có thể không thay đổi, nhưng điểm thiếu ở đây là con số của từng nhóm dân. Tỉ lệ béo phì thực tế giảm ở một số nhóm, nhưng lại tăng ở những nhóm dân khác, Goran chia sẻ với tạp chí Live Science.

Trong cộng đồng thu nhập thấp, đặc biệc nhóm dân gốc Tây Ban Nha hay Mỹ gốc Phi, tỉ lệ trẻ em béo phì vẫn đang tăng, Goran nói.

“Nhóm dân thu nhập thấp có tỉ lệ cao hơn nhóm thu nhập cao, chứng tỏ có gì đó đang diễn ra trong môi trường cụ thể của người dân có thu nhập thấp,” Goran giải thích.

Yếu tố chính góp phần vào tỉ lệ béo phì ở trẻ em cao là lượng đường và chế độ ăn uống. Đặc biệt, trong cộng đồng thu nhập thấp, người ta có khuynh hướng đưa đường vào chế độ dinh dưỡng của trẻ ngay từ nhỏ, Goran nói. Nước ngọt chứa lượng đường khá lớn, chẳng hạn, Goran nói thêm.

Báo cáo cũng so sánh tỉ lệ béo phì ở Mỹ với trẻ em và thanh thiếu niên Canada. Báo cáo cho thấy tỉ lệ béo phì ở Canada nhìn chung cũng tăng kể từ những năm 70, nhưng hiện tại họ có tỉ lệ thấp hơn Mỹ. Chỉ 13% trẻ em và thanh thiếu niên Canada hiện tại bị béo phì.

Những nỗ lực kiềm chế bệnh béo phì nên nhắm vào trẻ em khi chúng còn nhỏ, Goran cho biết.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ em bị béo phì khi còn nhỏ, có khả năng cũng sẽ bị béo phì khi trưởng thành, theo bảng báo cáo.

Các bậc phụ huynh có thể giảm nguy cơ béo phì con trẻ bằng cách đừng nên đưa đường vào chế độ dinh dưỡng của trẻ sớm, chờ càng lâu càng tốt. Đừng nên cho trẻ sơ sinh 6 đến 9 tháng tuổi uống nước trái cây có đường hay nước ngọt. Tiếp xúc đường quá sớm như vậy có khả năng gia tăng nguy cơ bị béo phì sớm, và tiếp tục hình thành thói quen dung nạp đường khi trưởng thành, theo Goran.

Goran cũng khuyến khích kéo dài việc cho con bú sữa mẹ, đây chính là phương tiện ngăn ngừa được béo phì. Cho con bú sữa mẹ hơn 12 tháng sẽ giúp ngăn ngừa béo phì đáng kể, Goran nói với Live Science.

Học viện nhi khoa Hoa Kỳ mới đây vừa phát hành hướng dẫn mới cho các bậc cha mẹ, nhằm giúp ngăn ngừa trẻ em béo phì trước khi bệnh bắt đầu. Ngoài việc ăn uống các loại thực phẩm lành mạnh, phụ huynh cũng nên giới hạn thời gian con cái ngồi trước màn hình, và bảo đảm chúng ngủ đủ giấc.

Hương Giang (MSN)