Công việc ổn định, thu nhập cao, vợ hiền, con ngoan nhưng người đàn ông đă vứt bỏ tất cả do nghiện cờ bạc, đến mức suy sụp, sức khỏe cạn kiệt.
Mất tất cả v́ nghiện cờ bạc
Bác sĩ Cao Thị Ánh Tuyết - Pḥng M7 Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch mai cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện điều trị cho không ít bệnh nhân nghiện cờ bạc.
Gần nhất là anh N.T.V (34 tuổi) từng tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định và thu nhập khá tại công ty nước ngoài.
Bệnh nhân chơi cờ bạc từ khi là sinh viên đại học, số tiền và thời gian chơi cờ bạc ngày càng tăng. V. đă chơi cá độ bóng đá. Sau tốt nghiệp làm ở công ty nước ngoài 4 năm thu nhập khá.
Thời gian này bệnh nhân chơi cờ bạc nhiều lên, có cả thắng cả thua, bệnh nhân tự chi trả cho việc chơi cờ bạc của ḿnh, có lần phải vay tiền bạn bè nhưng hoàn vốn nhanh do bệnh nhân chơi thắng và có lương từ việc làm.
Sau 4 năm công ty ngừng hoạt động, bệnh nhân phải nghỉ việc, bệnh nhân có nộp hồ sơ đi nước ngoài 3 lần nhưng đều bị từ chối. Vợ không chịu được nên đă ly hôn.
Bệnh nhân càng buồn chán nhiều, mệt mỏi không có năng lượng làm việc, ăn ngủ kém, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Bệnh nhân trở nên xao nhăng, không tập trung vào công việc. Bệnh nhân chơi cờ bạc nhiều hơn, số tiền nợ lên đến hàng tỉ đồng.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn tiếp tục vay mượn, khi buồn chán, căng thẳng hoặc khi có tiền hàng, bệnh nhân bỏ nhà ra quán net chơi tài xỉu và cá độ bóng đá. Ban đầu bệnh nhan chỉ đi 5-10 ngày khi hết tiền th́ về. 4 năm nay bệnh nhân đi nhiều hơn, có khi ra quán net ăn uống sinh hoạt đánh bạc online nhiều tháng không về nhà.
Bệnh nhân chơi không kể ngày đêm, thậm chí nhiều ngày không ăn. Mỗi tháng bệnh nhân tiêu 60-80tr cho việc đánh bạc và sinh hoạt ở ngoài quán net.
6 tháng gần đây, bệnh nhân tiếp tục chơi cờ bạc nhưng tâm trạng ngày càng buồn chán, mệt mỏi, sụt 10 kg, kèm theo bệnh nhân hay có hồi hộp trống ngực, tim đập nhanh, toàn thân nóng bừng tay chân run. Bệnh nhân được gia đ́nh đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần thăm khám và điều trị.
Qua thăm khám sức khỏe và tâm lư, các bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị rối loạn sự thích ứng với phản ứng lo âu và trầm cảm, đánh bạc bệnh lư, Basedow
Nghiện cờ bạc - hành vi khó dừng
Bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc – Phó Pḥng M7 cho biết: Rối loạn cờ bạc được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan đến hành vi gây nghiện, ngang với nghiện rượu hay ma túy. Người mắc bệnh này không kiểm soát được ham muốn đánh bạc, dù biết rơ những hệ lụy của nó.
Theo bác sĩ Ngọc, nghiện cờ bạc hay tṛ chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Cũng như các chứng nghiện khác, hệ thống tưởng thưởng của năo bị rối loạn.
Nghiện đánh bạc là sự thôi thúc để tiếp tục đánh bạc, không thể kiểm soát được, bất chấp số tiền phải trả cho tṛ chơi và những ảnh hưởng đến cuộc sống.
"Một người nghiện cờ bạc, hay là một người không thể cưỡng lại sự bốc đồng của ḿnh. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sự thôi thúc đánh bạc trở nên lớn đến mức căng thẳng chỉ có thể được giải tỏa bằng cách đánh bạc ngày càng nhiều", bác sĩ Ngọc chia sẻ.
Đáng nói, người nghiện cờ bạc không thể cưỡng lại một sự thôi thúc hoặc động lực mănh liệt, hoặc bị cám dỗ để thực hiện một hành động cụ thể rơ ràng có hại cho bản thân hoặc người khác, hoặc cả hai.
Trước khi thực hiện hành vi đánh bạc, cá nhân thường trải qua sự căng thẳng và hưng phấn gia tăng, đôi khi ḥa trộn với niềm vui mong đợi. Việc hoàn thành hành động mang lại sự thỏa măn và giải tỏa ngay lập tức.
Trong một khoảng thời gian thay đổi sau đó, cá nhân trải qua sự hối hận, tội lỗi, tự trách và lo sợ. Sự bí mật đáng xấu hổ về hoạt động bốc đồng lặp đi lặp lại trong cuộc sống của cá nhân, thường làm chậm trễ việc điều trị.
Theo bác sĩ Ngọc, người bệnh không ư thức được họ bị "nghiện", nên có thể cảm thấy hối hận, trầm cảm sau mỗi lần đánh bạc, nhưng vẫn không thể dừng lại.
Mối nguy "nghiện kép": Cờ bạc, phạm tội, nguy cơ tự sát
Bác sĩ Ngọc cũng chỉ rơ, rối loạn cờ bạc hiếm khi xuất hiện một ḿnh. Theo nghiên cứu, có tới 96% người mắc rối loạn cờ bạc đồng thời có ít nhất một rối loạn tâm thần khác. Trong đó phổ biến nhất là trầm cảm, rối loạn nhân cách (trên 60%), rối loạn cảm xúc (khoảng 50%), rối loạn lo âu (trên 40%)...
Rối loạn cờ bạc thường xảy ra đồng thời với các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu và rối loạn nhân cách.
Ở người lớn, hành vi cờ bạc có liên quan đến t́nh trạng y tế măn tính, béo ph́ và t́nh trạng thể chất kém.
Ngoài ra, người nghiện cờ bạc có thể kèm theo nghiện chất (rượu bia, thuốc lá, thuốc và các chất gây nghiện khác)...
Đáng lo ngại hơn, 15–20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát, tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung.
TS tâm lư Trịnh Thị Thanh Hương – Pḥng M9, Viện Sức khỏe tâm thần - cho biết, để điều trị người rối loạn cờ bạc bên cạnh dùng thuốc th́ liệu pháp tâm lư cũng chiếm 50%, trong đó vai tṛ của gia đ́nh là rất quan trọng.
TS Lê Thị Thu Hà, Trưởng pḥng Rối loạn sử dụng chất, hành vi và giấc ngủ (M7), Viện Sức khỏe tâm thần cho biết số người mắc rối loạn cờ bạc trong cộng đồng khá đông, nhưng rất ít người đi khám để được tư vấn và điều trị.
Nguyên nhân thường do mọi người nhận thức, nghiện cờ bạc là hành vi xấu chứ không phải là bệnh mà cần đi chữa trị.
"Rối loạn cờ bạc không phải là “yếu đuối” hay “mất đạo đức” mà là một bệnh thực sự. Nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu của “nghiện cờ bạc”, đừng ngần ngại t́m kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lư hoặc bác sĩ tâm thần" - TS Hà nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập
|
|